[CLB- Địa lí] Hai tuần một vấn đề thảo luận

T

truongtrang12

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là nơi trao đổi của các thành viên tham gia CLB - Địa lí cùng nhau học tập.
Các bạn tham ra trao đổi ở đây và cần tuân thủ đúng quy định sau :


Nội quy thành viên :​


  1. Thành viên tham gia CLB cần tích cực hưởng ứng các hoạt động học tập cũng như tham gia các cuộc thi do CLB tổ chức.
  2. Mỗi thành viên tham gia cần có trách nhiệm với câu lạc bộ.
  3. Có mặt để họp định kì để đưa ra ý kiến phát triển CLB cũng như phát triển box(thời gian họp sẽ thống nhất và cập nhật sau) nghỉ phải có lí do.
  4. Hai tuần một lần, mỗi thành viên thay phiên nhau đưa ra một chủ đề nóng bỏng về môn địa để cùng thảo luận.
  5. Không được tự ý rời CLB .
  6. Định kì sẽ có một cuộc bình bầu cho 3-5 thành viên xuất sắc nhất trong CLB và sẽ có hình thức khen thưởng phù hợp.
Quy định post bài :​


  1. Tuyệt đối không được post các bài mang nội dung xấu,
  2. Không được post bài dưới dạng hình thức lẻ tẻ, mỗi baì một vài chữ, tránh hiện tượng câu bài trong pic.
  3. Không tán dóc trong pic (sẽ có nhóm riêng để giải quyết vấn đề này...)
  4. Nghiêm cấm spam, dùng những từ ngữ tục tĩu , các thành viên trong CLB phải tôn trọng lẫn nhau, không gây gổ chửi nhau. Thành viên nào vi phạm sẽ bị sử phạt thạt nặng.
  5. Không coppy-past các bài viết trên mạng để trả lời trừ trường hợp là bài mang một thông tin nóng và đưa ra để bàn bạc.
Chúc các thành viên học tập tốt !
Thân: truongtrang12
 
Last edited by a moderator:
3

321zaq

Môn Địa lí đối với nhiều bạn là môn học rất khô khan, chẳng có gì thú vị. Trong nhiều lần kiểm tra các bạn thường xuyên không thuộc bài và không làm được bài (tỉ lệ bài đúng là rất ít). Chúng ta nên nhìn nhận một cách khách quan vấn đề này và giải thích cho các bạn hiểu môn Địa lí cũng là môn học rất thú vị và quan trọng. Nếu các bạn chú ý tới môn Địa lí thì sẽ thấy nó không hề khô khan và cũng có những cách để học tốt môn này.
 
T

truongtrang12

Vấn đề nóng bỏng hiện nay là về cách học tập môn Địa lí. Mỗi người hãy đưa ra phương pháp học môn Địa lí hiện tại của mình và kết quả về mặt đạt được lẫn mặt chưa đạt được để mọi người cũng góp ý về cách học cho từng thành viên sao cho có hiệu quả, đạt thành tích tốt nhất.

Tất cả thành viên hãy add nick YM! truongtrang12 để cập nhật thông tin nhanh nhất về CLB cũng như hoạt đông, dự án của CLB : sugar.1245@yahoo.com.vn
 
