Sử 10 Ấn Độ phong kiến

Joli Talentueux

Học sinh gương mẫu
Thành viên
21 Tháng một 2019
917
2,509
306
17
Lào Cai
Lào Cai
Phường đen GHA

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Tại sao nói thời kỳ Giúp - ta là thời kỳ định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ.
+ Đến đầu Công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất lại, bước vào một thời kì mới phát triển cao và rất đặc sắc của lịch sử Ấn Độ - Vương triều Gúp-ta.
+ Thời kỳ nước ta đã xuất hiện nhiều tôn giáo, chữ viết, kiến trúc, điêu khắc mang đặc trưng riêng biệt. => Cơ sở cho sự hình thành nền văn hóa truyền thống Ấn Độ => Nền văn hóa truyền thống Ấn Độ của giá trị vĩnh cửu.
Phân tích thành tựu văn hóa truyền thống Ấn Độ.
+ Phật giáo:
- Được truyền bá mạnh mẽ dưới thời vua A - sô - ca, tiếp tục dưới các triều đại Gúp-ta và Hắc-sa, đến thế kỉ VII.
- Hàng chục ngôi chùa hang được dựng lên. Đây là những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn.
- Cùng với chùa, những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.
+ Ấn Độ giáo:
- Cùng với Phật giáo, Ấn Độ Giáo ra đời và phát triển, là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.
- Thờ rất nhiều thần, chủ yếu là 4 vị thần: bộ ba Baram (thần Sane tạo thế giới), Siva (thần Huỷ diệt), Visnu (thần Bảo hộ), và Inđra (thần Sấm sét)
- Nhiều ngôi đền bằng đá đồ sộ, hình chóp núi được xây dựng. Đây là nơi ngự trị của thần thánh.
- Những pho tượng bằng đá được tạc lên, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong cách nghệ thuật rất độc đáo.
+ Chữ viết: Họ đã sớm có chữ viết:
- Từ 3000 năm TCN có chữ cổ vùng sông Ấn.
- Chữ cổ vùng sông Hằng có thể có từ 1000 năm TCN.
- Ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, được dùng để khắc trên cột A-sô-ca, sau đó được nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) và được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp. - Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá của Ấn Độ.
+ Kiến trúc, điêu khắc:
- Những công trình kiến trúc, tượng, những tác phẩm tuyệt vời, làm nền tảng cho văn hoá truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người đã xuất hiện từ thời Gúp-ta.
=> Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn học truyền thống của mình, truyền bá ra bên ngoài. Trong đó Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hoá Ấn Độ.
Những thành tựu đã ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào?
Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn học truyền thống của mình, truyền bá ra bên ngoài. Trong đó Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hoá Ấn Độ.
+ Về chữ viết: chữ Phạn của người Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á từ đầu những thế kỷ đầu Công nguyên. Dựa vào chữ Phạn, nhiều nước đã sáng tạo ra chữ viết riêng như: chữ Chăm cổ của người Chăm Pa, chữ Khơ-me cổ của người Khmer...
+ Về tôn giáo: Nhiều nước Đông Nam Á theo đạo Phật, đạo Hindu và đạo Bàlamôn của Ấn Độ như Chăm Pa, Phù Nam, Việt Nam, Campuchia, Lào...
+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: Các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của kiến trúc Hindu và kiến trúc Phật giáo Ấn Độ. (Tháp Chàm ở Việt Nam, Ăng-co Vát và Ăng-co Thơm ở Campuchia, Thạt Luổng ở Lào...)
+ Mặc dù văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng khá toàn diện và sâu sắc đến các nước Đông Nam Á, nhưng mỗi dân tộc ở Đông Nam Á vẫn xây dựng nền văn hóa mang đậm bản sắc của riêng mình.

Xin lỗi bạn về sự chậm trễ này. Trên đây là đáp án tham khảo của mình, nếu có thắc mắc bạn có thể cmt ngay bên dưới topic ạ.

=> Bạn có thể tham khảo thêm: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 
  • Like
Reactions: Joli Talentueux
Top Bottom