Văn 9 Tác dụng của biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"

Giang Huyền

Học sinh
Thành viên
7 Tháng ba 2019
114
19
36
19
Bình Thuận
THCS Phan Hòa

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Tác dụng của biện pháp tu từ : nhân hóa , ẩn dụ trong đoạn thơ sau :
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
*Ẩn dụ : "Làn thu thủy nét xuân sơn"
- Tác dụng: Gợi tả vẻ đẹp đôi mắt của Thúy Kiều. Đôi mắt ấy trong trẻo ,dịu êm như làn nước mùa thu. Cặp lông mày thì thanh thoát, như nét núi mùa xuân.
=>Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn của mỗi con người . Và đôi mắt ấy của Kiều đã cho ta thấy được một tâm hồn trong sáng, sâu thẩm, cuốn hút nhưng lại mang một nét gì đó u buồn, trầm lặng.
* Nhân hóa:" Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh"
-Tác dụng: Làm nổi bật lên vẻ đẹp mặn mà, sắc sảo của Thúy Kiều, vẻ đẹp đó kiến cho thiên nhiên cũng phải câm hờn, tức giận.
=> Đấy như một lời dự báo cho cuộc đời không mấy êm đềm, hạnh phúc của nàng mà phần lơn bất nguồn từ nhan sắc của Kiều.
 
Top Bottom