L

letrang3003

Thật ra thì về địa , em cũng ko giỏi môn này lắm , có thể nói là *** cũng ok !!
Học địa đối với riêng cá nhân em thì học thuộc , hiểu nắm vững được những nội dung cơ bản .
Biết vẽ biểu đồ , phần này thường có trong các bài kiểm tra ,...
Nói như vậy nhưng mà làm sao để học thuộc , ghi nhớ được hết kiến thức mà ta đã học . Điều này chưa thể nói hết được . Theo em thì trước khi học bài mới nên đọc qua bài mới như vậy sẽ nắm được gần hết nọi dung của bài trc' khi đến lớp . Có phần nào chưa hiểu thì hỏi thêm cô giáo . Đó là những điều rác nhỏ học dc từ rác lơn . Tuy nhiên ko chỉ có xem bài mới trước chúng ta cũng nên làm đầy đủ các bài tập trong SGK , co nhiều bài rất hay và cũng thể trúng vào bài kt 1 tiêt hoặc học kì . Nếu nhưu chúng ta đã nắm được cơ bản bài học đó có nghĩa là hiểu thì việc học ko còn là khó nữa , chỉ hiều nó theo cách đơn giản nhất . Mình hiều thế nào thì sẽ nới như thế , đừng có kiểu học vẹt là lên lớp quên hết bài đo như thế nào !! Điều này phổ biến ở nhiều học sinh !
Như vậy là ta đã gần như đã giải quyết được việc học thuộc
Ngưòi ta thường nói học đi đôi với hành , Câu này cũng rất đúng với tất cả các môn học đặc biệt là địa . Khi bạn đã hiểu rồi thì việc tìm hiểu thêm tìm tòi thêm là đương nhiên , nhưng lại phải nói tìm hiểu vẫn đề cần tìm thế nào .
Hiện nay , Các phương tiện thông tin đại chúng rất nhiều , nó có vẻ đơn giản hơn bằng cách truy cập internet vào google tìm . Rất dễ phải ko nào !! Nhưng nhiều lúc đâu phải truy cập internet được đâu ?? CHỉ còn cách học hỏi các bạn !và tìm trên sách báo . Như vậy chúng ta đã có một lượng kiến thức khá lớn và bổ ích cho việc môn địa này ùi . Nhưng nhớ sau khi học xong bài nào thì đừng vất xó đẻe đấy , hãy dọc lại như vậy sẽ nhớ lâu hơn .
 
T

tuyetroimuahe_vtn

Hi nói thật là học sinh ngày nay không có hứng thú nhiều với môn học này và môn lịch sử lắm
thứ nhất là do chúng phải học thuộc quá nhiều
thứ 2 có thể coi đây là môn học củ chuối vì học môn nầy thường phair thi khối C,mà khối C .Khối C thì lại ít trường và khó thi
và còn rất nhiều điều khác nữa
Nhưng theo mình thì chỉ cần bạn có niềm đam mê thì bạn sẽ có tất cả
hãy cố gắng nên
mình tình cờ tìm được 1 số kinh nghiệm học Địa lí của 1 anh từng thi Đường lên đỉnh Olimpia nên post cho mọi người tham khảo
Kinh nghiệm học tốt môn Địa lý của Huỳnh Anh Vũ - Địa lý -

Đây là những kinh nghiệm học tốt Địa của Tân Olympia Huỳnh Anh Vũ
Anh thì chỉ ghi nhớ chi tiết và
địa danh phục vụ cho những câu trả lời
nhanh thôi.Những thứ này anh thường xem trên
bản đồ
Còn môn Địa của em có cả trắc nghiệm và
tự luận nữa cơ mà.
Kinh nghiệm duy nhất khi học bài của anh là
đừng bỏ qua bất cứ bài nào em nhé.Mỗi
ngày học một vài bài,đừng để tới lúc
cận kề sẽ hoảng loạn và rối tung lên
hết cả
Một điều nữa là không cần phải học
thuộc nguyên văn từng câu trong sách hay trong
vở đâu.Em chỉ cần nắm ý và những từ
khóa trong ý đó.Vào phòng thi tự khắc sẽ
triển khai thành câu cú đàng hoàng được
Khi học đừng bỏ qua đầu đề của từng
bài hay từng phần em nhé.Nó sẽ giúp ta
mường tượng dễ dàng hơn về những thứ
được nói tới bên dưới
Trước khi học 1 bài,em cố gắng dành ra 5
phút tự kiểm tra xem nếu với bài đó mình
có thể trả lời những ý gì rồi hẵng
học nhé
Chúc các bạn học tốt
 
P

phamminhkhoi

Chúng ta nên nhìn nhận một cách khách quan vấn đề này và giải thích cho các bạn hiểu môn Địa lí cũng là môn học rất thú vị và quan trọng

Hì hì câu này hình như xuất hiện hơi nhiều lần thì phải.

