Sử Hội nghị Potsdam năm 1945

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lời người viết: bài này viết chi tiết hơn về hội nghị Potsdam - một hội nghị có tầm ảnh hưởng đến thế giới, nhất là châu Á và nổi bật là Việt Nam sau 1945. Tài liệu tham khảo cho bài viết được đề cập ở cuối bài


1. Quá trình hình thành hội nghị Potsdam

- Sau hội nghị Yalta, quân Đồng minh tiến hành các hoạt động quân sự để tạo gọng kìm ở phía đông và phía tây ép chặt nước Đức, bất chấp sự kháng cự quyết liệt của quân phát xít. Tháng 4/1945, đại diện quân sự Liên Xô và Mĩ gặp nhau tại Torgau (Đức) trong khi quân Liên Xô đang tổng công phá Berlin mạnh mẽ. Chiều tối ngày 30/4/1945, Hitler cùng đường phải tự sát và trao quyền cho Đô đốc Donitz. Hồng quân Liên Xô tràn vào Berlin và đến ngày 2/5/1945, toàn bộ quân phát xít Đức đã đầu hàng. Đến ngày 7/5/1945, đại diện của Đức là Jodl ký vào văn bản sơ bộ tại đại bản doanh quân Mĩ của tướng Eisenhower ở Reims; rồi đến ngày 8/5/1945, viên Tổng chỉ huy tối cao của quân phát xít Đức là Keitel đã chính thức ký vào văn kiện đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện tại Karlshorst (ngoại ô Berlin). Nước Đức phát xít bị thất bại hoàn toàn.
Sau khi chính quyền Donitz bị giải tán hồi ngày 23/5/1945, Tứ cường (Xô - Anh - Pháp - Mĩ) ra "Tuyên bố về sự thất bại của nước Đức". Tuyên bố nêu rõ: Vì nước Đức không còn tồn tại một chính quyền trung ương, nên Tứ cường nhận lấy về mình trách nhiệm của một chính quyền tối cao để duy trì trật tự, điều hành đất nước và đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ mà các cường quốc thắng trận quy định cho nước Đức. Tuyên bố yêu cầu Đức đầu hàng vô điều kiện, Đức phải chấm dứt mọi hoạt động quân sự, quân lính phải hạ vũ khí, và trao cho Đồng minh xét xử các tội phạm chiến tranh...

