Sinh 12 Ruồi tha ma - thiên địch của kiến lửa

nguyenvanquangdang@gmail.com

Học sinh
Thành viên
6 Tháng mười một 2019
154
197
21
TP Hồ Chí Minh
Trường Đại Học Sư phạm TPHCM
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ruồi đẻ trứng vào bên trong cơ thể kiến bằng một chiếc vòi nhọn. Khi trứng nở, giòi lập tức di chuyển lên đầu kiến. Chúng sống tại đây trong hai tuần và ăn não của vật chủ. Sau khi ăn hết não, giòi phát triển thành nhộng trong chiếc đầu rỗng.

Kiến vẫn ăn, ngủ, thức giấc, đi lại bình thường khi không còn não, dường như kiến làm mọi việc theo sự điều khiển của nhộng. Do kiến không còn não nên chúng chỉ di chuyển theo quán tính. Nhộng đã biến kiến thành xác chết biết đi và sai khiến chúng. Khoảng 30 ngày kể từ khi trứng nở, nhộng đưa kiến tới nơi ẩm ướt, nhiều mùn ở xa tổ kiến. Tại đây chúng làm cho đầu kiến lìa khỏi xác để chui ra.

Khi tới tuổi sinh sản, chúng lại tìm kiến lửa để đẻ trứng. Dù ruồi phorid không thể giết chết toàn bộ kiến lửa trong tổ bằng cách đẻ trứng, song chúng là một giải pháp để con người kiểm soát số lượng kiến. Kiến lửa rất sợ ruồi phorid. Nếu thấy nhiều ruồi ở một khu vực nào đó, chúng sẽ không dám tới đó để kiếm ăn, sự hiện diện của ruồi có thể làm giảm tốc độ bành trướng của tổ kiến.

https://m.youtube.com/watch?feature=share&v=Yr9X7aa2d88
k2-1.jpg

Nguồn : Thế giới động vật Hoang dã
 

G-11F

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười một 2018
301
136
61
19
Hà Nội
Trung học Cơ Sở Vạn Phúc
Họ Ruồi lưng gù hay Ruồi phorid (Danh pháp khoa học: Phoridae) là một họ ruồi trong bộ Diptera, 23 loài thuộc nhóm ruồi phorid có khả năng tiêu diệt kiến, nhất là kiến lửa đỏ(Solenopsis invicta), 4 loài ruồi phorid đã được đưa vào bang Texas kể từ năm 1999. Chúng không để ý tới kiến bản địa mà chỉ đẻ trứng vào cơ thể những con kiến tới từ khu vực Nam Mỹ.
 

nguyenvanquangdang@gmail.com

Học sinh
Thành viên
6 Tháng mười một 2019
154
197
21
TP Hồ Chí Minh
Trường Đại Học Sư phạm TPHCM
Thông Tin Thêm

Ruồi Phorid còn được gọi là ruồi cống (nhưng khác loài spychodidae). Khi nhìn bằng mắt thường, ruồi phorid giống ruồi giấm phổ biến về hình dáng, với cơ thể dài từ 0,5-5,5 mm. Ruồi Phorid cũng được gọi là "ruồi lưng gù” do bướu trên lưng của chúng. Chúng được thấy ở khắp nơi trên thế giới, nhưng môi trường yêu thích của chúng là các khu vực nhiệt đới và ấm áp.

Ruồi phorid cũng được biết đến như ruồi ngũ cốc và ruồi quan tài vì chúng yêu thích các vật liệu hữu cơ đang bị phân hủy và nhiều độ ẩm – nơi vừa là nguồn thức ăn vừa là địa điểm tuyệt vời để đẻ trứng. Chúng yêu thích thịt mục nát và là sinh vật có lợi cho động vật và thực vật chết thối rữa. Ruồi Phorid có khả năng tạo ra các cộng đồng bền vững trong các quan tài và do đó chúng là mối quan tâm của giới pháp y. Một số loài ruồi phorid được sử dụng như tác nhân sinh học để kiểm soát của kiến lửa.
Vòng Đời

Giống như hầu hết các loài ruồi khác, ruồi phorid trải qua một chu kỳ sống bốn giai đoạn hoàn chỉnh bao gồm trứng, ấu trùng, nhộng và giai đoạn trưởng thành. Tùy thuộc vào loài, nhiệt độ và sự thuận lơi của môi trường, ruồi phorid cần từ 11-22 ngày hoặc nhiều hơn để trở thành ruồi trưởng thành.
 
Top Bottom