Muối giỏi một môn học (không kể riêng môn địa), phải làm gì:

1. Đọc : Đọc để lấy kiến thức. Kiến thức ở đâu ? Từ báo chí, từ sách vở, từ mạng. Không nên giới hạn kiến thức bằng những kiểu học thuộc lòng, học vẹt, học cốt xong. Có nhiều bạn điểm rất cao, nhưng khi buông giấy buông bút xuống làm bài rồi, thì lại hoá ra *** đặc. đó là vì chi thuộc mặt chữ, còn không hiểu nó nói về cái gì,. như con vẹt, con khưoú học nói vậy !

2. Nghĩ
: Phải không ngừng suy nghĩ. kiến thức không tự nhiên mà có, nó phải vận động, phải không ngừng được bổ sung và "nâng cấp". nghĩ: taị sao lại vậy ? Nếu không phải vậy thì sao, tại sao người ta nói thế ?

3. Nói & Viết: viết bừa, viết đại, mình biết gì viết đấy, viét sai thì sẽ được sửa. Với các môn xã hội tuyệt đói không bỏ trắng bài, càng không được nhìn bài bạn, phải viết, viết nhiều tự sẽ quen, sẽ có kinh nghiệm, nói nhiều tự nhiên sẽ có khả nắng liên kết các ý trong bài viết. Một nàh văn Pháp noúi " Thà một lần mang tiếng *** còn hơn *** cả đời"

4. Hiểu: hiểu bài: cố nhiên. Nhưng phải hiểu mình chọ làm gì. Lẽ dĩ nhiên không thể bắt một người không thíc địa mà tự dưng nổi hứng với môn địa. Nhưng cần phải xác định mục tiêu mình học: mình cần có những gì, cần giới hạn kiến thức của mình đến đâu, nhưng gì là cần, những gì là không cần. Tránh kiểu học đại khái, học rồi bỏ đấy.
 
M

mattroitinhyeu_142

Mình học địa cũng có thể nói là bình thường. Nhưng dạo này, vài người trong lớp mình nói chuyện nhiều quá. Không tiết Địa riêng mà còn vô số tiết. Lại cả có cô giáo dạy môn Địa này thì chẳng thể nào mà chép được tí nào vào vở cả, chỉ có thể ngồi mà nghe nhưng vài người kia. Có ai có thể cho mình 1 phương án để giải quyết được không. Chứ không thì có lẽ học kì này mình xuống dốc về môn này nhanh lắm.
 
T

truongtrang12

Môn Địa lí là một môn xã hội, không phải người theo đuổi nó là người *** không có tố chất thông minh để học các môn tự nhiên như toán, lí hoá,... Bạn nghĩ như vậy là bạn rất sai lầm. Thực chất người học các Môn xã hội mới cần đòi hỏi sự thông minh, thông minh ở đâu ? Thông minh trong cách học tập, thông minh trong việc chọn lọc các kiến thức để ghi nhớ, thông minh trong cách ứng dụng,....
Nhưng có lẽ đối với học sinh THCS hiện nay thì cũng chưa nghĩ đến cái vấn đề sâu xa đó. Theo như kinh nghiệm học của mình thì như sau :

1. Trên lớp chú ý nghe cô giáo giảng bài ( câu này chắc hẳn ai cũng sẽ nói)
2. Sau buổi học trên lớp về nhà cần xem lại những gì mình đã được học, chắt lọc những vấn đề quan trọng cần ghi nhớ, và có thể ghi nó nó vào một quyển sổ tay.
3. Làm đầy đủ các bài tập trên lớp và bài tập về nhà.
4. Học bài cũ nhưng không học theo kiểu học vẹt mà học theo ý chính, gấp sách giáo khoa và trả lời lại các câu hỏi trong sách vì các câu hỏi này hầu hết là các kiến thức quan trọng cần nắm vững.
5. Đọc kĩ bài mới trước khi đến lớp, thử trả lời các câu hỏi của bài mới xem có chỗ nào không hiểu thì mai đến lớp hỏi ý kiến cô giáo.
6. Cần có sự tìm tòi, khám phá, niềm đam mê ở các Bạn.

Mình chỉ có đóng góp nhỏ như vậy thôi.
Chúc các bạn học tốt !