- Thế nhưng trong khi hội nghị Yalta vừa dứt không lâu, mâu thuẫn giữa Tam cường Xô - Anh - Mĩ bắt đầu bộc lộ. Mở đầu cho mâu thuẫn này là Phó Tổng thống Truman vừa nhậm chức Tổng thống Mỹ (lúc 19g19 phút; sau khi Roosevelt mới mất hồi chiều - lúc 15g30 phút ngày 12/4/1945). Vừa nhậm chức không lâu, trong cuộc họp tại Nhà Trắng ngày 23/4/1945, Truman tuyên bố: "Tôi chủ trương phải có sự cứng rắn trong chính sách của mình với nước Nga" (1). Hai ngày sau, Ngoại trưởng Mĩ là Stimson thông báo về tình hình chế tạo bom nguyên tử và ông ta khẳng định với Tổng thống rằng, một trái bom như vậy có thể hủy diệt cả một thành phố. Đáp lại, Truman vui mừng và tuyên bố ông ta đã có "một cây gậy để chống lại nước Nga".
Thủ tướng Anh là Churchill lập tức hưởng ứng sự kiện này. Ngày 6/5/1945, Thủ tướng Anh đề nghị với Truman nhanh chóng tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mĩ - Anh và Liên Xô vì ông ta nhận định: hội nghị phải tiến hành ngay khi quân Mĩ - Anh chưa bị yếu đi trên chiến trường. Về địa điểm họp, Churchill bàn với Tổng thống Mỹ nên chọn một địa điểm ở bất kỳ thành phố nào của Đức, miễn là ngoài vùng chiếm đóng của Liên Xô. Trước những lời nói của Churchill, Truman suy nghĩ rất nhiều. Khi biết Stalin có uy tín quá lớn, Truman không quá mạo hiểm theo đề nghị của Churchill nên ông ta từ chối cuộc gặp giữa Tổng thống Mĩ với Thủ tướng Anh. Truman dự tính thảo luận riêng với Liên Xô, mà theo nguồn tin mật truyền lại cho Thủ tướng Anh thì Churchill rất tức giận và bác bỏ thẳng thừng đàm phán Xô - Mĩ. Lo ngại trước thái độ thù địch Liên Xô của Anh, chính phủ Mĩ trong văn kiện mật ngày 28/6/1945 đã nói: "chiến tranh đã phá vỡ sự cân bằng lực lượng giữa châu Âu và Liên Xô trở thành đại cường quốc duy nhất trên lục địa - đó là hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử thế giới hiện đại" (1). Trước thông tin Churchill lệnh cho Bộ chỉ huy Anh chuẩn bị báo cáo: "Về khả năng tiến hành những hoạt động quân sự chống Liên Xô trong trường hợp cuộc đàm phán tiếp theo nảy sinh những phức tạp", Truman đã có cuộc hội đàm với Liên Xô để làm giảm mâu thuẫn Anh - Xô; và cuối cùng Xô - Anh - Mĩ đạt được thỏa thuận về việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh Tam cường ở Potsdam (nay thuộc tiểu bang Brandenburg, Đức) trong nửa sau tháng 7/1945.

