Ai giúp cho mình với!

  • Thread starter redtiger3392
  • Ngày gửi
  • Replies 2
  • Views 1,383

H

hg201td

Khuynh hướng chung
Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1930-1945 là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.

Tính khuynh hướng của nghệ thuật lãng mạn rất đa dạng, có khi lãng mạn, mộng mơ, ai ca, thần bí, anh hùng, triết học, cũng có khi lãng mạn anh hùng, lãng mạn công dân hay lãng mạn xã hội,... Nhưng nét bao trùm chủ nghĩa lãng mạn là mộng mơ. Các nhà thơ muốn thoát khỏi những điều kiện ngột ngạt của xã hội bảo hộ thời thơ mới bằng cách tưởng tượng, trốn vào trong cái thế giới vô cùng lý tưởng ấy. Đối với chủ nghĩa lãng mạn, chỉ có cái gì khác thường, khác người, khác đời, và sự đối lập giữa mộng và thực là đáng kể. Trong hoàn cảnh mất nước, sống giữa cái xã hội hủ lậu, ngột ngạt ấy thì sự đối lập là dễ hiểu.

Trong văn học thời kỳ này, thơ cũng như văn xuôi, cá nhân tự khẳng định, tự biểu hiện ra niềm vui, mơ ước, khát vọng. Cảm hứng sáng tác gắn liền với ý thức cá nhân; thơ mới là thơ của cái "tôi", một cái "tôi" chưa bao giờ được biết đến trong thơ cổ điển. Cái "tôi" bấy giờ không làm việc "tải đạo" nữa mà vượt lên những công thức ước lệ, khuôn khổ định

Buồn, cô đơn là tâm trạng của một cá thể thi nhân nhưng lại là nét chung của các nhà thơ trong trường phái này. Đây không phải là một hiện tượng lạ mà do những nguyên nhân khách quan chung. Họ không biết phải làm gì, phải đi theo hướng nào giữa cái xã hội tan tác ấy. Họ cũng không chấp nhận được cuộc sống tầm thường, tẻ nhạt như mọi người xung quanh. Do đó, họ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ giữa xã hội.

Trong thơ mới có nhiều rạo rực, âu lo, có nhiều khát vọng một cách vội vã, căng thẳng, chính cái mới này đã quyết định sự ra đời của thơ mới.
 
V

vietanh03051992

đối với thơ mới thì cái tôi cá nhân luôn được khẳng định luôn được đề cao. giai đoạn 1930-1945 là một trong những giai đoạn làng thơ việt nam phát triển mạnh mẽ, tuy không u uất, không mặn mà như những tác gia trung quốc, nhưng nó đã lên án một cách sâu sắc, đôi khi có chút châm biếm mỉa mai. luôn coi thường cái xã hội phong kiến và thực dân xấu xa chà đạp lên nhân cách con người một cách dã man, có thể gọi đây là lũ cướp nước, lũ bán nước mất hết tính người. do vậy cái tôi cá nhân trong thơ mới là rất quan trọng. một phần là sự yêu quê hui7ng đất nước, một phần lên án cái mụt rỗng ,cái xấu xa, bần cùng của xã hội cũ. nhiều nhà thơ luôn mạnh dạn đưa chính tên mình vào tác phẩm, luôn mang đậm cái tôi cá nhân như hồ xuân hương... luôn mang nặng tâm sự của việc nhà việc nước luôn hướng đến cái chân thiện mĩ, luôn thổi hồn vào bài thơ, hoà mình vào từng trang giấy, họ đã đễ dòng máu và những giọt mồ hôi làm nên các tác phẩm sống mãi với thời gian, đó là những cống hiến đáng ghi nhận.
 
Top Bottom