Thân : truongtrang12​
 
T

truongtrang12

Mình học địa cũng có thể nói là bình thường. Nhưng dạo này, vài người trong lớp mình nói chuyện nhiều quá. Không tiết Địa riêng mà còn vô số tiết. Lại cả có cô giáo dạy môn Địa này thì chẳng thể nào mà chép được tí nào vào vở cả, chỉ có thể ngồi mà nghe nhưng vài người kia. Có ai có thể cho mình 1 phương án để giải quyết được không. Chứ không thì có lẽ học kì này mình xuống dốc về môn này nhanh lắm.


Cái tật nói chuyện trong lớp là một vấn đề nan giải. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học của mỗi học sinh chúng ta.
Hiện tại bạn chỉ có thể chú ý, thật chú ý, coi như không có những lời nói chuyện xung quanh, bạn hãy hoà nhập vào cùng với lời giảng của cô giáo. Cứ coi như chỉ có một mình bạn học cùng với cô giáo giảng dạy mà thôi.
Con việc môn địa mà cứ ngồi nghe là một sự sai lầm lớn. Cô giáo giảng trên bảng thì bạn cần phải nhanh tay ghi chép luôn. Tai nghe, mắt quan sát, tay làm việc. Nếu bạn sợ viết chữ xấu hay cẩu thả và bị cố mắng thì bạn có thể ghi những ý đó ra giấy nháp và sau đó về nhà chép lại vào vở. Coi như là học lại một lần kiến thức sẽ càng nhớ lâu hơn.;)
 
M

ms.sun

mình nghĩ là khi học địa thì phải tạo hứng thú trước khi học đã,bởi nếu học mà cảm thấy bị ép buộc thì cũng không vào đầu
theo kinh nghiệm của đứa bạn thân tớ đi thi hsg địa thì nó luôn xem trước bài trước khi tới lớp,và lên mạng để tìm hiểu thêm về bài học ấy
tập soạn bài học môn địa như bài mà cô giáo cho viết vào vở ghi như ở trên lớp
không cần học thuộc và chi tiết như ở trong sgk hay vở ghi mà mình chỉ cần nắm được các ý cơ bản
nếu có thể thì liên hệ các bài học trước với các bài học sau và cố nhớ sự liên hệ ấy vì khi nào cần đến mà mình quên kiến thức về bài học này thì mình có thể tư duy xâu chuỗi nhớ về sự liên hệ với các bài học khác để trả lời được
nên tập xem bản đồ thật tốt.......
mình mong là những cái kinh nghiệm này của con bạn mình có thể giúp các bạn học tốt môn địa hơn:D
 
T

truongtrang12

Đúng là khi ta học bất cứ một môn học nào đó đều cần phải có hứng thú, khi đó ta mới có thể học vào đầu, mới có thể nhớ lâu chứ nếu mà học theo cách ép buộc, gượng ép , nhồi nhét vào đầu thì sẽ khó mà có thể ghi nhớ được kiến thức. Nhưng điều quan trọng nhất mà mình cần có khi học là đừng dựa dẫm vào người khác mà hãy tự thân vận động, tự tìm hiểu, suy nghĩ, liên hệ và sáng tạo.
 
S

suzyana

Học môn Địa lý thú thật là em thấy rất khô khan và nhàm chán.
Nhưng nếu cứ bỏ qua, học với cung cách "học tủ" hay "phương châm" "cứ mặc kệ, tới đâu rồi tới, kiểm tra thì "cọp" của bn ngồi cạnh cũng đc". thì em thấy không an toàn cho lắm!
Để có thể hứng thú với môn học này, em thường:
- Tìm hiểu bài trước ở nhà.
- Tham khảo thêm trong sách giáo khoa, sách tham khảo hoặc tài liệu.
- Dùng 1 quyển sổ nho nhỏ (có thể tự mình trang trí quyển sổ thật đẹp theo ý thích cho bắt mắt) để ghi chép lại nhưng điều quan trọng cần ghi nhớ trong bài học.
- Làm thêm nhiều bài tập.
- Liên hệ ở bản thân, gia đình, cuộc sống hay vốn kiến thức sẵn có của mình,...để hiểu bài nhanh hơn.
- Ở những điểm ko hiểu, em thường hỏi thầy cô, bạn bè, anh chị trong gia đình để giúp đỡ.
- Khi cô giảng bài, em để quỷên vở bài tập cạnh bên, nghe cô giảng đến đâu thì em chép vào vở bài tập, như thế thì có thể hiểu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn.
- Cô giáo em có bảo, đối với những bạn thông minh, có khi các bạn ấy ko học bài, nhưng vẫn trả bài tốt vì họ hiểu bài, còn đối với những bạn kém môn này, thì tất nhjên là cần phải học thuộc, thuộc là phải nằm lòng, thuộc là phải hiểu chứ ko phải để "đối phó" với những cơn "càn quét" của cô.
-
 
