Sinh [Minigame tuần] Vừa học vừa chơi cùng tranh ảnh Sinh học - Số thứ 4

Status
Không mở trả lời sau này.

quân pro

Cựu CTV Confession
Thành viên
22 Tháng bảy 2017
1,262
3,224
356
Hà Nội
THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm
Hế lô cả nhà:Rabbit34, ngày đầu tuần của các bạn thế nào, chia sẻ cùng mình với nào.

Hôm nay là tối thứ 2 và lại là ngày mình hẹn đăng câu hỏi của minigame, các bạn có hóng không nào???:Rabbit16

Một lần nữa xin được chúc mừng hai bạn @Nguyễn Linh_2006@Thiên Thuận đã xuất sắc nhận được 500HMCoin, một phần quà thật khủng khiếp:D:Rabbit19:Rabbit19

Ngoài ra còn 5 bạn khác đã may mắn nhận 100HMCoin khi BTC quay vòng random :Rabbit40:Rabbit40

Đã có thêm một phần quà nữa dành cho bạn có bài viết hay nhất về chủ đề của tuần trước đó là 200HMCoin, kết quả tuần trước đã có, các bạn vào lại topic số thứ 3 để đăng bài tham gia nhé, hạn trong tuần này:Rabbit26:Rabbit26

Haizza, quà nhiều quá ta, nhìn là muốn hoa mắt rồi, đến với câu hỏi tuần này luôn thôi chứ nhỉ:rongcon31:rongcon31


Hình ảnh trên cho bạn liên tưởng đến căn bệnh nào? Nêu nguyên nhân và một số thông tin bạn biết về nó.

Chà chà, câu hỏi này khá hay phải không?:Chuothong17
Còn chần chừ gì nữa, nhanh tay trả lời để rinh nhiều phần quà hấp dẫn thôi nào:Chuothong37


Các bạn nhớ đón xem kết quả vào 20:00 chủ nhật ngày 6/10/2019 nhé:Tonton21
Cuối cùng, Hằng xin chúc các bạn có một tuần mới với nhiều niềm vui :):Tonton2
Thân!:Tonton1
Bệnh bạch biến (Giống lang ben ghê!)
Bệnh da liễu phổ biến do sắc tố da bị phân huỷ, khi mắc chỉ mất thẩm mỹ thôi chứ không bị sao cả.
 

0934097212

Học sinh
Thành viên
5 Tháng chín 2019
81
50
26
18
TP Hồ Chí Minh
Trường THCS Lê Lợi
Đó là bệnh bạch biến
Bạch biến là một bệnh tự miễn, là hiện tượng sắc tố của da bị rối loạn do sự phá hủy và mất đi tế bào sinh sắc tố. Bệnh bạch biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính và làm ảnh hưởng tới mặt thẩm mỹ.
Nguyên nhân chính xác gây bệnh bạch biến tới nay vẫn chưa được kết luận cụ thể. Có một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố di truyền và tự miễn dịch là nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra, yếu tố rối loạn thần kinh, xúc động, căng thẳng thần kinh, rối loạn giao cảm. Một số trường hợp liên quan tới chức năng tuyến giáp, thượng thận, tuyến yên, tuyến sinh dục….cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bạch biến.
bệnh bạch biến xuất hiện trên da với những nốt nổi thành từng chấm hoặc đám da màu trắng bạch. Các đám bạch biến có ranh giới rõ rệt, viền da lành xung quanh sẫm màu hơn. Da trên đám bạch biến vẫn bình thường không bị teo, không đau ngứa. Lông trên đám bạch biến cũng bị trắng như cước.
Bệnh bạch biến thường gặp nhiều ở mu bàn tay, cổ tay, cẳng tay, lưng, cổ, vùng mặt và vùng sinh dục. Bệnh có thể lan rộng ra sang những vùng da khác xung quanh.
Bệnh bạch biến thường tiến triển không theo quy luật, chúng ta không thể biết bệnh khởi phát khi nào. Bệnh có thể xuất hiện ngay sau một chấn thương tinh thần hoặc chấn thương thể chất nặng. Bệnh bạch biến thường tiến triển mạn tính, tăng lên vào mùa hè, giảm đi vào mùa đông hoặc ổn định lâu dài.
Tổn thương bạch biến có thể khu trú hoặc rải rác, đối xứng, hình tròn, bầu dục hoặc nhiều cạnh nham nhở như bản đồ. Bệnh bạch biến có 15-30% tự khỏi.
Do nguyên nhân gây bệnh bạch biến chưa rõ ràng, cụ thể nên việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
Cách chữa trị bệnh bạch biến chủ yếu là điều trị theo cơ chế và triệu chứng bằng nhiều phương pháp khác nhau như dùng thuốc bôi, thuốc uống, quang hóa trị liệu, ghép da, cấy tế bào sắc tố. Tùy vào độ tuổi, mức độ bệnh, vị trí thương tổn, thời gian xuất hiện bệnh…mà có phương pháp điều trị bệnh bạch biến khác nhau. Để mang lại hiệu quả cao, cải thiện nhanh chóng tình trạng bạch biến, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị đúng phương pháp.
Lời khuyên cho người bệnh bạch biến là nên an tâm điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Tránh tự ý mua thuốc về chữa bệnh tại nhà. Nếu dùng không đúng thuốc có thể làm bệnh bạch biến tiến triển nhiều hơn trên da, ảnh hưởng xấu tới mặt thẩm mỹ và khó chữa trị.
Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh bạch biến là giữ cơ thể luôn khỏe mạnh, vận động thể duc thể thao hợp lý để tăng cường sức khỏe. Đồng thời có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
 
  • Like
Reactions: Đỗ Hằng

Phủ Thiên

Học sinh chăm học
Thành viên
9 Tháng tám 2019
580
615
121
16
Bình Định
Trường Free
Bệnh bạch biến là một loại bệnh da liễu thường gặp mà trong đó các tế bào sắc tố da bị phá hủy từ đó làm thay đổi màu da. Bệnh biểu hiện bởi những dát, mảng giảm sắc tố so với vùng da xung quanh, không ngứa, không đóng vảy, giới hạn rõ. Đây là bệnh lành tính, không lây, và có ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ.
Tại Việt nam chưa có thống kê chính thức về tỷ lệ mắc bệnh. Bệnh bạch biến có thể gặp mọi lứa tuổi và mọi giới. Lứa tuổi thường gặp nhất là từ 10-30, hơn 50% xảy ra trước 20 tuổi và có thể gặp bệnh bạch biến ở trẻ em. Bệnh phân bố nhiều ở các nước vùng nhiệt đới và ở những chủng người da màu. Bệnh có tính chất gia đình nhưng chưa có nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn bệnh bạch biến có di truyền không.
Bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh, đặc biệt ở sự phức tạp của nguyên nhân cũng như những khó khăn trong điều trị.
Hiện chưa có số liệu nghiên cứu chính xác về tỷ lệ bạch biến tại Việt Nam. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ bệnh chiếm 1%. Bệnh có tính chất gia đình trong khoảng 30% các trường hợp. Hầu hết bệnh nhân đều khỏe mạnh, có kết hợp với các bệnh lý tự miễn khác như bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, thiếu máu, thiểu sản tủy. Do đó, ngoài khía cạnh thẩm mỹ, cần quan tâm chú ý đến các bệnh lý đi kèm.
Nguyên nhân bệnh Bạch biến

Nguyên nhân gây bệnh bạch biến còn chưa được biết rõ. Chỉ có một điều chắc chắn rằng bạch biến xuất hiện là do sự giảm số lượng và chất lượng của các tế bào sắc tố da ở vùng da bị bệnh. Một vài giả thuyết cho rằng bệnh bạch biến có thể do ảnh hưởng của bệnh tự miễn hoặc có thể do di truyền, liên quan đột biến ở gen DR4, B13 hoặc BW35 của HLA. Các tự kháng thể xem các tế bào sắc tố như là các kháng nguyên và chống lại chúng, phá hủy tế bào sắc tố và làm giảm sản xuất sắc tố melanin. Khoảng 20 - 30% bệnh nhân bạch biến có tự kháng thể chống lại tế bào của tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục, gan tụy nên một số bệnh nhân bạch biến có các bệnh lý kèm theo liên quan đến các cơ quan kể trên.
Triệu chứng bệnh Bạch biến