vmiido9nzug11.jpg

Potsdam - nơi diễn ra hội nghị

Tuy nhiên trước khi hội nghị Potsdam khai mạc, Mĩ đã cho thử thành công một quả bom nguyên tử. Điều này không phải là ngẫu nhiên, vì chung cục thì Mĩ muốn dùng bom nguyên tử để gây áp lực với Liên Xô. Mặc dù Anh - Mĩ thõa thuận với nhau dùng bom nguyên tử để chống quân Nhật, nhưng viên Ngoại trưởng Mĩ là James Byrnes tuyên bố rằng, bom nguyên tử không chỉ dùng để chống lại Nhật, mà còn "làm cho Liên Xô trở nên dễ bảo hơn ở châu Âu (!?)" Thủ tướng Anh rất hân hoan tuyên bố tại Hội nghị Bộ Tổng tư lệnh Anh ngày 23/7/1945 là, bom nguyên tử sẽ điều chỉnh tương quan lực lượng giữa Anh - Mĩ với Liên Xô.

2. Diễn tiến hội nghị
Potsdam-Conference.jpg

potsdam-conference-large-56a61c083df78cf7728b62f1.jpg


Hội nghị Potsdam diễn ra từ ngày 17/7 đến 25/7 và 28/7 đến 2/8/1945. Hội nghị bị gián đoạn bởi cuộc bầu cử ở chính quyền London, theo đó Công đảng của Bá tước C. Attlee giành thắng lợi trước Đảng Bảo thủ của Churchill. Vì thế, tham dự hội nghị Potsdam về phía Anh lúc đầu là Churchill, từ ngày 28/7 về sau là tân Thủ tướng Attlee; còn phía Mỹ vẫn là Truman và Liên Xô vẫn là Stalin.
Khi hội nghị bắt đầu, Anh thông qua Mĩ đã bắt đầu gây áp lực cho Liên Xô; cụ thể Truman thông báo cho Liên Xô biết việc Mĩ chế tạo bom nguyên tử để gia tăng áp lực cho Liên Xô. Tuy nhiên, ảnh hưởng to lớn của Stalin khiến chính sách ngoại giao bom nguyên tử của Anh - Mĩ đã không gây ra một ấn tượng nào đáng kể.
Ở vấn đề liên quan đến các nước châu Âu mới giải phóng, Liên Xô và Anh - Mĩ đấu tranh rất quyết liệt. Cụ thể, khi ở Hungary, Rumani, Bungary, Ba Lan và Nam Tư đánh bại quân phát xít và dựng ra các chính quyền tiến bộ. Nhưng cả Anh - Mĩ đòi cải tổ các chính quyền ở đây theo hướng thân phương Tây; phía Liên Xô nhanh chóng bác bỏ điều này. Về vấn đề Ba Lan, hội nghị Potsdam công nhận chính phủ Ba Lan mới và tranh luận kỹ hơn về biên giới phía tây của Ba Lan.
Về vấn đề Nhật Bản, Stalin không muốn Nhật đầu hàng quá sớm. Việc Hồng quân Liên Xô tham chiến theo đề nghị của Truman: "một trong những mục tiêu tôi đặt tại Hội nghị sắp tới là nhằm đạt được việc Liên Xô giúp đỡ nhiều nhất trong cuộc chiến tranh chống Nhật Bản" (tuyên bố của Tổng thống Mỹ tại cuộc họp báo các tướng lĩnh quân sự Mĩ ngày 18/6/1945, xem của Lưu Văn Lợi). Sở dĩ Mĩ có đề nghị này là vì: nếu Liên Xô không tham chiến chống Nhật, thì lực lượng của họ có thể đến năm 1947 mới đánh bại được phát xít Nhật; Anh - Mĩ sẽ phải chịu những tổn thất khó lường hết được khi quân Nhật chiến đấu với tinh thần cảm tử như các phi công "Thần phong" (Kamikaze) của họ. Trước việc Tam cường đang họp hội nghị để quyết định số phận của nước Nhật và nghe tin chính phủ Liên Xô hủy bỏ Hiệp ước bất tương xâm với Nhật ký ngày 13/4/1941, chính phủ Suzuki của Nhật phái các đại diện ngoại giao đi đàm phán với Đại sứ Liên Xô tại Tokyo để hi vọng Liên Xô đóng vai trò trung gian để hòa giải với Mĩ - với âm mưu nhằm chia rẽ khối Đồng minh Mĩ - Anh - Xô tại Potsdam. Tháng 7/1945, Hoàng thân Konoe được phái đến Moskwa để thực hiện sứ mệnh này, nhưng Liên Xô từ chối và thông báo ý định này của Nhật cho Anh - Mĩ. Ít lâu sau, chính phủ Nhật chỉ thị cho nhà ngoại giao Nhật ở Thụy Sĩ là Fujimura thiết lập đàm phán riêng rẽ với Nhật; nhưng Tuyên bố Potsdam (26/7/1945) làm thất bại âm mưu này.

3. Kết quả
Tam cường đã ra Tuyên bố Potsdam (26/7/1945) với những nội dung chính sau:
+ Về vấn đề Đức: hội nghị Potsdam nhấn mạnh các nguyên tắc từ hội nghị Yalta về vấn đề Đức là: phi quân sự hóa, phi độc quyền hóa, phi quốc xã hóa và dân chủ hóa. Hội nghị Potsdam tuyên bố giải giáp quân đội phát xít Đức, kiểm soát và giới hạn khả năng phục hồi kinh tế của Đức và thực hiện các quyền tự do dân chủ ở Đức. Nước Đức có trách nhiệm trả tiền bồi thường chiến phí cho cuộc chiến, nguồn tiền trả nợ sẽ "trích từ những vùng bị chiếm đóng". Liên Xô nhận thêm 15% thiết bị công nghiệp còn sử dụng được (chủ yếu của luyện kim, hóa chất và cơ khí) và thêm 10% thiết bị công nghiệp vốn không cần cho nền kinh tế thời bình của Đức
+ Về vấn đề châu Âu giải phóng: Tuyên bố xác định biên giới mới giữa Ba Lan và Đức sẽ chạy theo tuyến Oder - Neisse và vùng Konigsbergs sẽ được giao cho Liên Xô (về sau trở thành tỉnh Kaliningrad của Liên Xô). Với các nước châu Âu bại trận, Ngũ cường sẽ soạn riêng các bản hòa ước với các nước này; tiếp theo thì Tam cường ủng hộ Bulgaria, Hungaria, Rumani và Phần Lan tham gia Liên Hiệp Quốc, không ủng hộ Tây Ban Nha tham gia vì nước này theo trục phát xít.
+ Về vấn đề Nhật Bản: Tam cường ra Tuyên bố Potsdam yêu cầu Nhật phải đầu hàng vô điều kiện, quân Đồng minh sẽ chiếm đóng nước Nhật; chủ nghĩa quân phiệt Nhật phải bị thủ tiêu và các tội phạm chiến tranh phải bị trừng phạt, Nhật phải bồi thường chiến tranh và các tập đoán lũng đoạn phải bị giải tán; quân đội Nhật sẽ bị giải giáp.... Ngày 6/8/1945, Mĩ ném một quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật. Ngày 8/8/1945, trong thời gian Hồng quân Liên Xô tuyên chiến với Nhật; Ngoại trưởng Molotov của Liên Xô đã gặp và trao cho Đại sứ Naotake Sato của Nhật Bản để trao bản Tuyên bố gửi thẳng chính phủ Nhật: "Sau khi nước Đức quốc xã bị đánh bại và phải đầu hàng, Nhật còn là cường quốc duy nhất chủ trương tiếp tục chiến tranh". Kết luận bản tuyên bố, Liên Xô từ ngày 9/8 đã "coi mình trong tình trạng chiến tranh với Nhật" (theo Lưu Văn Lợi). Sau lời tuyên bố của Liên Xô, ngày 9/8/1945 Mĩ ném tiếp một quả bom nguyên tử nửa xuống thành phố Nagasaki.
Chính phủ Nhật sau khi tiếp nhận bản Tuyên bố của Liên Xô vào ngày 9/8/1945 nên chấp nhận đầu hàng luôn theo tinh thần của Tuyên bố Potsdam, nhưng kèm điều kiện: chế độ Thiên hoàng phải được duy trì; người Nhật sẽ tự trừng trị tội phạm chiến tranh và sẽ độc lập, Đồng minh không cần phải chiếm đóng lâu dài ở Nhật - nhất là không được chiếm đóng thủ đô Tokyo. Những mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Nhật về việc đầu hàng chỉ được giải quyết ở phiên họp thứ hai của Hội đồng Tối cao chiến tranh vào đêm 10/8/1945 dưới sự hiện diện của Thiên hoàng Hirohito; Nhật chấp nhận đầu hàng vô điều kiện theo tinh thần của Tuyên bố Potsdam. Ngày 14/8/1945, chính phủ Nhật của Suzuki thông báo quyết định này cho phe Đồng minh với đề nghị là bảo lưu chế độ Thiên hoàng của Nhật. Chính phủ Suzuki từ chức và Hoàng thân Higashikuni đứng ra lập chính phủ mới (17/8/1945 - 9/10/1945)
Ngày 2/9/1945, trên chiến hạm Mitssuri của Mĩ đậu trên vịnh Tokyo, dưới sự chủ tọa của tướng Mĩ là McArthur; đại diện của Nhật là Ngoại trưởng M. Shigemitsu và tướng Y. Umezu đã chính thức ký vào văn kiện đầu hàng dưới sự giám sát của tướng Mĩ là Sutherland, chính thức kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai.


Tài liệu tham khảo
1. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Lịch sử thế giới, tập 10 (tiếng Nga), M, 1961
2. Lê Văn Quang, Lịch sử quan hệ quốc tế 1917 - 1945, Nxb Giáo dục, 2003
3. Lưu Văn Lợi, "Hội nghị Potsdam - chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc", Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 3 (62), 9/2005
4. Trần Nam Tiến (và những người khác), Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945 - 2000), Nxb Giáo dục, 2008.
 
Top Bottom