T

truongtrang12

Theo thầy Hoàng Anh (giảng viên môn Địa) cách học tốt bộ môn Địa Lí gồm mấy "bí quyết"


+ Địa lí là một môn học nghiên cứu về các vấn đề tự nhiên và xã hội vì vậy thầy lưu ý cá bạn phải đọc sách nhiều nghe nhiều và tích lũy nhiều.

+ Phải thường xuyên truy ập Internet, theo dõi TV, xem báo đài.

+ không nên bỏ giờ, chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, thường xuyên tổ chức các buổi học nhóm, trao đổi kinh nghiệm học tập giữa bạn bè với nhau.

Chị Hà Thị Minh Nguyệt đến với Hội nghị với phần trình bày có nội dung "làm thế nào để học tốt địa lí tự nhiên". Chị cho rằng để học tốt môn Địa Lí cần phải nắm vững các vấn đề sau đây:

+ Xác định mục đích học môn này

+ Coi Giáo trình là người bạn đồng hành, phải giữ giáo trình, thường xuyên cập nhật giáo trình.

+Kết hợp giáo trình với đồ dùng dạy học để tránh tình trạng nhàm chán khi học.

+ Phát huy tinh thần tự học.

Chị tâm sự: lịch sử có câu "dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" thì Địa Lí cũng vậy đã là người dân Việt Nam thì chị mong rằng các bạn sẽ nắm được Địa lí Việt Nam.

Thầy Trần Thế Định vừa giúp vui cho Hội nghị bằng "bài thơ địa lí" vừa giúp các bạn sinh viên có thêm lời khuyên với bài tham luận trình bày về "các hành tinh xung quanh mặt trời". Theo đó, thầy đã mô tả về sự chuyển động của các hành tinh, sự hình thành các hiện tượng tự nhiên và giới thiệu về các tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam.

Bạn Đào Thị Minh Huệ cũng đóng góp vào hội nghị với phần trình bày "phương pháp tập trung để có một giờ học hiệu quả". Bạn cho rằng:

Sự tập trung chính là khả năng điều khiển được những ý nghĩ của bạn.Tuy nhiên lại có những lúc đầu óc bạn mất tập trung, lo nghĩ nhiều việc... để khắc phục tình trạng trên bạn cần chọn nơi học thích hợp yên tĩnh, ít bị quấy rối. Thay đổi chủ đề học để tránh nhàm chán...

Cuối hội nghị, thầy Phó chủ nhiệm dặn dò: "trên đây là rất nhiều những kinh nghiệm học tốt, tuy nhiên chúng ta phải biết vận dụng cho thích hợp và sáng tạo, miệt mài học tập, không chủ quan nếu không cho dù kinh nghiệm hay, tốt thế nào cũng không thu được kết quả cao".

Bạn suy nghĩ gì về các cách học đó.
 
Last edited by a moderator:
K

kira_l

Môn địa khó nhớ thấy mồ =.=!

em cố học ! Nhưng ko vào đc :(

lại còn "Cô" dạy địa nữa

Làm thế nào để thick học môn này ạ
 
A

a.anh88

môn này đối với em thì cũng không thích lắm nên muốn vào đây dể học hỏi thui ! thưng theo em thì phướng pháp học môn này tốt nhất làm tập trung tư tương khi cô giáo giảng bài và học thuộc lòng những bài giảng !hai điều này biết hớp sẽ đem lại cho ta một kết quả sứng đáng ! MÀ nếu ta chỉ thực hiện 1 trong những phương pháp này sẽ xay ra tình trạng học vẹt hoặc khi thi sẽ đc điềm kém!
 
3

321zaq

Một số kinh nghiệm để học tốt môn Địa lí :
- Phải nắm vững kiến thức cơ bản
- Phải thành thạo các kĩ năng địa lý
- Biết cách học và cách làm bài đạt hiệu quả cao
I . Phương pháp học
- Nên hệ thống hóa kiến thức bằng các sơ đồ khái quát khi học
- Học các bài theo cấu trúc tương đối ổn định, rất dễ nhớ, dễ khắc sâu kiến thức.
Vd 1 : Học các bài phần địa lý tự nhiên nên theo cấu trúc sau:
+ Đặc điểm các thành phần tự nhiên của nước ta
+ Biểu hiện của các đặc điểm đó
+ Nguyên nhân của các đặc điểm đó
+ Ý nghĩa của các đặc điểm đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ( thuận lợi , khó khăn )
Vd 2 : Phần địa lí kinh tế các ngành cấu trúc dễ học thường theo :
+ Vai trò
+ Nguồn lực phát triển của ngành
+ Hiện trạng phát triển và phân bố của các ngành
+ Những tồn tại của ngành và hướng phát triển
Vd 3 : Phần địa lí kinh tế xã hội các vùng, cấu trúc sẽ là :
+ Khái quát chung
+ Nguồn lực phát triển
* Nguồn lực tự nhiên : vị trí, địa hình, đất, khí hậu, nước, sinh vật, khóang sản
* Kinh tế xã hội : dân cư lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật và các nguồn lực khác ( vốn, trình độ phát triển, thị trừơng, chính sách, lịch sử...)
+ Tình hình khai thác các thế mạnh kinh tế của các vùng
+ Những tồn tại kinh tế và hướng phát triển.
Nếu theo cấu trúc bài học này, các bạn sẽ rất dễ nhớ, khắc sâu kiến thức và đồng thời luôn có sự so sánh, đối chiếu khi học giữa các đặc điểm tương đồng và những nét khác biệt của các đối tượng địa lí
II. Kĩ năng địa lí
Những kĩ năng địa lí bắt buộc các bạn phải thành thạo :
- Kĩ năng khai thác sử dụng Atlat Địa lí khi học và làm bài
- Kĩ năng vẽ , nhận xét và giải thích đặc điểm của các dạng biểu đồ
- Kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê

1) Đối với kĩ năng khai thác sử dung Atlat : Các bạn cần nắm một số quy định cơ bản khi đọc Atlat như sau :
- Nắm được ý nghĩa của các kí hiệu
- Hiểu được các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
- Xác định được đối với dạng câu hỏi vận dụng, khai thác Atlat
+ Các câu hỏi sử dụng một trang Atlat : đặc điểm phân bố khóang sản, dân cư, các ngành kinh tế ...
+ Các câu hỏi sử dụng nhiều trang Atlat: giải thích nguyên nhân của sự phát triển và sự phân bố các ngành kinh tế ...Thực chất là phân tích được những mối liên hệ nhân quả giữa các đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ ( tự nhiên – tự nhiên ; tự nhiên – kinh tế xã hội )
- Quy trình đọc Atlat : đọc theo trình tự khái quát trước, thành phần sau
2) Kĩ năng biểu đồ
- Xác định được các dạng biểu đồ thích hợp đối với các dề bài
+ Nhóm biểu đồ thể hiện quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng : biểu đồ cột, đường và biểu đồ kết hợp ...
+ Nhóm biểu đồ thể hiện cơ cấu, sự chuyển dịch cơ cấu : biểu đồ tròn, biểu đồ miền ...
- Vẽ biểu đồ phải đảm bảo yêu cầu : vẽ đúng, đủ, đẹp, chính xác
- Kĩ năng nhận xét và giải thích
+ Nhận xét: số liệu khái quát trước, thành phần sau (cần nhấn giá trị cao nhất, thấp nhất, giá trị có tính chất đột biến )
+ Giải thích : Vận dụng kiến thức đã học trong bài để giải thích, chỉ nêu nguyên nhân chứ không phân tích.
3) Kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê
- Đọc kĩ câu hỏi để tìm ra yêu cầu và phạm vi phân tích
- Tìm mối liên hệ giữa các số liệu, không bỏ sót dữ liệu
- Đọc số liệu khái quát trước, thành phần sau ( thành phần nhấn giá trị cao nhất, thấp nhất và giá trị có tính chất đột biến )
- Chuyển số liệu tuyệt đối sang tương đối để so sánh, phân tích
- Chú ý mối liên hệ giữa hang ngang và hang dọc
III.Một số điểm cần lưu ý khi học và làm bài
- Phải vận dụng khai thác, sử dụng Atlat tối đa khi học và làm bài
- Xác định và giải thích được các mối liên hệ nhân quả giữa các đối tượng địa lí. Tránh học thuộc lòng nhất là đối với các số liệu kinh tế. Học sinh phải biết phân tích ý nghĩa các số liệu đó, những biến động của số liệu phản ánh được điều gì và tại sao có sự biến động như vậy.
- Khi làm bài, cần :
+ Đọc thật kĩ, xác định được yêu cầu của đề
+ Nên phát họa dàn bài đại cương
+ Chọn câu dễ làm trước
+ Phân bố thời gian làm bài hợp lí
 
