Thế giới mơ trong ĐTVD

Y

yan_solo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thơ đi từ cái hiện thực đến cái ảo ảnh, từ cái ảo ảnh đến cái huyền diệu, từ cái huyền diệu đến cái chiêm bao.Bao trùm cả bài thơ là 1 thế giới mơ. Đó là lời của Hàm Mạc Tử về thơ và có lẽ chính "Đây Thôn Vĩ Dạ". Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

~> Giúp mjk` với, sau Tết mình fải nộp rồi. :(:(:(
 
T

thuha193

Với để này của bạn, mình có một vài gợi ý nhỏ

* Thơ đi từ cái thực đến cái ảo ảnh
Phân tích vẻ đẹp bức tranh thôn Vĩ hiện lên trong tâm tưởng của thi nhân
- Vẻ đẹp của đời thực:
+ Với địa danh xác định: thôn Vĩ
+ Với những chi tiét cụ thể: Có hình ảnh của cây cối, màu sắc, khuôn mặt con người (dẫn chứng)
- Vẻ đẹp của mộng ảo:
+ Nét tinh khôi, thanh khiết của "nắng hàng cau"
+ Không cần chữ "xanh" để tả màu sắc vườn Vĩ Dạ mà chỉ cần một chữ "mướt" đã gợi rất nhiều điều
+ "Xanh như ngọc" vừa gợi vẻ đẹp nguyên sơ và thần tiên, vừa như một cách giới hạn của chữ "mướt", lại vừa tăng sức gợi cảm của câu thơ.
~~> Tâm trạng nhà thơ gửi gắm vào cảnh thôn Vĩ: Tâm trạng man mác, bâng khuâng, nỗi buồn da diết những sâu lắng và kín đáo.

* Từ cái ảo ảnh đến cái huyền diệu
Hình ảnh "gió", "mây", "sông", "trăng" trong khổ thơ thứ hai chủ yếu đc miêu tả teo cảm nhận chủ quan của tác giả nên có những nét phi lí nếu như xét trên tương qan thực tế, nhưng lại khá hợp lí trong diễn biến tâm trạng của nhà thơ:
- Một không gian li tán, từ sự tương đồng trong khổ thơ đầu chuyển sang sự đối lập, chia tách phi hiện thực trong khổ thơ sau (dẫn chứng)
- Hình ảnh "sông", "thuyền" dường như đều đc ảo hóa thành "sông trăng", "thuyền trăng" khiến cảnh chuyên từ thực sang mộng, đồng thời bộc lộ những diễn biến phức tạp và tinh tế trong tâm trạng của nhà thơ song hành hai dòng cảm xúc từ hào hứng, bồi hồi, bâng khuâng sang nuối tiếc, day dứt , buồn bã.
- Lưu ý các câu thơ mang hình thức nghi vấn hướng về những hình ảnh đang trôi về cõi xa vời: "Thuyền ai", "có chở trăng về kịp tối nay"...

* Từ cái huyền diệu đến cái chiêm bao

Thể hiện qua:
- Lối điệp âm và nhiẹp điệu khẩn thiết của câu thơ "mơ khách đường xa, khách đường xa..."
- Qua sự tinh tế trong sử dụng ngôn từ: Từ mong người yêu dấu trong tâm trạng cụ thẻ hóa chuyển thành "mơ khách đường xa" trong nỗi thấm thía tình cảnh tuyệt vọng của mình
- Qua hình ảnh phi lí "áo em trắng quá nhìn không ra"- như hoài niệm tha thiét về 1 mối tình đầu, như một nhói đau trong hiện tại qua âm hưởng của hàng loạt thanh trắc "áo", "trắng", "quá"...
- Qua câu hỏi đa nghĩa "Ai biết tình ai có đậm đà?" vừa có chút hoài nghi mo hôd vừa chứa đựng nỗi niềm phân vân giữa vô vọng và hy vọng.

Chúc bạn làm bài tốt:)

 
Top Bottom