Sử Ai đặt tên “Đồng khởi” cho cuộc nổi dậy ở Bến Tre?

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sự kiện lừng danh một thời “Đồng khởi Bến Tre” đã tròn nửa thế kỷ. Trong chừng ấy thời gian, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, hồi ký, tác phẩm văn học, nghệ thuật nói về diễn biến và tác động sâu xa của cuộc “nổi dậy”. Dù còn nhiều ý kiến khác nhau trong cách đánh giá, nhìn nhận nhưng có một điều không thể chối cãi: đó là một sự kiện hào hùng được làm nên từ những người dân bình thường...

1. Tác giả tên gọi “Đồng khởi”
Từ trước đến nay, mọi người thường nhắc đến “Đồng khởi” để nói về phong trào đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam trong những năm đầu của thập niên 1960 mà không biết ai là tác giả, là người đầu tiên nói lên nó. Các công trình nghiên cứu lịch sử cũng không đề cập đến vấn đề này. Ông Nguyễn Minh Đường (Sáu Đường), nguyên Bí thư Khu ủy Trung Nam Bộ tại Hội nghị Tổng kết chiến tranh (tổ chức vào tháng 7.1982, ở Bến Tre, với sự chủ trì của Đại tướng Hoàng Văn Thái) đã xác nhận: “Trong các văn bản của T.Ư Đảng (NQ 15) cũng như Nghị quyết của Hội nghị Khu ủy tháng 12.1959 (triển khai NQ 15) chỉ đạo Bến Tre, không có đề ra danh từ “Đồng khởi”. Trên thực tế, sau cuộc nổi dậy ở Bến Tre giành được thắng lợi mới xuất hiện danh từ này”. (Huyền thoại quê hương Đồng khởi, NXB QĐND, Hà Nội - 2008, trang 157).
Tại lần họp chuẩn bị cuối cùng (từ ngày 1 đến 3.1.1960 tại nhà bà Bảy Tốt ở xã Minh Đức, H.Mỏ Cày, hai tuần trước khi cuộc Đồng Khởi nổ ra), có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí tranh cãi quyết liệt của những người lãnh đạo tỉnh Bến Tre lúc bấy giờ nhằm thống nhất biện pháp tiến hành thắng lợi cuộc nổi dậy. Bà Nguyễn Thị Định (lúc đó là Phó bí thư Tỉnh ủy) viết trong quyển hồi ký Không còn con đường nào khác rằng: “Trong hội nghị này, thảo luận hết, ai cũng nói cả, tới khi tôi gom lại ý kiến kết luận phát động một tuần lễ toàn dân Đồng khởi thì các đồng chí đều nhất trí. Thế là thành tên gọi chính thức.” (Nữ tướng Nguyễn Thị Định, NXB Phụ nữ, trang 129). Hồi ký của Bà Định cũng không xác định rõ ai là người đầu tiên nói ra từ Đồng khởi. Những người tham dự cuộc họp đến nay đều không còn nữa.
Mới đây, trong dịp tham gia thực hiện bộ phim tài liệu Nhớ cô Ba Định (Hãng phim Mê Kông), chúng tôi được tiếp cận những trang hồi ký đã hoen màu của ông Trần Văn Giàu (Ba Cầu), một trong số 8 người dự cuộc họp lịch sử đó. Lúc bấy giờ ông là Bí thư Ban cán sự Đảng thị xã Bến Tre. Hồi ký có tựa đề Tôi ghi lại đời tôi để các con tôi biết, trong đó có đoạn: “… Chị Ba Định nhắc đi nhắc lại: Ta phát động nhân dân đồng lòng khởi nghĩa làm một lượt thì mới có sức mạnh lớn. Đồng khởi là nói tắt của đồng lòng khởi nghĩa, nếu khởi nghĩa không đồng lòng trong tỉnh hay ở miền Nam thì sẽ không có kết quả”. Điều này trùng với một bộc lộ của bà Nguyễn Thị Định trong hồi ký của mình: “… hai chữ Đồng khởi riêng trong đầu óc tôi vẫn liên tưởng từ cuộc khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám mà ra. Ngụ ý là phải nhất tề nổi dậy như khởi nghĩa tháng Tám mới thắng được” (Sđd, trang 129).
Nhà văn Nguyễn Hồ, người đầu tiên phát hiện và đọc những trang hồi ký của ông Ba Cầu nói: “Lúc Đồng khởi, tôi là Chánh văn phòng Thị xã ủy Bến Tre. Trong tập hồi ký này, tôi nhận ra nhiều vấn đề anh Ba ghi chép rất tỉ mỉ, thận trọng chung quanh chuyện cô Ba Định chỉ đạo cuộc Đồng khởi như thế nào. Hồi ký của anh Ba Cầu nói rất rõ, hai chữ Đồng khởi bây giờ chúng ta dùng rất quen thuộc là do chính miệng cô Ba nói ra. Là một người viết văn, làm báo, đọc đến đoạn này tôi vô cùng xúc động, cảm phục ý tưởng và cách lập ngôn rất sáng sủa, rõ ràng. Vậy là hai chữ “Đồng khởi” thật sự đã có chủ, đã có tác giả”.