Biểu hiện chính của bệnh bạch biến là những dát, mảng trắng, giới hạn rõ, mất sắc tố da so với những vùng da xung quanh do các tế bào sắc tố da ở đó đã không còn hoặc đã ngưng hoạt động. vị trí thường xuất hiện của các mảng bạch biến là những vùng hở, phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời như tay, chân, mặt, môi.
Da trên đám bạch biến vẫn bình thường, không bị teo, không đóng vảy, cảm giác trên da không biến đổi, không đau ngứa, không tê dại. Lông trên đám bạch biến cũng bị trắng.
Phụ thuộc vào thể bệnh bạch biến, các mảng da bị đổi màu có thể xuất hiện theo cách khác nhau:
Thể bạch biến toàn thân: đây là thể bệnh phổ biến nhất. Các mảng bạch biến thường xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể và có tính chất đối xứng
Thể bạch biến phân đoạn: thường biểu hiện chỉ một bên hoặc một vùng trên cơ thể. Thể này có xu hướng xuất hiện ở những bệnh nhân trẻ tuổi hơn, chỉ tiến triển trong vòng 1 đến 2 năm.
Thể bạch biến khu trú: chỉ xảy ra ở một vài vị trí trên cơ thể.
Rất khó để dự đoán được tiến triển của bệnh. Đôi khi các mảng bạch biến sẽ tự khu trú mà không cần điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, các mảng da mất sắc tố sẽ lan rộng ra. Bệnh tiến triển mạn tính, có những đợt nặng lên, tổn thương thường nặng lên vào mùa hè, giảm đi vào mùa đông.
Bệnh nhân càng trẻ, tiên lượng càng tốt với thời gian bị bệnh càng ngắn và có nhiều hy vọng khỏi bệnh hơn. Ngược lại, bệnh nhân, càng lớn tuổi, thời gian mắc bệnh càng kéo dài, kết quả đáp ứng điều trị càng kém đi.
Đường lây truyền bệnh Bạch biến

Đây là bệnh ngoài da hoàn toàn không lây cho những người xung quanh, bao gồm cả những người tiếp xúc gần gũi với người bệnh.
Đối tượng nguy cơ bệnh Bạch biến

Đối tượng nguy cơ của bệnh bạch biến bao gồm những người bị các sang chấn tâm lý nặng nề, bị cháy nắng hoặc rám nắng.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Bạch biến

Chẩn đoán bệnh bạch biến chủ yếu dựa vào việc khai thác tiền sử và các triệu chứng lâm sàng. Việc thăm khám và hỏi bệnh sử giúp loại trừ một số bệnh lý khác như viêm da hoặc vảy nến. bác sĩ sử dụng đèn chiếu tia UV lên da để xác định xem bệnh nhân có mắc bệnh bạch biến không.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định để làm thêm các xét nghiệm khác như:
  • Sinh thiết một mẩu da ở vùng thương tổn
  • Lấy máu để tìm kiếm các nguyên nhân tự miễn bên dưới như thiếu máu hoặc đái tháo đường
Các biện pháp điều trị bệnh Bạch biến

Bệnh bạch biến có chữa được không?
Do nguyên nhân gây bệnh bạch biến vẫn chưa được hiểu rõ nên vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. hiện nay, điều trị bệnh còn nhiều khó khăn, việc điều trị chỉ mới dừng lại ở việc giải quyết triệu chứng.
Nguồn : Internet
 
  • Like
Reactions: Đỗ Hằng

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,764
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,764
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
Vì lí do công việc nên mình xin mở topic ngay lúc này, nhưng 20:00 tối nay sẽ có kết quả, sau 20:00 các bạn mới được đăng bài viết về bệnh bạch biến vào đây và mới được tính là bài hợp lệ nhé.
Hằng xin chúc các bạn cuối tuần vui vẻ
 

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,764
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
Chào cả nhà,:Chicken19:Chicken19 chắc bây giờ các bạn đang hóng kết quả lắm rồi nè, và nhiệm vụ của mình là công bố kết quả cho các bạn đây!

Tuần vừa qua của các bạn thế nào, vui chứ, còn mình thì kiểm tra dồn dập nên hơi bận xíu, nhưng không sao, mình vẫn tranh thủ chấm bài cho tất cả các bạn, để các bạn không phải chờ lâu:rongcon15:rongcon15

Và sau đây chính là câu trả lời: (Tất cả các bạn đều trả lời đúng bệnh, mình rất vui :D)

Câu trả lời
1. Bệnh trong ảnh là bệnh bạch biến
2. Nguyên nhân: stress, chấn thương, do tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, thiếu máu, tiểu đường loại I,... gây sự mất đột ngột các sắc tố melanin trong da, khiến da có màu trắng sữa (Nhiều người rất đen nhưng những chỗ bị bạch biến người ta thường đùa là trắng như hotgirl :D) Bệnh bạch biến không gây bất cứ tác hại nào đến sức khỏe, chỉ có điều người bệnh dễ bị ung thư da do các tia UV, tia cực tím, không được các sắc tố melanin ngăn lại không cho thâm nhập vào bên trong.
3. Những điều bạn biết: bạn có thể kể triệu chứng, cách chữa trị,... như các bạn bên trên đã nêu rất tốt :)
[TBODY] [/TBODY]

Bệnh bạch biến ở người gây mất thẩm mỹ nhưng ở động vật lại tạo ra những màu lông một không hai cho chúng đấy
:rongcon23:rongcon23
Cute chưa nè:D
tải xuống (1).jpg tải xuống.jpg tải xuống (2).jpg
Nhìn mấy bé mèo ngầu ghê ><

Và đây là phần mong đợi nhất
Sau đây là kết quả số này:
Vì số này không có bài bị loại nên số quay random sẽ là STT của các bạn luôn nhé:Rabbit16:Rabbit16

STTTên nick diễn đànGiải thưởngThưởng HMCoinGhi chú
1@Giang2k5 Giải may mắn100HMCoin
2@Bắpie Kute
3@B.N.P.Thảo
4@Khánh Ngô Nam
5@mikhue Giải may mắn100HMCoin
6@Dương 10 năm sau Giải đặc biệt500HMCoin
7@anlong6@gmail.com
8@mbappe2k5
9@mangthibanhao@gmail.com
10@Nguyễn Linh_2006Giải đặc biệt500HMCoin
11@vũ đức hải 24082007
12@Thiên Thuận
13@thach200712
14@Lyo-chan
15@Nguyễn Thành Long vpltGiải may mắn100HMCoin
16@Quân (Chắc Chắn Thế)
17@Khánh Hồ Bá
18@quân pro
19@0934097212 Giải may mắn100HMCoin
20@Phủ Thiên Giải may mắn100HMCoin
[TBODY] [/TBODY]
Như mình đã phổ biến, minigame có thêm một giải thưởng cho bạn nào có bài đăng hay, chất lượng về chủ đề của tuần trước, và giải thưởng tuần này xin trao cho bạn @mbappe2k5 , bạn đã rất cố gắng trong việc tìm hiểu kiến thức mới xoay quanh công nghệ SmartfACE và đã sở hữu thêm 200HMCoin từ minigame.

Và nhiệm vụ của các bạn trong tuần tới là phải đăng bài về chủ đề bệnh bạch biến, nhớ deadline là tối thứ 6 lúc 20:00 nhé, đăng luôn vào topic này:meohong9:meohong9

Cùng vỗ tay hoan hô các bạn có thưởng nào cũng như cổ vũ tinh thần cho những bạn chưa may mắn có giải, mong những vòng sau, các bạn sẽ đạt được thật nhiều giải luôn nè:rongcon28:rongcon28

Video quay giải random


Cuối cùng, Hằng xin chúc các bạn cuối tuần vui vẻ! Hẹn gặp lại vào 20:00 tối thứ 2 ngày 7/10/2019 nhé:Tonton1

 
Last edited by a moderator:

Giang2k5

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng chín 2018
569
868
121
Gia Lai
!@#$&...
Bệnh bạch biến (Vitiligo):
Triệu chứng:
Bệnh bạch biến xuất hiện trên da với những nốt nổi thành từng chấm hoặc đám da màu trắng bạch. Các đám bạch biến có ranh giới rõ rệt, viền da lành xung quanh sẫm màu hơn. Da trên đám bạch biến vẫn bình thường không bị teo, không đau ngứa. Lông trên đám bạch biến cũng bị trắng như cước.
Bệnh bạch biến thường tiến triển không theo quy luật, chúng ta không thể biết bệnh khởi phát khi nào. Bệnh có thể xuất hiện ngay sau một chấn thương tinh thần hoặc chấn thương thể chất nặng. Bệnh bạch biến thường tiến triển mạn tính, tăng lên vào mùa hè, giảm đi vào mùa đông hoặc ổn định lâu dài.
Tổn thương bạch biến có thể khu trú hoặc rải rác, đối xứng, hình tròn, bầu dục hoặc nhiều cạnh nham nhở như bản đồ. Bệnh bạch biến có 15-30% tự khỏi.
benh-bach-bien.jpg
Sang thương bạch biến thường xuất hiện ở mặt, cổ, ngực,cơ quan sinh dục ngoài, quanh các lỗ thiên nhiên, niêm mạc, mặt duỗi bàn tay bàn chân. Bệnh có thể khu trú chỉ với một hoặc vài tổn thương hay lan toả với tổn thương rộng hơn, nhiều hơn và có thể chiếm đến trên 80% diện tích cơ thể. Do có tình trạng mất sắc tố melanin, vùng da bạch biến rất dễ bị bỏng nắng và bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư da. Bệnh thường kết hợp với những bất thường ở mắt, đặc biệt là viêm mống mắt.
Đối tượng:
Bạch biến có thể xảy ra khắp nơi, không phân biệt tuổi, giới tính hay chủng tộc, chiếm tỉ lệ 1% – 2% dân số thế giới. Bệnh chưa rõ nguyên nhân nhưng nhiều giả thiết cho rằng có thể do các yếu tố tự miễn, tự độc tế bào, di truyền hay thần kinh gây ra. Điều kiện thuận lợi gây khởi phát bạch biến: stress, chấn thương, tiếp xúc với hoá chất (phenol, thiol), phỏng nắng, bệnh tự miễn (rụng tóc từng vùng, bệnh tuyến giáp tự miễn Graves, thiếu máu ác tính, tiểu đường type I, bệnh Addison , viêm gan tự miễn).
Nguy cơ:
Do nguyên nhân gây bệnh bạch biến chưa rõ ràng, cụ thể nên việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
Bạch biến là một bệnh da lành tính, không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe chung nhưng làm mất thẩm mỹ, có thể gây mặc cảm xã hội đau khổ cho người mắc bệnh.
Cần có bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi thường xuyên vì thời gian điều trị bệnh kéo dài và có thể gây một số tai biến cho bệnh nhân.
Chữa trị:
Cách chữa trị bệnh bạch biến chủ yếu là điều trị theo cơ chế và triệu chứng bằng nhiều phương pháp khác nhau như dùng thuốc bôi, thuốc uống, quang hóa trị liệu, ghép da, cấy tế bào sắc tố. Tùy vào độ tuổi, mức độ bệnh, vị trí thương tổn, thời gian xuất hiện bệnh…mà có phương pháp điều trị bệnh bạch biến khác nhau. Để mang lại hiệu quả cao, cải thiện nhanh chóng tình trạng bạch biến, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị đúng phương pháp.
Có nhiều lựa chọn khác nhau trong điều trị bạch biến nhằm phục hồi sắc tố cho vùng da bệnh với những ưu điểm cũng như bất lợi riêng. Không phương pháp điều trị nào có kết quả hoàn toàn hay thích hợp cho tất cả bệnh nhân bạch biến.
benh-bach-bien%202.jpg
1. Kem chống nắng SPF>45: ngăn phỏng nắng vùng da bệnh, giảm tổn hại da do nắng (hiện tượng Koebner), giảm rám nắng vùng da không bệnh chung quanh.
2. Mỹ phẩm: dùng để che phủ sang thương bạch biến khu trú ở mặt, cổ, bàn tay.
Ưu điểm: chi phí thấp, dễ thực hiện, ít tác dụng phụ và có thể giúp tổn thương có màu rất giống màu da thường.
3. Corticosteroids bôi tại chổ:
a. Đối với các sang thương giới hạn, thường là thuốc đầu tay cho trẻ em
b. Vị trí: mặt - có đáp ứng tốt nhất, cổ, tứ chi (trừ ngón tay, ngón chân)
c. Dùng corticosteroids tác dụng mạnh trong 1-2 tháng đầu, sau đó giảm liều dần bằng corticosteroids yếu hơn
d. Trẻ em và sang thương lớn hơn: dùng corticosteroids tác dụng trung bình. Cẩn thận khi dùng quanh mắt vì thuốc có thể gây tăng nhãn áp.
e. Theo dõi bằng đèn Wood. Nếu không đáp ứng sau 3 tháng điều trị, nên ngưng bôi thuốc tiếp (30%-40% đáp ứng chậm sau 6 tháng).
f. Dễ thoa, dễ tuân thủ, giá rẻ, thích hợp cho các sang thương giới hạn
g. Tái phát sau khi ngưng thuốc. Tác dụng phụ: teo da, dãn mạch, rạn da…cần được theo dõi kỹ.
4. Điều hòa miễn dịch tại chỗ:
a. Tacrolimus ointment 0.03% - 0.1% hay Pimecrolimus 1%, bôi 2 lần/ ngày đặc biệt ở mặt và cổ
b. Hiệu quả hơn khi phối hợp với UVB hay Laser excimer (308nm)
c. An toàn cho trẻ em hơn corticosteroids.
5. Calcipotriol tại chỗ:
a. Calcipotriol 0.005%, dễ chấp nhận về mặt thẩm mỹ.
b. Có thể phối hợp corticosteroid tại chổ cho cả người lớn và trẻ em để sắc tố tái tạo nhanh và ổn định hơn.
6. Pseudocatalase phối hợp NB-UVB:
a. Da bệnh nhân bạch biến có rất ít catalase là 1 enzyme giúp giảm tổn hại da. b. Điều trị thay thế bằng pseudocatalase kết hợp với UVB dải sóng hẹp có thể tăng tái tạo sắc tố da và ngăn bệnh tiến triển.
7. Điều trị toàn thân:
a. Thuốc ức chế miễn dịch có nhiều tác dụng phụ, ít được chỉ định.
b. Corticosteroids có thể dùng điều trị xung (pulse therapy), giúp ngăn ngừa tình trạng mất sắc tố diễn tiến nhanh.
8. Psoralen + UV A:
a. 8-methoxypsoralen + UVA (320-400nm) có tác dụng rất tốt, cần điều trị nhiều tháng. PUVA kích hoạt tyrosinase là 1 enzyme có vai trò tổng hợp melanin.
b. PUVA tại chỗ: áp dụng cho tổn thương bạch biến<20% diện tích da. Psoralen uống: khi sang thương phát triển nhiều hay không đáp ứng với PUVA tại chỗ.
c. Thân, gốc chi, mặt, da đen đáp ứng tốt; tổn thương đầu chi đáp ứng kém
d. Tác dụng phụ: tăng sắc tố vùng da xung quanh sang thương, nhiễm độc da do ánh sáng và ngứa dữ dội.
e. 70% - 80% bệnh nhân có đáp ứng tốt, <20% hồi phục sắc tố hoàn toàn
9 UVB dải sóng hẹp (311nm): (NB – UVB)
a. Lựa chọn đầu, bạch biến có tổn thương rộng lớn đáp ứng hiệu quả -67% hơn PUVA tại chỗ (46%), ngưng nếu không cải thiện sau 6 tháng.
b. 53% trẻ có hồi phục sắc tố >3/4 sau NB-UVB 6 tháng; 6% hồi phục hoàn toàn.
c. Mặt, thân, gốc chi hiệu quả hơn so với đầu chi.
10. Laser Excimer (308nm):
a. Hiệu quả rất tốt nếu chiếu 3 lần/ tuần x 12 tuần, liều đầu 50-100 mJ/cm2
b. Mặt đáp ứng tốt; bàn tay, bàn chân đáp ứng kém
11. Khử sắc tố: (depigmentation)
a. Monobenzyl ether của hydroquinone (Monobenzone) là chất duy nhất làm da bình thường mất dần sắc tố ở bệnh nhân bạch biến nặng.
b. Monobenzone là độc chất phenol, hủy melanocytes thượng bì làm mất sắc tố da khi dùng kéo dài, giúp tạo nên sự đồng nhất màu da dễ chấp nhận về mặt thẩm mỹ đối với các bệnh nhân có sự tương phản rõ rệt giữa da bệnh với da lành chung quanh .
c. Dạng bào chế: cream 20% - 40%.
d. Tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác 1 giờ sau khi bôi thuốc vì có thể làm tổn hại cho da người tiếp xúc.
e. Monobenzone làm da bị kích thích và có thể gây phản ứng mẫn cảm.
12. Ghép mỏng tự thân Thiersch:
a. Dùng dao mổ hay dao lóc da mỏng để bào da vùng cho.
b. Diện tích da mất sắc tố điều trị mỗi lấn: 6-100cm2, có thể ghép vùng da rộng để rút ngắn thời gian điều trị. Thường cho kêt quả tốt đối với trường hợp bạch biến ở môi
c. Bất tiện: Gây mê toàn thân, có thể gây sẹo phì đại cả vùng da cho và nhận.
13. Ghép tự thân Mini- punch:
a. Khoan vùng da cho-nhận nhỏ 1.20mm - 1.25mm , cách nhau 4-5mm, không làm mất thẩm mỹ, cung cấp lượng tế bào hắc tố vừa đủ để kích thích sự tái tạo sắc tố.
14. Ghép melanocytes tự thân nuôi cấy:
a. Điều trị bạch biến có sang thương lớn bằng cách ghép tế bào hắc tố được nuôi cấy từ những mẫu da cho trong phòng thí nghiệm.
b. Kỹ thuật phức tạp, giá thành đắt, khó thực hiện.
15. Điều trị dự phòng:
a. Không có thuốc phòng ngừa bạch biến.
b. Corticosteroids dùng toàn thân hay Pseudocatalase tại chỗ có thể làm chậm sự mất sắc tố ở một số bệnh nhân bị bạch biến đang tiến triển.
Lời khuyên:
Nên an tâm điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Tránh tự ý mua thuốc về chữa bệnh tại nhà. Nếu dùng không đúng thuốc có thể làm bệnh bạch biến tiến triển nhiều hơn trên da, ảnh hưởng xấu tới mặt thẩm mỹ và khó chữa trị. Người bệnh nên tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.
Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh bạch biến là giữ cơ thể luôn khỏe mạnh, vận động thể dục thể thao hợp lý để tăng cường sức khỏe. Đồng thời có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
Khác:
Bệnh bạch biến ảnh hưởng trung bình từ 0,5% đến 2% dân số thế giới, tuy nhiên số lượng này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhóm khu vực và tuổi tác. Tổng số người bị bạch biến được ước tính vào khoảng 65 – 95 triệu người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn nhiều bởi vì bạch biến là một bệnh chưa được báo cáo đầy đủ.
Không phải tất cả các mảng trắng trên da là bệnh bạch biến - trong thực tế các mảng trắng giống bạch biến là không phải bất thường trên da và được đặt tên Leukodermas. Bệnh bạch biến là một hình thức cụ thể của Leukoderma với các tính năng riêng biệt mà phân biệt nó từ các Leukodermas khác.
Leukoderma hóa học có thể được gây ra bởi thuốc nhuộm, nước hoa, chất tẩy rửa, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, bao cao su cao su, dép cao su, vớ đen và giày dép, bút kẻ mắt, son lót, son môi, kem đánh răng, thuốc sát trùng với phenolic-phái sinh, và thủy ngân xà phòng diệt khuẩn chứa i-ốt. Leukoderma hóa học có thể gây ra bệnh bạch biến nghề nghiệp hoặc dạng bạch biến tổng quát.
Bạch biến nghề nghiệp có thể xảy ra ở những người làm việc với các chất làm mất sắc tố như hydroquinone, catechol butyl paratertiary, phenol butyl paratertiary, amilic phenol paratertiary, và hydroquinone monomethyl ether. Cách duy nhất để biết chắc chắn xem bạn có phải mắc căn bệnh bạch biến hay không là nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.
- Tránh nhầm lẫn giữa bệnh bạch biến và bạch tạng:
Bạch tạngBạch biến
- Là bệnh giảm sắc tố di truyền, tính lặn với biểu hiện giảm hoặc mất sắc tố ở da, tóc và võng mạc.

- Hậu quả:
  • Thị lực giảm
  • không chịu được ánh sáng mặt trời
  • Người bệnh sợ ánh sáng và nhãn cầu bị giật khi tiếp xúc với ánh sáng
  • da nhạy cảm với tia cực tím -> dễ bị ung thư da khi tiếp xúc với ánh nắng
=> Vì vậy người bệnh cần đeo kính và che kín đáo, hạn chế ra ngoài nơi ánh sáng, ánh nắng chiếu trực tiếp.
- Là bệnh giảm sắc tố da khu trú, tự phát với biểu hiện là các dát trắng.

- Hậu quả: Như trên








=> Vì vậy người bệnh bạch biến cần chú ý sức khỏe của mình, không chỉ quan tâm ở khía cạnh thẩm mỹ đơn thuần.
[TBODY] [/TBODY]
Nguồn: Google
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006

Dương Phạm 106

Cựu Kiểm soát viên | Cựu CTV CLB Địa lí
HV CLB Địa lí
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,991
4,238
471
Hà Nội
Trường THCS ...
Bệnh bạch biến là một loại bệnh da liễu thường gặp trong đó các tế bào sắc tố da bị phá hủy từ đó làm thay đổi màu da.
Biểu hiện
-Những dát, mảng giảm sắc tố so với vùng da xung quanh, không ngứa, không đóng vảy, giới hạn rõ.
Nguyên nhân
- Do sự giảm số lượng và chất lượng của các tế bào sắc tố da ở vùng da bị bệnh.
- Có thể do ảnh hưởng của bệnh tự miễn hoặc có thể do di truyền.Các tự kháng thể xem các tế bào sắc tố như là các kháng nguyên và chống lại chúng, phá hủy tế bào sắc tố và làm giảm sản xuất sắc tố melanin. Khoảng 20 - 30% bệnh nhân bạch biến có tự kháng thể chống lại tế bào của tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục, gan tụy nên một số bệnh nhân bạch biến có các bệnh lý kèm theo liên quan đến các cơ quan kể trên.
Đối tượng
Bạch biến xảy ra khắp nơi, không phân biệt tuổi, giới tính hay chủng tộc, chiếm tỉ lệ 1% – 2% dân số thế giới.
Điều trị
benh-bach-bien%202.jpg

1. Kem chống nắng SPF>45: ngăn phỏng nắng vùng da bệnh, giảm tổn hại da do nắng giảm rám nắng vùng da không bệnh chung quanh.​
2. Mỹ phẩm: dùng để che phủ sang thương bạch biến khu trú ở mặt, cổ, bàn tay.
Ưu điểm: chi phí thấp, dễ thực hiện, ít tác dụng phụ và có thể giúp tổn thương có màu rất giống màu da thường.
3. Corticosteroids bôi tại chổ:
a. Đối với các sang thương giới hạn, thường là thuốc đầu tay cho trẻ em
b. Vị trí: mặt - có đáp ứng tốt nhất, cổ, tứ chi (trừ ngón tay, ngón chân)
c. Dùng corticosteroids tác dụng mạnh trong 1-2 tháng đầu, sau đó giảm liều dần bằng corticosteroids yếu hơn
d. Trẻ em và sang thương lớn hơn: dùng corticosteroids tác dụng trung bình. Cẩn thận khi dùng quanh mắt vì thuốc có thể gây tăng nhãn áp.
e. Theo dõi bằng đèn Wood. Nếu không đáp ứng sau 3 tháng điều trị, nên ngưng bôi thuốc tiếp (30%-40% đáp ứng chậm sau 6 tháng).
f. Dễ thoa, dễ tuân thủ, giá rẻ, thích hợp cho các sang thương giới hạn
g. Tái phát sau khi ngưng thuốc. Tác dụng phụ: teo da, dãn mạch, rạn da…cần được theo dõi kỹ.
4. Điều hòa miễn dịch tại chỗ:
a. Tacrolimus ointment 0.03% - 0.1% hay Pimecrolimus 1%, bôi 2 lần/ ngày đặc biệt ở mặt và cổ
b. Hiệu quả hơn khi phối hợp với UVB hay Laser excimer (308nm)
c. An toàn cho trẻ em hơn corticosteroids.
5. Calcipotriol tại chỗ:
a. Calcipotriol 0.005%, dễ chấp nhận về mặt thẩm mỹ.
b. Có thể phối hợp corticosteroid tại chổ cho cả người lớn và trẻ em để sắc tố tái tạo nhanh và ổn định hơn.
6. Pseudocatalase phối hợp NB-UVB:
a. Da bệnh nhân bạch biến có rất ít catalase là 1 enzyme giúp giảm tổn hại da. b. Điều trị thay thế bằng pseudocatalase kết hợp với UVB dải sóng hẹp có thể tăng tái tạo sắc tố da và ngăn bệnh tiến triển.
7. Điều trị toàn thân:
a. Thuốc ức chế miễn dịch có nhiều tác dụng phụ, ít được chỉ định.
b. Corticosteroids có thể dùng điều trị xung (pulse therapy), giúp ngăn ngừa tình trạng mất sắc tố diễn tiến nhanh.
8. Psoralen + UV A:
a. 8-methoxypsoralen + UVA (320-400nm) có tác dụng rất tốt, cần điều trị nhiều tháng. PUVA kích hoạt tyrosinase là 1 enzyme có vai trò tổng hợp melanin.
b. PUVA tại chỗ: áp dụng cho tổn thương bạch biến<20% diện tích da. Psoralen uống: khi sang thương phát triển nhiều hay không đáp ứng với PUVA tại chỗ.
c. Thân, gốc chi, mặt, da đen đáp ứng tốt; tổn thương đầu chi đáp ứng kém
d. Tác dụng phụ: tăng sắc tố vùng da xung quanh sang thương, nhiễm độc da do ánh sáng và ngứa dữ dội.
e. 70% - 80% bệnh nhân có đáp ứng tốt, <20% hồi phục sắc tố hoàn toàn
9 UVB dải sóng hẹp (311nm): (NB – UVB)
a. Lựa chọn đầu, bạch biến có tổn thương rộng lớn đáp ứng hiệu quả -67% hơn PUVA tại chỗ (46%), ngưng nếu không cải thiện sau 6 tháng.
b. 53% trẻ có hồi phục sắc tố >3/4 sau NB-UVB 6 tháng; 6% hồi phục hoàn toàn.
c. Mặt, thân, gốc chi hiệu quả hơn so với đầu chi.
10. Laser Excimer (308nm):
a. Hiệu quả rất tốt nếu chiếu 3 lần/ tuần x 12 tuần, liều đầu 50-100 mJ/cm2
b. Mặt đáp ứng tốt; bàn tay, bàn chân đáp ứng kém
11. Khử sắc tố: (depigmentation)
a. Monobenzyl ether của hydroquinone (Monobenzone) là chất duy nhất làm da bình thường mất dần sắc tố ở bệnh nhân bạch biến nặng.
b. Monobenzone là độc chất phenol, hủy melanocytes thượng bì làm mất sắc tố da khi dùng kéo dài, giúp tạo nên sự đồng nhất màu da dễ chấp nhận về mặt thẩm mỹ đối với các bệnh nhân có sự tương phản rõ rệt giữa da bệnh với da lành chung quanh .
c. Dạng bào chế: cream 20% - 40%.
d. Tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác 1 giờ sau khi bôi thuốc vì có thể làm tổn hại cho da người tiếp xúc.
e. Monobenzone làm da bị kích thích và có thể gây phản ứng mẫn cảm.
12. Ghép mỏng tự thân Thiersch:
a. Dùng dao mổ hay dao lóc da mỏng để bào da vùng cho.
b. Diện tích da mất sắc tố điều trị mỗi lấn: 6-100cm2, có thể ghép vùng da rộng để rút ngắn thời gian điều trị. Thường cho kêt quả tốt đối với trường hợp bạch biến ở môi
c. Bất tiện: Gây mê toàn thân, có thể gây sẹo phì đại cả vùng da cho và nhận.
13. Ghép tự thân Mini- punch:
a. Khoan vùng da cho-nhân nhỏ 1.20mm - 1.25mm , cách nhau 4-5mm, không làm mất thẩm mỹ, cung cấp lượng tế bào hắc tố vừa đủ để kích thích sự tái tạo sắc tố.
14. Ghép melanocytes tự thân nuôi cấy:
a. Điều trị bạch biến có sang thương lớn bằng cách ghép tế bào hắc tố được nuôi cấy từ những mẫu da cho trong phòng thí nghiệm.
b. Kỹ thuật phức tạp, giá thành đắt, khó thực hiện.
Nên an tâm điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Tránh tự ý mua thuốc về chữa bệnh tại nhà. Nếu dùng không đúng thuốc có thể làm bệnh bạch biến tiến triển nhiều hơn trên da, ảnh hưởng xấu tới mặt thẩm mỹ và khó chữa trị. Người bệnh nên tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.
 

Nguyễn Chi Xuyên

Cựu Hỗ trợ viên | Cựu CTV CLB Lịch Sử
HV CLB Địa lí
Thành viên
2 Tháng tám 2019
1,315
4,452
421
Bình Định
THCS Nhơn Hòa
1. Đại cương:
Bạch biến là tình trạng giảm sắc tố da khu trú tự phát và mắc phải( không phải là bệnh bẩm sinh). Biểu hiện mất sắc tố là những đốm da trắng ranh giới rõ, không có vẩy, không teo da, không ngứa là một bệnh da mất sắc tố mãn tính, lành tính, không lây, nguyên nhân rất phức tạp, điều trị còn nhiều khó khăn làm ảnh hưởng về tâm lý bệnh nhân khi tiếp xúc với cộng đồng xã hội.
Bệnh có tính chất gia đình (khoảng 30%). Hầu hết bệnh nhân đều khỏe mạnh song có các bệnh kết hợp khác như bệnh tuyến thượng thận, tiểu đường, thiếu máu, thiểu sản tủy. Trong bạch biến, tỷ lệ viêm mống mắt chiếm khoảng 10%. Tiêu bản mô học cho thấy chỗ da bị bạch biến không có tế bào sắc tố. Khi khám xét người bệnh không nên coi bệnh bạch biến chỉ ở khía cạnh thẩm mỹ đơn thuần mà cần chú ý tới các bệnh đi kèm.
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường khởi đầu ở người trẻ trong độ tuổi từ 10 - 30 ; chừng 50% trường hợp xảy ra trước 20 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở hai giới gần như nhau, nhưng theo Lernet nam giới 32,5% và nữ giới 67,5%. Tính chất di truyền của bệnh được tìm thấy trong một số trường hợp bạch biến (30-35% các trường hợp). Tỷ lệ bệnh ở những nước nhiệt đới và người da màu cao hơn những nước ôn đới và người da trắng.
Bệnh có liên quan đến tế bào tạo sác tố: Bình thường, sự tạo ra màu sắc da khác nhau ở người liên quan đến số lượng sắc tố Melanin, Oxyhemoglobin, Hemoglobin khử và Caroten. Trong đó Melanin là sắc tố chủ yếu tạo nên màu sắc da, tóc và mắt. Màu sắc của da là do sự có mặt của Melanin trong các tế bào sừng, màu sắc da bình thường có thể do di truyền hay thể tạng (ví dụ như da vùng mông do thói quen không bao giờ tiếp xúc với ánh nắng cả). Những rối loạn hệ thống tế bào sắc tố gây nên bệnh tăng và giảm sắc tố Melanin.
Bạch biến có thể đi kèm với các bệnh tự miễn khác như bệnh viêm giáp, bệnh rụng tóc alopecia areata, bệnh đái tháo đường, bệnh Addison, và bệnh nhược cơ. Cách thức tiến triển của bạch biến thay đổi rất nhiều; nó có thể chỉ khu trú ở vị trí khởi đầu, hoặc lan rộng ra khắp cơ thể.
Đây là một bệnh tế bào sinh sắc tố ở da bị phá hủy khiến da mất đi lớp sắc tố melamin, do đó vùng da bị mất sắc tố trở thành màu trắng, có khi có những đốm nâu xen kẽ, lông hoặc tóc trên vùng da bị bạch biến cũng có màu trắng.
2. Căn nguyên cơ chế bệnh sinh:
Nguyên nhân chưa rõ, song một số giả thuyết thường được nêu lên là:
a- Thuyết miễn dịch: Bạch biến là một bệnh do hệ thống miễn dịch của cơ thể quay trở lại tấn công chính chủ thể (bệnh tự miễn). Các tế bào miễn dịch của cơ thể tấn công những tế bào sản xuất sắc tố melanin tạo thành những mảng trắng trên da. Lông, tóc cũng bạc màu ở vùng tương ứng. Tỷ lệ bạch biến ở những bệnh nhân bị bệnh tự miễn từ 10-15% so với tỷ lệ bạch biến 1% trong dân số. Những bệnh nhân bị bạch biến có tăng kháng thể đặc hiệu chống một số cơ quan như kháng thể kháng tế bào thượng thận, tuyến giáp….
Kiểu1: do tế bàoTCD4+ thực hiện phối hợpv ới ĐTB (kiểu quá mẫn muộn)
•Sau khi nhận dạng được QĐKN, trên bề mặt tế bào TCD4+ xuất hiện nhiều thụ thể để tiếp nhận Interleukin 2 (IL-2) do chính các tế bàoTCD4+ tiết ra ( hoạt động tự tiết).
•Khi đã có đủ hai kích thich: một là sự nhận dạng QĐKN, hai là kich thich của IL-2, tế bào TCD4 + sẽ được hoạt hóa và trở thành cac tế bào Th1 tiết ra cac cytokine co tac dụng chiêu mộ và hoạt hoá các ĐTB.
•Dưới tác dụng của các cytokine do tếbào Th1 tiết ra, các ĐTB di chuyển đến nơi có tương tác giữa tế bào TCD4+ vàKN, chúng được hoạt hoá bởi IFN-γ làm cho ĐTB không những nuốt nhiều kháng nguyên mà còn phân huỷ hay tiêu diệt được các tế bào sắc tố. Các cytokine (yếu tốMIF, hay IL-4) còn kìm chân ĐTB tại chỗ không cho ĐTB đã nuốt kháng nguyên di tản đi nơi khác
Kiểu 2: do tế bào TCD8+ thực hiện giết trực tiếp tế bào đích (kiểu gây độc trực tiếp)
•Tế bào T CD8+ có khả năng nhận dạng các QĐKN thong qua hiện tượng giới thiệu kháng nguyên bởi tế bào Langerhans, tế bào sắc tố.
•CD8 đóng vai trò thụ thể nhận dạng phân tử MHC lớp I trên bề mặt tế bào Langerhans, tế bào sắc tố. Để nhận dạng QĐKN, tế bàoTCD8+ có thụ thể riêng gọi là thụ thể dành cho KN. Thụ thể này sẽ gắn vào peptide KN do phân tử MHC lớp I trình diện (hiện tượng nhận dạng kép).
•Sau khi nhận dạng được KN, trên bề mặt tế bào TCD8+ xuất hiện nhiều thụ thể để tiếp nhận Interleukin 2 (IL-2) do các tế bào T hỗ trợ tiết ra.
•Hai kích thích: một là sự nhận dạng KN, hai là kích thích của IL-2, tế bào TCD8+ trở nên hoạt hoá và biệt hoá thành tế bào lympho T gây độc có khả năng trực tiếp giết tế bào khác.
•Tế bào T gây độc sẽ tìm kiếm, tiếp cận tế bào đích (tế bào nhiễm virus hoặc tế bào ung thư) rồi giải phóng các thành phần có trong các hạt trong bào tương của mình về phía tế bào đích. Các thành phần này gồm có perforin có tác dụng tạo ra lỗ thủng trên màng tế bào đích và granzyme có tác dụng chui sang tế bào đích, tác động lên bộ gen di truyền của tế bào này làn đứt gẫy ADN đẩytế bào đích vào chu trình chết tế bào theo chương trình (apoptosis).
b-Một số giả thuyết khác
- Thuyết thần kinh thể dịch: Cơ chế gây bệnh là các yếu tố thần kinh thể dịch. Ví dụ chất acetylcholine (có tác dụng dẫn truyền thần kinh) gây mất sắc tố và được chứng minh có tác dụng ức chế các hắc bào ( tế bào sản xuất sắc tố đen). Bệnh thường xuất hiện sau những căng thẳng tinh thần, xúc động mạnh, chấn thương thể chất như phẫu thuật, tai nạn, mang thai, mất việc làm, mất người thân...
- Thuyết tự hủy: Có giả thuyết cho rằng bệnh liên quan tới quá trình tự miễn làm tự phá hủy các tế bào sinh sắc tố (tế bào sắc tố). Một giả thuyết khác lại cho rằng bệnh có liên quan tới cơ chế tự phá hủy enzym và rối loạn hoạt động thần kinh.
-Tiếp xúc với chất hóa học ngoại sinh: Các tác nhân hóa học như phenol, catfechin, thiol , catechol và dẫn xuất, mercaptoamines và nhiều quinines gây mất sắc tố do ức chế men tyrosinase và tác dụng độc trực tiếp trên hắc bào. Sự tích tụ các gốc tự do ( những mảnh phân tử hoặc nguyên tử tự do sinh ra do trong qúa trình chuyển hoá của cơ thể, do ánh nắng, các tia xạ, do ô nhiễm môi trường…) cũng làm tăng thêm sự tổn hại hắc bào.
- Bạch biến có thể kết hợp với một số bệnh khác như rối loạn chức năng tuyến giáp, rối loạn chức năng gan, thiếu máu ác tính, viêm màng não vô khuẩn, đái tháo đường, sợ ánh sáng, khiếm thính, rụng tóc. Một số trường hợp có ghi nhận những yếu tố khởi phát bệnh như bỏng nắng, chấn thương (xuất hiện đốm bạch biến theo đường của vi chấn thương, ví dụ dọc vết trầy xước). Bệnh bạch biến có thể kết hợp nhiều bệnh khác như bệnh đái đường, xơ cứng bì, liken phẳng, vẩy nến, candida niêm mạc, hội chứng Down, viêm mắt giao cảm, u hắc tố ác tính và ung thư dạ dày
3. Lâm sàng:
Biểu hiện của bệnh chủ yếu là xuất hiện các dát trắng phần lớn là rộng, có giới hạn. Bệnh có thể khu trú hay lan tỏa, đôi khi là những mảng rất rộng hoặc hầu như toàn bộ da bị trắng. Vị trí tổn thương: gặp ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhưng hay thấy ở vùng bán niêm mạc: môi, mi mắt, sau đó là ở mặt, cổ, người và đầu mút tay hoặc chân,mặt, phần trên của ngực, mu bàn tay, nách, háng, mí mắt, mũi, tai, miệng, núm vú, rốn, bộ phận sinh dục, khuỷu tay, đầu gối.. Kích thước của vùng da bị tổn thương thay đổi rất nhiều; lúc đầu xuất hiện chấm trắng, sau đó lan rộng và có thể liên kết với nhau tạo thành những đám rất rộng, bờ vằn vèo, loang lổ, có thể lan rộng hầu hết mặt da của cơ thể. Lông, tóc trên vùng da bị bệnh thường có màu trắng. Vùng da bệnh không bong vảy và vẫn có cảm giác bình thường. Đặc biệt bạch biến hầu như không gặp ở vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân và vùng niêm mạc. Đôi khi các đám mất sắc tố xuất hiện xung quanh nốt ruồi, bớt, vết bỏng. Thỉnh thoảng có thể thấy halo nevi, là một mụt ruồi bao quanh bởi quầng da bạc màu. Trường hợp điển hình các tổn thương lan rông dần ra xung quanh và xuất hiện những tổn thương mới. Trên 30% các trường hợp tổn thương khu trú có thể khỏi tự nhiên, đặc biệt vùng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Số lượng và vị trí của đốm mất sắc tố rất thay đổi, có thể gồm một hoặc nhiều đốm, tổn thương cơ bản là các dát trắng, kích thước khoảng vài mm sau đó to dần ra (có thể từ từ hoặc rất nhanh), có giới hạn rõ, khuynh hướng phát triển ra ngoại vi và liên kết với nhau. Hình dạng tổn thương là hình tròn, hình vòng tròn, rất hiếm biểu hiện thành vạch (dấu hiệu Koebner), ở ranh giới tổn thương có viền sắc tố(viền da đậm màu hơn). Dát mất sắc tố không teo, không vẩy. Đôi khi hơi đỏ nhất là khi đi nắng. Các dát này kích thước khác nhau và phát triển ra ngoại vi, liên kết với nhau thành từng vùng rộng ranh giới không đồng đều. Những dát mất sắc tố thường nhạy cảm với ánh nắng và dễ bị bỏng rát khi tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời. Nhiều trường hợp bệnh khởi phát sau khi bị bỏng nắng nặng.
Lông tóc ở vùng da tổn thương thường cũng bị mất sắc tố. Nhiễm sắc quanh nang lông ở trong dát trắng có thể là do nhiễm sắc còn sót lại hoặc là nhiễm sắc được tái lại trong quá trình điều trị. Có thể gặp phản ứng viêm trong bệnh bạch biến, tổn thương trở nên rát, ngứa và hồng đỏ. Bệnh tiến triển lan rộng từ từ hoặc xuất hiện ở vùng da lành khác.
Bệnh nhân không có triệu chứng chủ quan gì đặc biệt (không mất cảm giác đau, nóng, lạnh).
Bạch biến thường ảnh hưởng đến những vùng da bị sang chấn (trauma), đặc biệt ở da mặt, ngực, bàn tay, nách, và bẹn. Tổn thương có thể lan rộng ở cả 2 bên cơ thể hay chỉ ở một bên của cơ thể, hoặc khu trú ở một vùng duy nhất mà thôi. Đặc biệt đa số trường hợp các dát mất sắc tố đầu tiên xuất hiện ở vùng không được quần áo che (80%), các dát hay mảng da trắng phân bố thường đối xứng. Tóc ở vùng bị bệnh thường bạc trắng, lòng bàn tay bàn chân và niêm mạc miệng không bị. Tùy theo phân bố của dát và mảng trắng, người ta chia ra các loại : bạch biến khu trú, bạch biến theo đoạn da, bạch biến quanh nốt ruồi, bạch biến toàn thân.
Một vài thể lâm sàng thường gặp:
- Thể khu trú (Localized type) tổn thương là một hoặc nhiều dát trắng ở những vị trí độc lập.
- Thể đứt đoạn (Segmental) tổn thương là các dát trắng tạo thành một dải thường xuất hiện dọc theo dây thần kinh cảm giác.
- Thể lan toả (Generalized type) tổn thương phân bố rộng rãi liên kết với nhau tạo thành hình vằn vèo và thường đối xứng hai bên cơ thể.
- Thể đầu chi hoặc ở mặt ( Acral or Acro- facial type) tổn thương khu trú ở đầu chi như mu ngón tay, ngón chân, có thể kết hợp với tổn thương ở quanh miệng và mắt.
4. Tiến triển:
Bệnh xuất hiện đột ngột sau một chấn thương, xúc cảm mạnh hoặc sau một đợt phơi nắng và tiến triển rất thất thường (xu hướng tăng về mùa hè, có thể ổn định hàng năm hoặc vĩnh viễn, rất hiếm có trường hợp tự khỏi). Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân gây bệnh bạch biến hiện nay chưa rõ, người ta cho rằng bệnh bạch biến là một bệnh tự miễn khiến các tế bào sắc tố bị phá hủy. Bệnh tiến triển không theo quy luật, rất khó đoán trước, thường không biết bệnh khởi phát khi nào. Nó có thể xuất hiện ngay sau một chấn thương tinh thần hoặc chấn thương thể chất nặng. Bệnh tiến triển mạn tính, có thể có những đợt nặng lên. Tổn thương thường tăng lên vào mùa hè, giảm đi vào mùa đông hoặc ổn định lâu dài. Ngoài ra, bệnh cũng có tỷ lệ tự khỏi khoảng 15-30%.
Diễn tiến thường khó biết trước được. Các đốm trắng có thể tồn tại lâu dài không có thay đổi gì cả, hoặc có thể lan rộng ra từ từ, hoặc tự thu nhỏ lại. Có một tỉ lệ nhỏ từ 15-25% trường hợp có thể tự lành, nhưng đa số tồn tại kéo dài có khi suốt đời, ngoài ra thì không có biến chứng gì.Tuy làm mất thẩm mỹ nhưng bệnh không ảnh hưởng sức khỏe chung.
Tuy hiếm nhưng cũng có một vài trường hợp đốm da mất sắc tố lan ra khắp người. Da, lông, tóc, toàn thân là một màu trắng. Các thương tổn da cũng thường có khuynh hướng phát triển ở vùng da bị chấn thương, bỏng.
5. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt.
+ Chẩn đoán quyết định:
- Dựa vào hình ảnh lâm sàng tổn thương là các dát trắng, nếu có lông tóc ở vùng da tổn thương cũng mất sắc tố (đây là dấu hiệu quý để khẳng định chẩn đoán). Bệnh bạch biến thường dễ chẩn đoán nhờ các biểu hiện là những đốm hay mảng da trắng, không teo da, không vẩy, không ngứa.
- Triệu chứng chủ quan: không bị rối loạn (có thể khi phơi nắng tổn thương hơi hồng lên, rát và ngứa nhẹ).
+ Chẩn đoán phân biệt:
- Bạch tạng(albinism) là bệnh giảm sắc tố di truyền, tính lặn với biểu hiện giảm sắc tố đồng đều ở da, tóc và võng mạc. Bạch tạng hiếm khi chỉ biểu hiện ở da, nhưng có thể chỉ biểu hiện ở mắt một cách đơn thuần. Cơ chế bệnh sinh có liên quan đến vai trò của men tyrosinase trong việc chuyển hóa tyrosin thành DOPA. Bệnh biểu hiện với da bị giảm hay mất hẳn sắc tố, tóc bạc. Người bệnh sợ ánh sáng, bị giật nhãn cầu. Khám ghi nhận đáy mắt và mống mắt trong suốt. Hậu quả là bệnh nhân bị giảm thị lực, không chịu được ánh sáng mặt trời, da nhạy cảm với tia cực tím và dễ bị ung thư da ở vùng tiếp xúc với ánh sáng. Người bệnh cần mang kính mát, khăn che ánh sáng mặt trời.
- Phong bất định.
- Lang ben Các đốm giảm sắc tố, thường kèm các đốm màu nâu trên có vẩy mịn, ngứa châm chích khi đổ mồ hôi . Cạo bằng nạo cùn : sẽ thấy vẩy mịn như phấn và xét nghiệm tìm thấy nấm cho chẩn đoán xác định.
- Di chứng sau một số bệnh ngoài da như zona, vẩy nến...
-Xơ cứng bì khu trú : thường có màu vàng ngà, bóng, da dính chắc với bên dưới, không véo được.
-Một số chứng giảm sắc tố nghề nghiệp, sau chấn thương, nhiễm trùng (zona, phong, giang mai) cũng cần lưu ý
6. Điều trị: là một bệnh khó điều trị, kết quả thất thường, thường áp dụng một trong các biện pháp sau đây:
+ Giải thích cho bệnh nhân không mặc cảm với bệnh tật, chống tự ti ngại tiếp xúc, dùng các mỹ phẩm để xoá tổn thương khi cần giao tiếp.
Tại chỗ:
- Dùng dung dịch Phá cố chỉ để bôi và uống cho bệnh nhân.
- Dùng meladinin 10 mg: Uống 2 viên/ 1lần/ ngày, sau uống 1-2 giờ phơi nắng từ 3 - 5 phút hoặc chiếu tia tử ngoại. Thuốc uống phải được chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
-PUVA uống: Methoxsalen (Oxsoralen, 8-MOP) 2 -3 viên 10mg ( 0,5 mg / kg). Hai giờ sau chiếu đèn cực tím (PUVA) hoặc phơi nắng, thời gian tiếp xúc với tia cực tím tăng dần từng ngày, thực hiện 2- 3 lần / tuần. Điều trị này kéo dài 6-12 tháng. Không nên dùng cho trẻ em dưới 10 tuổi.
-Dung dịch Meladinin( hoặc dung dịch melagenina) bôi vào tổn thương, bôi thuốc vào buổi sáng, sau 1-2 giờ cũng phơi nắng từ 3 - 5 phút hoặc kết hợp điều trị tia tử ngoại. Cẩn thận trong lúc đầu phơi nắng 15 giây, sau đó tăng rất chậm để tránh tai biến cục bộ, nổi bóng nước và loét. Thời gian tốt nhất để phơi nắng là lúc 10 - 11 giờ, do đó nên bôi thuốc lúc 8 - 9 giờ. Đây là một loại thuốc gây nhiễm độc ánh nắng. Khi bôi thuốc vào thì tia cực tím từ ánh nắng mặt trời sẽ tác động lên da làm da đỏ lên rồi chuyển sang màu nâu và sau đó thẫm màu. Đó là kết quả của các tế bào sắc tố được tái tạo lại. Khởi đầu bôi thuốc có nồng độ thấp: 0,01%, sau đó nếu không bị kích ứng thì chuyển sang bôi loại có nồng độ cao hơn: 0,75%. Phơi nắng đúng thời gian nếu tiếp xúc thêm với ánh nắng quá thời gian quy định trên sẽ làm vùng da được bôi thuốc phồng rộp lên như phải bỏng với những phỏng nước, sẩn đỏ trên nền da phù nề. Khi bôi thuốc bôi gọn vào trong rìa tổn thương khoảng 3mm, thuốc ngấm ra là vừa, không nên bôi trùm cả ra da lành xung quanh vì dễ gây bỏng nắng hoặc rìa tổn thương lại trở nên thẫm màu quá. Thời gian bôi thuốc có thể kéo dài vài tháng cho đến khi sắc tố tái tạo lại. Khitiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian quá dài so với thời gian thầy thuốc chỉ định hoặc bôi nhiều thuốc quá cũng làm bỏng da. Khi đó phải dừng bôi thuốc meladinin. Dùng các dung dịch đắp ướt như jarish, dung dịch kháng sinh, kem Biaphin để làm khô tổn thương. Khi tổn thương khô rồi thì có thể bôi một trong các chế phẩm có steroid như: flucinar, gentrisone, diprosone, fobancort...
- Dùng kem corticoit loại mạnh như Clobetasol, bôi ngày 2 lần cũng có kết qủa đối với các thương tổn bạch biến có diện tích nhỏ. Không nên bôi liên tục kéo dài quá 3 tuần.. Kem hoặc thuốc mỡ chứa steroid thoa tại chỗ để giúp phục hồi lại màu sắc của da. Các thuốc này cần được sử dụng rất thận trọng do nguy cơ tổn thương mô (teo da) khi dùng lâu dài, đặc biệt ở mặt hoặc các vị trí nếp xếp của da.
- Gần đây, có dùng daivonex hoặc daivibet cũng có hiệu quả điều trị bạch biến và tăng hiệu quả khi kết hợp với UVA hoặc UVB.
- Dùng mỡ tacrolimus 0.1% : bôi ngày 2 lần. Ưu điểm của thuốc này là không bị teo da, giãn mạch máu nhỏ như dùng corticoid. Trẻ em nên khởi đầu với mỡ tacrolimus 0.03% . Các thuốc bôi tại chỗ Non-steroid, như tacrolimus và pimecrolimus, có thể hữu ích do có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào miễn dịch. Tuy nhiên, các thuốc này đắt tiền và có thể làm tăng nguy cơ hình thành ung thư.
-Vitiskin mỡ bôi ngày 2 lần trong nhiều tháng
- Đối với những tổn thương rất lớn và lan rộng ở bệnh nhân da sậm màu, dùng hoá chất tẩy trắng (depigment) để bôi vào vùng da bình thường còn sót lại.
- Ghép da bề mặt (Superficial skin grafts), đặc biệt ở những vị trí khó điều trị, như tại các khớp chẳng hạn. Phẫu thuật ghép da dùng cho những thương tổn bạch biến có diện tích nhỏ, đã ổn định ( khoảng 2 năm không nổi thêm đốm trắng mới)
- Toàn thân:
Thuốc được sử dụng nhiều nhất là psoralènens và acide paraaminobenzoique ()
- Paraminan :Viên 0,25mg cho 4 viên ngày (trẻ em 0,5g đến 0,75g/ngày). Điều trị kéo dài hàng năm. Thuốc này dung nạp với mọi lứa tuổi và không có nguy cơ gây phản ứng ánh sáng.
-Dùng đa sinh tố (multivitamin therapy) bao gồm axit folic, vitamin B12, vitamin C.
7-Diễn tiến
Diễn tiến tự nhiên khó nói trước, bệnh có thể ổn định, bành trướng nhanh hoặc thoái triển. Một ít trường hợp có sự phục hồi tự nhiên. Đa số kéo dài nhiều năm, có thể suốt đời nếu không được điều trị.
Nguồn:gg
 

mbappe2k5

Học sinh gương mẫu
Thành viên
7 Tháng tám 2019
2,577
2,114
336
Hà Nội
Trường Đời
Bệnh bạch biến
I, Bệnh bạch biến là gì?
Bệnh bạch biến là một chứng bệnh thường gặp ở da khiến cho da bị mất màu. Màu da bị mất theo từng mảng, thường ở mặt sau của bàn tay, mặt và nách. Bệnh này không gây nguy hiểm và có thể chữa trị được, nhưng một số loại sắc tố da có thể tái phát ở mặt và cổ. Bệnh bạch biến đôi khi có liên quan đến các loại bệnh khác như bệnh tuyến giáp.
II, Triệu chứng
  • Những vùng da nhỏ thường mất màu, sắc tố và trở thành cùng màu trắng. Các mảng da bị bạch biến thường không có cảm giác khi tiếp xúc. Chúng không gây đau hoặc ngứa và đa dạng về kích thước, có thể rộng đến 1,5 cm. Các mảng da này thường lan rộng và hình thành nên các mảng bạch biến lớn hơn không có hình thù xác định. Chúng thường xuất hiện ở hai bên đối xứng trên cơ thể. Đôi khi lông, tóc ở những vùng bị bạch biến cũng bị mất sắc tố.
  • Bạn nên đi khám bác sĩ nếu vùng da, tóc hoặc mắt bị mất màu. Bệnh bạch biến hiện nay chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu. Tuy nhiên, việc điều trị có thể giúp ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình gây biến đổi và làm phục hồi màu da.
III, Phân loại
Tùy vào thể bệnh bạch biến, các mảng da bị đổi màu có thể xuất hiện theo cách khác nhau:
  • Thể bạch biến toàn thân: đây là thể bệnh phổ biến nhất. Các mảng bạch biến thường xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể và có tính chất đối xứng.
  • Thể bạch biến phân đoạn: thường biểu hiện chỉ một bên hoặc một vùng trên cơ thể. Thể này có xu hướng xuất hiện ở những bệnh nhân trẻ tuổi hơn, chỉ tiến triển trong vòng 1 đến 2 năm.
  • Thể bạch biến khu trú: chỉ xảy ra ở một vài vị trí trên cơ thể.
IV, Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh bạch biến hiện vẫn chưa được xác định. Bệnh bạch biến là hậu quả của sự biến mất loại tế bào ở da được gọi là monocytes có chức năng sản sinh ra melanin, sắc tố quyết định màu da.
V, Đường lây truyền
Đây là bệnh ngoài da hoàn toàn không lây cho những người xung quanh, bao gồm cả những người tiếp xúc gần gũi với người bệnh như người thân, bạn bè hay chính bác sĩ chữa bệnh cho mình.
VI, Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
Bệnh bạch biến có ảnh hưởng đến tất cả các nhóm chủng tộc và sắc tộc. Bệnh thường được thấy rõ hơn ở những người có màu da sậm. Bạch biến có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng gần một nửa các trường hợp mắc bệnh bạch biến thường xảy ra ở những người dưới 20 tuổi. Ngoài ra, bệnh này còn có thể xuất hiện ở những người bị các sang chấn tâm lý nặng nề, bị cháy nắng hoặc rám nắng.
VII, Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bạch biến?
  • Yếu tố di truyền: bệnh bạch biến có thể di truyền trong gia đình; những người có tiền sử gia đình bị bệnh bạch biến hoặc tóc bạc sớm thường có nguy cơ mắc bệnh bạch biến cao hơn.
  • Những yếu tố khác bao gồm: các loại bệnh tự miễn dịch, như bệnh viêm tuyến giáp tự miễn.
VIII, Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán bệnh bạch biến chủ yếu dựa vào việc khai thác tiền sử và các triệu chứng lâm sàng. Việc thăm khám và hỏi bệnh sử giúp loại trừ một số bệnh lý khác như viêm da hoặc vảy nến. Bác sĩ sử dụng đèn chiếu tia UV lên da để xác định xem bệnh nhân có mắc bệnh bạch biến không.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định để làm thêm các xét nghiệm khác như:
  • Sinh thiết một mẩu da ở vùng thương tổn.
  • Lấy máu để tìm kiếm các nguyên nhân tự miễn bên dưới như thiếu máu hoặc đái tháo đường.
IX, Cách điều trị
Phương pháp điều trị bao gồm việc kết hợp mỹ phẩm, các loại kem được kê theo đơn thuốc và liệu pháp điều trị đặc biệt bằng ánh sáng.
  • Bệnh bạch biến nhẹ có thể không cần phải điều trị. Dùng mỹ phẩm nhuộm và mỹ phẩm trang điểm lên vùng da có các mảng bạch biến nhỏ không gây hại cho sức khỏe. Những người có làn da trắng có thể tránh tình trạng da rám nắng bằng cách dùng kem chống nắng có độ SPF 15 hoặc cao hơn và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Corticosteroid là thuốc bôi được lựa chọn để phối hợp với các liệu pháp trị liệu khác như laser CO2, UVB phổ hẹp, dẫn xuất vitamin D3… đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn, nhất là những trường hợp bạch biến khu trú. Cùng với tác dụng chống viêm, nhóm thuốc này còn có tác dụng ức chế hệ miễn dịch của người bệnh bằng cách tác động làm giảm số lượng các cytokine. Chính vì vậy thuốc làm giảm hoạt động của tự kháng thể gây rối loạn sắc tố. Corticosteroid có nhiều nhóm thuốc khác nhau, việc lựa chọn loại thuốc cụ thể phụ thuộc vào vị trí xuất hiện của các mảng rối loạn sắc tố. Hydrocortisone được ưu tiên sử dụng đối với những tổn thương ở mặt. Những vị trí khác trên da nên lựa chọn corticosetroid nhóm III, IV. Tuy nhiên, vì tác dụng phụ, mà thuốc bị hạn chế sử dụng cho bệnh bạch biến ở trẻ em, và không nên sử dụng kéo dài trên 2 tháng.
  • Thuốc uống chống nắng: ở bệnh nhân bạch biến, chất lượng cũng như số lượng của tế bào sắc tố giảm sút nên khả năng bảo vệ cơ thể trước tác hại của ánh sáng mặt trời, gây ra sự sụt giảm khả năng bảo vệ cơ thể dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Ngoài việc sử dụng các thuốc chống nắng dạng bôi ngoài da, người bệnh nên kết hợp cả dạng thuốc uống chống nắng để tránh sự cháy nắng ở những vùng da giảm sắc tố. Việc chống nắng còn giúp làm giảm sự tương phản màu sắc giữa vùng da lành và da bệnh, tránh mất thẩm mỹ, cũng như tránh hiện tượng Koebner làm tổn thương da.
  • Phương pháp trị liệu đặc biệt bằng ánh sáng, còn gọi là PUVA, bao gồm thoa dung dịch thuốc psoralen ([tex]C_{11}H_{6}O_{3}[/tex] ), sau đó sử dụng tia cực tím. Psoralen có thể được dùng ở dạng thuốc viên. Phương pháp điều trị này có hiệu quả tốt nhất cho vùng mặt, cổ, thân mình, phần cánh tay trên và phần chân trên. Kết quả bắt đầu có sau 25 đến 50 lần chữa trị phụ thuộc vào bộ phận cần được điều trị. Những tác dụng phụ nghiêm trọng là cháy nắng và phỏng rộp nặng.
X, Tư vấn tâm lý
Bệnh bạch biến gây ra nhiều tác động lên tâm lý của người bệnh, gây giảm sút chất lượng cuộc sống.Một số vấn đề mà người bệnh phải đối mặt bao gồm bất thường về tâm lý, khó khăn về tình dục, băn khoăn, lo lắng và phối hợp các vấn đề trên.
=> Vai trò của việc tư vấn tâm lý trong điều trị bạch biến là vô cùng quan trọng, cần nhấn mạnh để người bệnh hiểu rõ bệnh chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ chứ ít nguy hiểm đến tính mạng.
XI, Tiên lượng
Bạch biến không thể chữa khỏi được nhưng có thể kiểm soát hiệu quả bằng nhiều giải pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa và thay đổi lối sống. Nhiều giải pháp hứa hẹn mang lại kết quả cho những bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi bệnh lý da mạn tính này.
XII, Phòng ngừa bằng các thói quen sinh hoạt lành mạnh
Những thói quen sinh hoạt sau sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bạch biến:
  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 15 hay cao hơn ở các vùng da bị bệnh bạch biến khi đi ra ngoài trời, kể cả khi nắng không quá gay gắt.
  • Liên hệ với bác sĩ nếu có các triệu chứng mới. Thuốc chữa bệnh bạch biến có thể gây ra các phản ứng phụ.
  • Đội nón, mặc áo dài tay và quần dài.
  • Liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị đỏ da hay phỏng rộp nặng trong quá trình chữa trị.
Nguồn: Vinmec, Hellobacsi và nhiều tài liệu khác

P/s: Chị @Đỗ Hằng chấm bài giúp em ạ. Em cả tuần bận nên không có thời gian làm bài này ạ. Mong chị thông cảm giúp em ạ. Lúc nào chị khỏe chị chấm giúp bài em nhé! Em chúc chị mau khỏe và khi quay trở lại có thể hoạt động năng nổ hơn nữa trên diễn đàn này và ngoài xã hội ạ!
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom