Sử 11 [Sử kết hợp Văn] Trận đánh Cần Giuộc - Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I/ Trận đánh Cần Giuộc:
  • Năm 1858, Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Đầu năm 1589 thì chúng vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân miền Trung, đối mặt với một trận đại dịch. => Pháp quay mũi thuyền vào Nam và tấn công thành Gia Định.
  • Nguyễn Tri Phương cho xây dựng công sự đại đồn để bao vây giặc, bảo vệ thành gia định
  • 1861, Pháp Tấn công đại đồn, sau đó tấn công Tân An, Cần Giuộc, Gò Công. Tại Cần Giuộc, chúng đóng đồn tại trung tâm Huyện Lị, gần sông Cần Giuộc, cạnh chợ Trường Bình cách chùa Tống Thành khoảng 2km.
  • Đêm 16/12/1961 (rằm tháng 11 âm lịch), Nghĩa quân đã tập hợp ở chùa Tân Thành sau đó kéo nhau lên huyện Lị, tấn công đồn Lang San. Vì kẻ thù trở tay không kịp nên trong hai ngày đầu, Nghĩa Quân tiêu diệt được 1 số quan quân giặc, chém được đầu viên quan hai Pháp, giết được 1 quan tri huyện tay sai.
  • Sáng ngày thứ 3, Pháp có viện binh và phản quân, nghĩa quân rút về, khi bơi qua sông Cần Giuộc bị súng của kẻ thù bắn xuống, 21 người hi sinh....
II. Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc:

Sau sự hi sinh của 21 nghĩa sỹ, tuần phủ Gia Định bấy giờ là Đỗ Quang đã ra lệnh tổ chức lễ truy điệu cho các liệt sỹ hi sinh. Nguyễn Đình Chiểu lúc này đang chạy giặc ở quê vợ, đã được giao nhiệm vụ viết văn tế các nghĩa sỹ đã hi sinh trong trận đánh này.
=> Đây chính là hoàn cảnh ra đời của "Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc"

Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc đã ca ngợi, thương tiếc và kính phục những chiến binh quả cảm - những người nông dân áo vải đã quyết tâm đứng lên bảo vệ quê hương khi kẻ thù xâm lăng...

"Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả thật là sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước... Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca của người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang" - Phạm Văn Đông....

Bạn đã đọc tác phẩm này chưa? Hãy cho mình xin cảm nhận của các bạn về tác phẩm này nhé!
 
Top Bottom