2. Chính quyền Sài Gòn nói về cuộc Đồng Khởi
Để tìm bằng chứng nhằm đối chiếu, bổ sung thêm những gì chính sử đã ghi về diễn biến và tính chất của những ngày Đồng khởi ở Bến Tre, chúng tôi đã tìm được hai tập hồ sơ quan trọng của phía đối phương từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2 tại TP.HCM. Đó là các báo cáo của Phòng Nhì, Bộ Tổng tham mưu (TTM) gửi cho Biệt bộ Tham mưu trưởng Phủ Tổng thống VNCH. Hồ sơ thứ nhất mang số 0085/TTM/2 ghi tiêu đề: Bản phúc trình về các biến cố xảy ra tại Kiến Hòa trong những ngày 17-18-19.1.60 (kèm sơ đồ) được đóng dấu đến của Tổng thống Phủ ngày 22.1.60. Hồ sơ thứ 2 mang số 0093/TTM/2 ghi tiêu đề: Bản tình hình đặc biệt tỉnh Kiến Hòa từ ngày 20 đến 23.1.60 đóng dấu đến của Tổng thống Phủ ngày 26.1.60. Cả hai báo cáo đều đóng mộc “kín” và “thượng khẩn” do trung tá Nguyễn Văn Phước, Trưởng Phòng Nhì, Bộ TTM Quân đội VNCH ký.
Điều dễ dàng nhận thấy là qua nội dung các báo cáo, phía VNCH đã thừa nhận: Đồng khởi ở Bến Tre đã nổ ra đồng loạt, liên tục ở nhiều không gian khác nhau. Trong báo cáo thứ nhất có ghi (trích): “Đêm 16 rạng 17.1, VC tấn công có hiệu quả đồn Bảo an Bình Chánh (quận Giồng Trôm). Ngày 17.1, hồi 10 giờ, VC tấn công công sở Định Thủy… Hồi 13 giờ bao vây bán tiểu đội bảo an tuần tiễu tại xã Bình Khánh. Hồi 17 giờ tấn công công sở An Quy…, 19 giờ bắn phá rối công sở An Thới…, 20 giờ bắn phá rối tháp canh Cổ Chiên, tấn công công sở Nhuận Phú Tân, Cẩm Sơn, cướp công sở Hương Mỹ…, 21 giờ đột nhập công sở Phước Thạnh…, biểu tình tại ấp Thanh Đông thuộc xã Tân Bình, 23 giờ tấn công công sở Minh Đức...”.     
Như vậy, qua 2 tài liệu này có thể nhận thấy: Chỉ riêng ngày 17.1, ngày diễn ra Đồng khởi ở Bến Tre mà lịch sử đã ghi nhận, nhân dân đã nổi dậy không chỉ ở một nơi mà nổi dậy đồng loạt ở các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Thạnh Phú và Châu Thành; các ngày sau đó tiếp tục lan ra các huyện thị còn lại thành một phong trào rộng lớn trong toàn tỉnh.
Các tài liệu này cho thấy, Tỉnh ủy Bến Tre lúc đó đã chuẩn bị cho cuộc Đồng khởi thật cẩn trọng, chu đáo, bảo đảm được bí mật. Nhiều cán bộ bị bắt trước khi Đồng khởi diễn ra vài ngày, bị tra tấn dã man nhưng chấp nhận hy sinh, không tiết lộ kế hoạch (như ông Bảy Tranh, huyện ủy viên Mỏ Cày). Chính phía đối phương cũng không thể phủ nhận Đồng khởi Bến Tre thực sự là một cuộc chiến của nhân dân được thực hiện bằng 3 mũi giáp công: quân sự (lực lượng võ trang của ta), chính trị (khéo léo lôi cuốn số quần chúng làm hậu thuẫn) và binh vận (số nội tuyến có sẵn) kết hợp một cách nhuần nhuyễn và đạt kết quả. Cái mới của Bến Tre là đã nâng đấu tranh chính trị lên một vị trí rất cao, trở thành một phương thức đấu tranh chiến lược trong chiến tranh.
Hữu Vinh

Nguồn: thanhnien.vn
 
Top Bottom