Bài viết số 5

B

baby_pjkyeu

nek mjh moj coppy tren google cho bạn nek
dàn bài nha bạn .
Nhiều cách, trực tiếp hoặc gián tiếp. Cứ chọn cái nào thu hút ng` đọc
VD: Chó là loài vật thông minh và sống tình cảm, thậm chí hơn cả loài mèo nữa .
Thân bài:
1. Phân loại:
Chó ta chó tây chó bẹc, chihuahua v.v...
Nhưng chủ yếu ta thuyết minh về chó nhà.
3. Cung cấp những tri thức về đặc điểm hình dạng:
- Từ khái quát đến cụ thể, từ đầu --> đuôi (Thông tin trên mạng, trong đời sống, và cả ở bài của Susu kia nữa). Chú ý nếu nh~ đặc điểm nổi bật: Là loài đv ! có 3 mí chẳng hạn v.v...
3. Thuyết minh về đặc điểm sống(Cứ tìm trên mạng nhé):
- Đặc điểm phát triển cơ thể - ko fải là miêu tả như trên nhá (mấy ngày mở mắt, biết đi, tự lập, trưởng thành v.v..).
- Đặc điểm sinh sản (lứa, số con 1 lứa v.v...)
- Đặc điểm tổ chức: bầy đàn/ riêng lẻ v.v..., quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái v.v..
- Đặc điểm sống: các tập tính, thói quen...
Vd: Chúng thường khoanh vùng sống bằng nước tiểu...
4. Vai trò:
- Là vật nuôi (chỉ rõ ra là vật nuôi ntn nhé)
- Là ng` bạn
- Ngoài ra: chó đặc vụ, cảnh sát v.v...
Nhớ fân tích từng vai trò (tại sao nó lại có thể làm thế, nó làm thế ntn)
5. Quan hệ của chúng với con ng`:
- Thân thiết, trung thành v.v...
6. Mở rộng vấn đề:
- Thái độ hiện trạng của con ng` (tình cảm, yêu quý, làm thịt v.v...) ==> Đánh giá nên hay k nên
- Giải pháp và hướng đi cho việc đối xử với loài vật này.
Kết bài: đánh giá chung và riêng về nó..

paj kế tiếp của bạn nek

Trò chơi cò cò (có nơi gọi là lò cò) cũng là một trò chơi rất gần gũi với các em nhỏ ở thành phố. Trò chơi không phân biệt nam hay nữ, ai cũng có thể tham gia, có khi là một nam một nữ chơi chung với nhau. Các thành viên vẽ dưới đất 7 ô vuông, được đánh số từ 1 đến 7. Dụng cụ để chơi là một viên gạch. Các thành viên dùng viên gạch ném vào ô (theo thứ tự từ ô thứ nhất đến ô cuối cùng), sau đó co một chân lên, nhảy cò cò vào trong ô. Người chơi phải hoàn tất hết các ô thì sẽ được “bói nhà”. Người chơi sẽ quay lưng lại và ném viên gạch vào trong ô, nếu rơi vào ô nào thì sẽ được xây nhà ở đó. Trò chơi này còn được cải biến thành các trò khác như cò cò bao thư, cò cò "xủn", cò cò tam giác...
Bắt kim thang, cà lang bí rợ
cột qua kèo, là kèo qua cột
chú bán dầu, qua cầu mà té
chú bán ết, ở lại làm chi
con le le đánh trống thổi kèn
con bìm bịp thổi tò tí te tò le...
(Trò chơi Bắt kim thang)

2. Có thể nói, trò chơi dân gian là một trong những yếu tố mang tính văn hóa truyền thống cao đẹp của dân tộc. Sự tồn tại của nó đã đem lại cho con người những khoảnh khắc thăng hoa, giúp người già như trẻ lại, những người lao động trở nên yêu đời hơn sau những giờ căng thẳng trong cuộc sống mưu sinh. Và nhất là trẻ em, trò chơi dân gian sẽ góp phần thư giãn sau những giờ học căng thẳng ở trường lớp. Vì vậy nó cần được giữ gìn và được phát huy hơn nữa trong đời sống văn hóa của con người Việt Nam, nhất là những người dân ở thành thị.
Trò chơi dân gian là những trò chơi mang tính cộng đồng cao, vì nó đời hỏi phải có đông người chơi. Những trò chơi dân gian lành mạnh mang tính truyền thống của dân tộc tạo mối quan hệ bạn bè, tránh cho trẻ bị trầm uất. Không những thế, trò chơi dân gian cũng đã giúp cho công tác giáo dục trẻ thơ được tốt hơn, phong phú hơn. Qua những trò chơi dân gian như chi chi chành chành, kéo co, nu na nu nống, bắt kim thang, rồng rắn lên mây, cướp cờ, bịt mắt bắt dê, cò cò, ô quan, banh đũa, nhảy dây, banh lỗ, bắn bi, thả diều, đá dế... trẻ được sinh hoạt vui chơi một cách lành mạnh lại tốt cho sức khỏe. Trò chơi dân gian cũng đã giáo dục truyền thống cho tuổi thơ, giúp trẻ em tiếp cận với sinh hoạt tinh thần của các thế hệ trước, tránh xa những thú tiêu khiển mang tính bạo lực hiện đại. Trò chơi dân gian là một loại hình hoạt động vui chơi hấp dẫn đối với trẻ em trong các dịp vui chơi giải trí, trong các dịp sinh hoạt hè, trong các buổi cắm trại... Trò chơi dân gian còn giúp trẻ em rèn luyện một cách toàn diện phẩm chất, trí lực, đạo đức của các em. Ngoài ra, thì trò chơi dân gian cũng giúp cho các bậc phụ huynh, thầy cô giáo có dịp hiểu thêm các em, giúp các em tiến bộ về mọi mặt. Vì trong khi tham gia trò chơi trẻ em sẽ bộc lộ rất rõ sự khéo léo, thông minh, điềm đạm, sự nhiệt tình sôi nổi, biết nhường nhịn hay những thứ ích kỷ, không tôn trọng bạn chơi...
Bên cạnh đó, trò chơi dân gian còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa các thế hệ với nhau và giúp ích rất nhiều cho việc đồng cảm giữa các thế hệ. Người cha, người mẹ có thể hiểu được con cái mình muốn gì và thông cảm với chúng qua những trò chơi lành mạnh mang tính truyền thống của dân tộc

mình ko biết bạn học lớp mấy mình coppy đại bài này nha ? ^_^
Thơ lục bát là một thể thơ cách luật cổ điển thuần túy việt nam.
Đơn vị cơ bản là một tổ hợp gồm hai câu sáu tiếng và tám tiếng ,số câu không hạn định.
Về gieo vần, chủ yếu là vần bằng, và cứ mỗi cặp hai câu mới đổi vần, tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứ sáu của câu tám, rồi tiếng cuối câu tám lại vần với tiếng cuối câu sáu sau, như thế ngoài vần chân có cả ở hai câu 6 8 ,lại có cả vần lưng trong câu tám:
Thành tây có cảnh Bích Câu
Cỏ hoa họp lại một bầu xinh sao
Đua chen thu cúc xuân đào
lựu phun lửa hạ , mai chào gió đông
(Bích Câu kì ngộ)
Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu ,thứ tám phải là bằng,nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Trong thơ lục bát biến thể, những qui định trên có thay đổi chút ít,trước hết là số chữ có thể tăng thêm , và vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo:
tiền bạc ông lĩnh không biết bao cơ
ông làm quan giữa huyện dân có ăn nhờ chi ông
Về phối thanh, tiếng thứ hai có thể là thanh trắc,nhất là ở câu sáu có tiều đối:
dù mặt lạ , đã lòng quen
(bích câu kì ngộ)
Ngoài ra có thể gieo vần trắc, hệ thống bằng trắc trong tổ hợp hai câu sáu tám, do đó cũng thay đổi:
tò cò mà nuôi con nhện
ngày sau nó lớn nó quện nhau đi
vần lưng có thể ở tiếng thứ hai,nhất là ở tiếng thứ tư, và lúc đó tiếng thứ tư đổi qua thanh bằng, và tiếng thứ sáu tiếp theo phải đổi sang thanh trắc:
thằng tây mà cứ vẩn vơ
có hổ này chờ chôn sống mày đây
( tố hữu, phá đường)
núi cao chi lắm ai ơi
núi che mặt trời chẳng thấy người thương
thể thơ lục bát phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng việt,với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả.
Bài thuyết minh này chép trong văn mẫu ra,nếu bạn muốn học tốt văn thuyết mình và cũng đễ thuận tiện cho việc học sau này thì mình khuyên bạn nên mua một cuốn sách văn mẫu về xem nhé! ^.^

xog oy nek
 
Top Bottom