Văn 9 Ánh trăng

Khánh Linh-blackpink

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng tư 2020
15
3
6
Hà Nội
Thsc Văn Yên
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phần I (7 điểm)
Mở đầu tác phẩm “Ánh trăng”, tác giả Nguyễn Duy có viết:
”Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ”
a) Trong bài thơ đó, các hình ảnh “đồng, sông, bể, rừng” được nhắc lại ở khổ thơ khác. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó. Theo em các hình ảnh “đồng, sông, bể, rừng” khác nhau ntn trong 2 khổ thơ.
b) Bài thơ “Ánh trăng” gợi nhắc và củng cố thái độ sống nào ở người đọc? Tìm 2 câu tục ngữ có nội dung thể hiện thái độ sống đó.
Phần II (3đ)
Cho đoạn văn sau: “Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị sa lầy và lún dần xuống, và người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”. Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đó được ghi tạc trên đá, trong lòng người”. Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.”
a) Đoạn văn sử dụng ptbđ chính nào.
b) Tìm câu văn chứa yếu tố nghị luận trong bài.
 
  • Like
Reactions: Uyenkarenotme

ruthenii

Học sinh
Thành viên
18 Tháng sáu 2020
28
64
41
Bà Rịa - Vũng Tàu
bảo tàng ngây thơ
Xin phép sửa lại chút xíu nà:
”Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ”
------

Phần I.
a) Trong bài thơ đó, các hình ảnh "đồng", "sông", "bể", "rừng" được nhắc lại ở khổ thơ khác. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó. Theo em, các hình ảnh "đồng", "sông", "bể", "rừng" khác nhau như thế nào trong 2 khổ thơ?

- Các hình ảnh "đồng", "sông", "bể", "rừng" được nhắc lại ở khổ thơ thứ năm:

"Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng."

* Sự khác nhau giữa các hình ảnh đó trong hai khổ thơ:
- Khổ 1: Các hình ảnh "đồng", "sông", "bể", "rừng" xuất hiện trong mạch hồi tưởng về quá khứ, được sắp xếp theo trình tự không gian và thời gian.

- Khổ 5: Các hình ảnh ấy một lần nữa xuất hiện trong thực tại cuộc hội ngộ với trăng, đáng chú ý là trật tự các hình ảnh đã bị đảo lộn thành "đồng", "bể", "sông", "rừng"
-> thể hiện những cảm xúc rối bời, ngổn ngang của nhân vật trong thực tại khi bất chợt gặp lại vầng trăng khiến bao kí ức tươi đẹp tràn về.

b) Bài thơ “Ánh trăng” gợi nhắc và củng cố thái độ sống nào ở người đọc? Tìm 2 câu tục ngữ có nội dung thể hiện thái độ sống đó.

- Bài thơ "Ánh trăng" (Nguyễn Duy) có thể được coi là một lời nhắc nhớ về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung: sống phải biết trân trọng quá khứ, biết ơn những điều, những người đã nâng đỡ mình trong đời.

- Hai câu tục ngữ về lẽ sống ấy:
"Uống nước nhớ nguồn."
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây."

Phần II.
a) Đoạn văn sử dụng PTBĐ chính là tự sự. (bạn đọc lại khái niệm và đặc điểm của 6 phương thức biểu đạt nha ^^)
b) Câu này nè bạn:
"Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đó được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.
 
Last edited:
Top Bottom