T

truongtrang12

Môn địa khó nhớ thấy mồ =.=!

em cố học ! Nhưng ko vào đc :(

lại còn "Cô" dạy địa nữa

Làm thế nào để thick học môn này ạ

Môn địa thực ra nếu như em chỉ cần học theo ý chính thì rất dễ thuộc và nhớ lâu, đừng nên học vẹt theo kiểu đọc ra mồm vì như vậy sẽ trở thành công cốc. Có khi em vừa học bài ở nhà xong, đọc vanh vách nhưng đến khi kiểm tra em chỉ cần quên mất một từ thôi là có thể em sẽ quên hết . Muốn hững thú với môn học không khó. Em hãy thử tìm tòi khám phá, đọc những tin tức nóng bỏng , những hiện tượng kì lạ mà chưa rõ nguyên nhân thì khi đó trong em sẽ dậy lên một đức tính đó sẽ là sự tò mò muốn tìm hiểu rõ nguyên căn của hiện tượng, từ đó đần dần em sẽ cảm thấy yêu thích môn địa từ lúc nào không hay.:)
Chúc em học tập tốt.
Thân: truongtrang12
 
B

boy8xkute

Nội quy khắt khe we'. ac lun . nhưng ko sao , mình sẽ hết sức vì CLB. hj` hj`. họp hành nếu em nghỉ bửa nao` thi` thông củm dum` em nha. đừng kick em ra khỏi CLB . em thick địa lém. có j` xin chỉ giáo thêm


>>>> Nhắc nhở: Em chú ý cách viết nhé. Không được xử dụng các ngôn ngữ chát chít trong đây. Tiếng việt ngoài đời viết như thế nào thì viết vào đây như thế. ( không cần conmen lại)
 
Last edited by a moderator:
D

dung_92bn

Vấn đề được đưa ra thảo luận đầu tiên :

Nguyên nhân nào dẫn đến trái đất nóng dần nên và biện pháp khắc phục.
 
3

321zaq

Địa lí

Có thể hiểu một cách sơ lược như sau : ta biết nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và lượng bức xạ nhiệt của mặt đất vào vũ trụ. Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ có sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO2 để đi tới mặt đất, ngược lại bức xạ nhiệt từ trái đất vào vũ trụ là bước sóng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 dày và bị CO2 + hơi nước trong khí quyên hấp thụ. Như vậy lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh trái đất tăng lên. Lớp khí CO2 có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx, Metan, CFC.

Ở thời kỳ đầu tiên của lịch sử trái đất, các điều kiện tạo ra cuộc sống chỉ có thể xuất hiện vì thành phần của điôxít cacbon trong bầu khí quyển nguyên thủy cao hơn, cân bằng lại lượng bức xạ của mặt trời lúc đó yếu hơn đến khoảng 25%. Cường độ của các tia bức xạ tăng lên với thời gian. Trong khi đó đã có đủ cây cỏ trên Trái Đất, thông qua sự quang hợp, lấy đi một phần khí điôxít cacbon trong không khí tạo nên các điều kiện khí hậu tương đối ổn định.

Hiệu ứng nhà kính nhân loại
Từ khoảng 100 năm nay con người tác động mạnh vào sự cân bằng nhạy cảm này giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tia bức xạ của mặt trời. Sự thay đổi nồng độ của các khí nhà kính trong vòng 100 năm lại đây (điôxít cacbon tăng 20%, mêtan tăng 90%) đã làm tăng nhiệt độ lên 2°C.

Không nên nhầm lẫn hiệu ứng nhà kính nhân loại với việc làm tổn thất đến lớp khí ôzôn ở tầng bình lưu cũng do loài người gây ra.


Những ảnh hưởng có thể xảy ra do hiệu ứng nhà kính nhân loại
Phần lớn các nhà khoa học ủng hộ giả thuyết cho rằng việc tăng nồng độ các khí nhà kính do loài người gây ra, hiệu ứng nhà kính nhân loại, sẽ làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu (sự nóng lên của khí hậu toàn cầu) và như vậy sẽ làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ và thập niên kế đến.

Giả thuyết này bị phủ nhận bởi một số người gọi là nhà phê bình khí hậu mà con số các nhà khoa học trong họ đã giảm đi rõ rệt trong những năm vừa qua.

Sau đây là một số hậu quả liên đới với việc thay đổi khí hậu do hiệu ứng này có thể gây ra:

Các nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi có thể làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới.
Các tài nguyên bờ biển: Chỉ tại riêng Hoa Kỳ, mực nước biển dự đoán tăng 50 cm vào năm 2100, có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và 4.000 dặm vuông đất ướt.
Sức khỏe: Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.
Nhiệt độ tăng lên làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học cũng như hóa học trong cơ thể sống, gây nên sự mất cân bằng.

Lâm nghiệp: Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn.
Năng lượng và vận chuyển: Nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng. Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn, nhưng vận chuyển đường thủy có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm mực nước sông.
Xa hơn nữa nếu nhiệt độ của quả đất đủ cao thì có thể làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy.


Các nỗ lực hiện tại để giảm trừ Hiệu ứng nhà kính nhân loại
Một trong những cố gắng đầu tiên của nhân loại để giảm mức độ ấm dần do khí thải kỹ nghệ là việc các quốc gia đã tham gia bàn thảo và tìm cách kí kết một hiệp ước có tên là Nghị định thư Kyoto. Tuy nhiên, hiệp ước này không được một số nước công nhận, trong đó quan trọng nhất là Mỹ với lí do là hiệp định này có khả năng gây tổn hại cho sự phát triển kinh tế của Hoa Kỳ.
Tiến sĩ Roderic Jones thuộc Trung tâm Khoa học Khí quyển, phân khoa hóa của Đại học Cambridge đã phát biểu: Tôi không muốn làm mọi người lo sợ nhưng cùng lúc tôi nghĩ rằng thật là quan trọng nếu họ hiểu được tình hình và, một cách tối yếu, sự cần thiết phải làm gì đó cho nó. Nghị định thư Kyoto rất quan trọng, mặc dù vậy, theo (nội dung) đề cập, nó không đủ để cân bằng hóa CO2.
Tuy nhiên, về phía nội bộ nước Mỹ và các nước tiên tiến khác, nhiều nỗ lực để giảm khí độc mà chủ yếu thải ra từ xe máy nổ và các nhà máy kỹ nghệ đã được áp dụng khá mạnh mẽ. Ở Hoa Kỳ, hầu hết các tiểu bang đều có luật bắt buộc các phương tiện giao thông dùng động cơ nổ phải có giấy chứng nhận qua được các thử nghiệm định kì về việc đạt tiêu chuẩn nhả khói của hệ thống xe.
Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2 trong quá trình quang hợp) nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển.
 
Top Bottom