Sử Một số tư liệu về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1803 - 1870)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Vận tải và liên lạc:
- Năm 1807, R. Fulton (Mỹ) chế tạo xong một tàu thủy chạy bằng hơi nước. Ông ta đưa nồi hơi, máy hơi nước và bánh xe guồng vào tàu để tiện việc đi lại trên sông. Tàu của Fulton khởi hành trong chuyến đầu tiên từ New York đã chạy được 240km ngược dòng. Phấn khởi trước kết quả của cuộc hành trình đó, Fulton viết trong hồi ký: "Tôi đã vượt qua tất cả các thuyền chèo và thuyền buồm. Người ta có cảm tưởng rằng tất cả các thứ thuyền đó đều đứng im, bỏ neo". Năm 1819, chiếc tàu hơi nước đầu tiên đã vượt đại dương từ Mỹ sang Petersburgs. Vì không đem đủ than, nó chỉ chạy được một quãng.

- Máy hơi nước được ứng dụng vào vận tải đường sắt. Năm 1802, Richard Trevithick (Anh) chế tạo ra được đầu máy xe lửa chạy trên đường lát gạch. Năm 1814, G. Stephenson (Anh), con trai của một công nhân Anh, đã chế tạo ra đầu tàu hỏa đầu tiên kéo được 8 toa và chạy 6 km/h. Năm 1825, Anh khánh thành con đường xe lửa công cộng đầu tiên, xe chạy mỗi giờ được 10km. Đến giữa thế kỷ XIX, tốc độ xe lửa tăng lên 50km/h. Lúc đầu, người ta còn rất sợ đường sắt (ở Đức làm đường sắt cao hơn đầu người để cho súc vật khỏi sợ hãi và con người khỏi bị điên). Hệ thống đường sắt trên thế giới tăng từ 332 km (1830) tới hơn 200.000 km (1870)
Train.calcot.grange.750pix.jpg


2. Điện và điện báo
- Điện: Năm 1802, giáo sư Nga là V. Petrov làm được một điện tào lớn, gồm 4.200 rông-đen bằng kẽm và cũng ngần ấy rông-đen bằng đồng; ông buộc hai cục than vào dây của điện tào này. Khi ông để hai cục than đó sát vào nhau thì nẩy ra một tia lửa trắng hình vòng cung (gọi là hồ quang). Sau Petrov mấy năm, thí nghiệm này được Humphrey Davy (Anh) làm lại. Về sau, chính Petrov cũng cho rằng, ngọn lửa điện vừa dùng để soi sáng vừa dùng để nấu chảy kim loại (còn gọi là thuật luyện kim)
- Điện báo: năm 1832, một cựu chiến binh Nga trong chiến tranh vệ quốc 1812 là Schilling chế tạo ra máy điện báo, hoạt động bằng sự chuyển động của nam châm. Ít lâu sau, nhà bác học Jakobi cho máy điện báo nối từ Sakoie Selo (nay là thành phố Pushkin) đến Petersburgs. Năm 1844, S. Morse (Mỹ) chế tạo được máy điện báo viết, nhưng chưa đi tới chỗ máy điện báo có thể in được như Jakobi
- Tàu có động cơ: năm 1838, Jakobi chế tạo ra được xuồng có động cơ điện đầu tiên, chở được 40 người đi ngược sông Neva

3. Hàng không và kỹ thuật quân sự
- Hàng không: năm 1731, người chiết cây Nga là Criakudnoie ở Ryazan làm một cái túi lớn bằng giấy, bơm đầy hơi nóng và dùng quả cầu này để lên cao được hơn 10 ngọn cây bạch dương. Mãi đến năm 1783, anh em nhà Montgolfier (Pháp) mới tạo ra khinh khí cầu bơm hơi nóng để bay
- Vũ khí quân sự: năm 1850 - 1870 người ta chế tạo ra được đại bác bằng đồng nòng có rãnh. Súng trường bắn bằng đá lửa được thay bằng súng hơi. Các chất nổ như nitroglyxerin, thuốc đạn không khói, mìn giúp giảm nhẹ trọng lượng đầu đạn để đạn bắn xa hơn
Thủy quân có các tàu sắt có cánh quạt, thiết giáp hạm và dùng ngư lôi neo ngầm dưới biển. Trong chiến tranh Krym 1853 - 1856, Jakobi lần đầu tiên dùng ngư lôi để bảo vệ Kronstad chống lại các cuộc tấn công của hải quân Anh - Pháp. Năm 1864, A. Whitehead chế tạo thành công ngư lôi tự động nhưng mãi đến cuối thế kỷ XIX mới được áp dụng

4. Khoa học tự nhiên
- Năm 1842, nhà bác học Anh là J. Joule rồi tới nhà bác học Đức là Mayer đã tính toán ra được các hệ số của lực nhiệt tương đương (tức là sức nóng do đốt cháy chuyển thành động lực của máy hơi nước). Kế thừa Lomonosov (Nga), các ông đã phát triển thuyết này thành định luật bảo toàn năng lượng.
- Năm 1837, nhà bác học Tiệp Khắc là J. Purkynje (1787 - 1869) đã chứng minh rằng sinh hoạt của các tế bào thực vật và động vật là do sự phát triển và nhân (chia) của các tế bào. Luận thuyết này về sau được Svan và Sleiden phát triển thêm
- Năm 1856, nhà bác học Nga là N. Lobachevski của DH Kadal phát minh ra hình học Lobachevski (phát triển từ hình học phi Euclid). Cũng nhắc đến công lao của nhà bác học Nga là P. Chebisev, đã giải quyết nhiều vấn đề toán học mà trước đó chưa ai giải quyết được.
- Về hóa học, có các phát minh ra thuốc nhuộm bằng chất anilin của N.Zinin. Năm 1869, nhà bác học Nga là I. Mendeleev tạo ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đầu tiên
- Về sinh học: năm 1775, nhà bác học Kavernev (Nga) trong sách "Về tính bất định của các động vật" đã có ý kiến cho rằng, loài người từ khỉ mà ra. Sau đó, nhà bác học Anh là C. Darwin vào năm 1859 ra tác phẩm "Nguồn gốc của các loài theo con đường đào thải tự nhiên". Trong tác phẩm, ông chứng minh rằng: các loài động vật trên địa cầu đã phát triển từ các tổ chức tế bào đơn giản nhất đến các tế bào phức tạp nhất; tổ tiên xa xôi của loài người là các giống vật. Người ta có thể tạo ra loài vật mới bằng cách đào thải và tạp chủng.
Darwin và các bạn ra sức bảo vệ học thuyết trên. Trong hội nghị bác học Oxford, khi viên giám mục sỉ mạ bạn của Darwin là Huxley với câu nói: "rằng ông đã nghĩ về cái lý luận cho rằng người ta là từ khỉ mà ra. Liệu ông ấy cho rằng bản thân ông ông ta hoặc bà ông ta cũng là do con khỉ mà ra không ?". Trước sự cười nhạo của đám đông, Huxley trả lời: "học thuyết của Darwin không phải là một cái gì ngông cuồng trừu tượng, nó dùng một sợi dây lập luận để nối một số rất nhiều sự việc về sinh vật học (...) nếu đặt thẳng vấn đề ấy ra với tôi thì tôi trả lời rằng: tôi không xấu hổ vì xuất thân từ một giống vật đáng thương hại, dáng đi gù gù và kém thông minh; mà tôi sẽ xấu hổ
 

Bạc Liêu123

Banned
Banned
Thành viên
13 Tháng mười 2019
425
318
61
124
Bạc Liêu
ghh
1. Vận tải và liên lạc:
- Năm 1807, R. Fulton (Mỹ) chế tạo xong một tàu thủy chạy bằng hơi nước. Ông ta đưa nồi hơi, máy hơi nước và bánh xe guồng vào tàu để tiện việc đi lại trên sông. Tàu của Fulton khởi hành trong chuyến đầu tiên từ New York đã chạy được 240km ngược dòng. Phấn khởi trước kết quả của cuộc hành trình đó, Fulton viết trong hồi ký: "Tôi đã vượt qua tất cả các thuyền chèo và thuyền buồm. Người ta có cảm tưởng rằng tất cả các thứ thuyền đó đều đứng im, bỏ neo". Năm 1819, chiếc tàu hơi nước đầu tiên đã vượt đại dương từ Mỹ sang Petersburgs. Vì không đem đủ than, nó chỉ chạy được một quãng.

- Máy hơi nước được ứng dụng vào vận tải đường sắt. Năm 1802, Richard Trevithick (Anh) chế tạo ra được đầu máy xe lửa chạy trên đường lát gạch. Năm 1814, G. Stephenson (Anh), con trai của một công nhân Anh, đã chế tạo ra đầu tàu hỏa đầu tiên kéo được 8 toa và chạy 6 km/h. Năm 1825, Anh khánh thành con đường xe lửa công cộng đầu tiên, xe chạy mỗi giờ được 10km. Đến giữa thế kỷ XIX, tốc độ xe lửa tăng lên 50km/h. Lúc đầu, người ta còn rất sợ đường sắt (ở Đức làm đường sắt cao hơn đầu người để cho súc vật khỏi sợ hãi và con người khỏi bị điên). Hệ thống đường sắt trên thế giới tăng từ 332 km (1830) tới hơn 200.000 km (1870)
Train.calcot.grange.750pix.jpg


- Điện: Năm 1802, giáo sư Nga là V. Petrov làm được một điện tào lớn, gồm 4.200 rông-đen bằng kẽm và cũng ngần ấy rông-đen bằng đồng; ông buộc hai cục than vào dây của điện tào này. Khi ông để hai cục than đó sát vào nhau thì nẩy ra một tia lửa trắng hình vòng cung (gọi là hồ quang). Sau Petrov mấy năm, thí nghiệm này được Humphrey Davy (Anh) làm lại. Về sau, chính Petrov cũng cho rằng, ngọn lửa điện vừa dùng để soi sáng vừa dùng để nấu chảy kim loại (còn gọi là thuật luyện kim)
- Điện báo: năm 1832, một cựu chiến binh Nga trong chiến tranh vệ quốc 1812 là Schilling chế tạo ra máy điện báo, hoạt động bằng sự chuyển động của nam châm. Ít lâu sau, nhà bác học Jakobi cho máy điện báo nối từ Sakoie Selo (nay là thành phố Pushkin) đến Petersburgs. Năm 1844, S. Morse (Mỹ) chế tạo được máy điện báo viết, nhưng chưa đi tới chỗ máy điện báo có thể in được như Jakobi
- Tàu có động cơ: năm 1838, Jakobi chế tạo ra được xuồng có động cơ điện đầu tiên, chở được 40 người đi ngược sông Neva
- Hàng không: năm 1731, người chiết cây Nga là Criakudnoie ở Ryazan làm một cái túi lớn bằng giấy, bơm đầy hơi nóng và dùng quả cầu này để lên cao được hơn 10 ngọn cây bạch dương. Mãi đến năm 1783, anh em nhà Montgolfier (Pháp) mới tạo ra khinh khí cầu bơm hơi nóng để bay
Ơ, thầy không copy mục 2. nữa à?
Bài viết chỉ có mục “1. Vận tải và liên lạc” mà không có mục 2. thì nhìn sao sao á!

Ps: mới phát thảo nháp thôi; đang viết này ông cụ khó tính quá hà !!!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom