Văn 8 Tổng hợp Văn học 8

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
C__Data_Users_DefApps_AppData_INTERNETEXPLORER_Temp_Saved Images_2012-10-16-(1)-0039.jpg
Tìm hiểu chung
1.Tác giả: Hồ Chí Minh

2.Tác phẩm: trích "Nhật kí trong tù, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bố cục: 2 câu đầu, 2 câu cuối

Tìm hiểu chi tiết
1. 2 câu đầu: Hoàn cảnh ngắm và tâm trạng của Bác
- Hoàn cảnh: trong cảnh tù đày
- Bác cảm thấy "khó hững hờ" với vẻ đẹp đêm trăng
- Điệp từ "không" nhấn mạnh sự thiếu thốn vật chất
=> Bác có tình yêu thiên nhiên mãnh liệt

2. 2 câu cuối: Vẻ đẹp đêm trăng và vẻ đẹp tâm hồn Bác:
- Cả người và trăng chủ động tìm đến với nhau
- Bác và trăng trở thành tri kỉ
- Nhân hóa ánh trăng có tâm hồn, suy nghĩ
- Đối lập Bác (trong tù) >< Trăng (trên trời cao) -> xa cách nhưng đồng điệu suy nghĩ
=> Bác yêu trăng, yêu thiên nhiên, mặc cho cảnh tù đày, xiềng xích, Bác vẫn ung dung, lạc quan cùng sự khát khao tự do cháy bỏng, muốn phá tan giới hạn ngục tù để đến với thiên nhiên
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
CHIẾU DỜI ĐÔ - LÝ CÔNG UẨN


I.Tìm hiểu chung:

1.Tác giả:Lí Công Uẩn (974 -1028)

– Là người khởi nghiệp nhà Lý.

-Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, tính khoan hoà, thương dân.

2.Tác phẩm:
a – Hoàn cảnh ra đời
Bản chiếu được ban ra vào năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất. Năm 1010, ngay sau khi Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua. Bấy giờ kinh đô của nhà Tiền Lê đang đóng là Hoa Lư (Ninh Bình).

b – Thể loại: Chiếu
+ Thể văn chỉ vua mới được dùng, khi ban ra được đón nhận theo nghi thức trang trọng.
+ Ban bố mệnh lệnh để thần dân thực hiện.
+Thường được viết bằng văn biền ngẫu (các cặp câu sóng đôi, đăng đối).

c. Bố cục của văn bản: 3 phần.
P1. Từ đầu….không thể không dời đổi: Cơ sở của việc cần thiết phải dời đô.

P2. Tiếp….của đế vơng muôn đời: Lý do chọn Đại La làm kinh đô.

P3. Còn lại: Quyết định dời đổi.

II.Tìm hiểu chi tiết
1.Cơ sở của việc cần thiết phải dời đô
-Các triều đại nhiều lần dời đô nên vận nước dài lâu.

-Các triều đại không chịu chuyển dời nên vận nước ngắn ngủi.

->hai luận cứ đối lập nhau nhưng cùng làm sáng tỏ một ý: thực tế đã chứng minh việc dời đô là cần thiết, khách quan, vì sự hưng thịnh của quốc gia.

* Hai luận cứ trên rất thuyết phục vì:

-Dẫn chứng toàn diện, phong phú.

-Lập luận chặt chẽ, tập trung nêu bật được dụng ý cần nói: Nhất định phải thay đổi.

-Lý lẽ sắc sảo vì đã thể hiện đợc mối quan hệ giữa dời đô với sự thịnh suy của hoàng tộc và nhân dân.

-Thái độ: đồng tình với các triều đại biết mệnh trời, thuận lòng dân mà thay đổi và phê phán, lên án các triều đại khinh thờng mệnh trời mà không chịu đổi dời.

*Khát vọng về một dân tộc đợc trường tồn, trăm họ hạnh phúc là tinh thần nổi bật đã được vang lên mạnh mẽ ngay từ đầu của bài chiếu.

2. Cơ sở của việc chọn Đại La làm kinh đô

-Giọng hào sảng, phấn chấn, ngân vang hào hùng nh một dòng chảy ào ạt.

-Liệt kê hàng loạt những điểm tốt của Đại La:

+Là kinh đô cũ của Cao Vương (Có khí vượng đế đô)

+Ở vào nơi trung tâm trời đất. (Nơi hội tụ tinh hoa)

+Thế rồng cuộn hổ ngồi, nhìn sông dựa núi. (Thế đất hiểm yếu- Địa linh)

+Địa thế rộng mà bằng, cao mà thoáng. (Thế đất có tiềm năng phát triển)

+Dân cư, muôn vật rất mực phong phú tốt tơi. (Đất lành, thiên hiên ưu đãi)

->Chỉ nơi đó là thắng địa.

-Đánh giá rất cao vị trí, lợi thế và tiềm năng phát triển của Đại La bằng một cảm xúc trầm trồ, thiết tha. Vị vua anh minh như đã nhìn thấy trước cả một tương lai rực rõ của đất nước Đại Việt.

3.Khẳng định mong muốn dời đô về Đại La
Phần kết gồm 2 câu:
-Nêu ý muốn chọn Đại La làm kinh đô.

-Hỏi ý kiến “các khanh” về ý muốn đó.

*Cách kết thúc bật lên tư tưởng dân chủ, khẳng định ý vua và lòng dân hoà hợp.

*Thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của một bản chiếu, “Chiếu dời đô” thực sự là một lời hiệu triệu toàn dân tộc chung ý chí để làm nên sự nghiệp lớn.

III. Tổng kết
-Bài chiếu thể hiện:
Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất và hùng cường: Tư tưởng mong muốn một nền thái bình, thịnh trị, dân cư hạnh phúc được thể niện nổi bật trong bài chiếu.

-Bài chiếu giàu sức thuyết phục bởi kết hợp hài hoà cả lý và tình. (thấu tình đạt lý)
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
HỊCH TƯỚNG SĨ - TRẦN QUỐC TUẤN

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ( Trần Hưng Đạo)

2. Tác phẩm:
- Hịch Tướng Sĩ ( Dụ chư tỳ tướng hịch văn) được viết vào thế kỉ 13 trước trận chiến với quân Mông Nguyên
- Thể loại: Hịch ( quen thuộc trong văn học trung đại Việt Nam)

- Bố cục được chia theo 4 phần:
•Phần 1: Từ đầu đến " lưu tiếng tốt": Nói về nền tảng, tư tưởng đạo đức
•Phần 2: Tiếp đến " Ta cũng vui lòng": Nói về hoàn cảnh và cục diện của đất nước đang bị xâm lược
•Phần 3: Tiếp đến...." Không muốn vui vẻ phỏng có được không" Nêu lên cách giải quyết cho cục diện hiện nay
•Phần 4: Còn lại: Những lời động viên khích lệ tinh thần tướng sĩ

II.Tìm hiểu chi tiết
1/Sự căm phẫn giặc của TQT
Trần Quốc Tuấn nêu lên bộ mặt xấu xa của quân Nguyên Mông, từ những việc thực tế nhất, đang diễn ra trên mảnh đất Việt:
•Đi nghênh ngang, sỉ mắng triều đình
•Bóc lột, cướp dật, bắt nạt tể phụ, thu vàng bạc vét của kho,..
•Từ thực tế ấy, ta hình dung ra được bộ mặt tàn ác của lũ cướp nước. Tác giả không chỉ lấy từ thực tế mà song song với đó còn kết hợp nghệ thuật so sánh chúng với " Thân dê chó", " lũ cú diều"

=> Sự khinh bỉ, căm thù quân giặc được thể hiện rõ qua cách Trần Quốc Tuấn lên án quân giặc. Từ đó khơi gợi trong lòng dân, quân sự căm phẫn tột độ

2/Lòng yêu nước của TQT
Sau đoạn văn lên án tố cáo tội ác của giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tinh thần yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm của một chủ tướng, đó là nỗi đau bị mất nước, lòng căm thù đã bị đẩy lên đến đỉnh điểm và chỉ muốn tiêu diệt kẻ địch, một lòng vì đất nước mà hy sinh:
•Ta thường tới bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa
•Chỉ mong được xẻ thịt lột da uống máu quân thù
•Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này bọc trong da ngựa... ta cũng cam lòng

=> Sự dãy bày trân thành của vị chủ tướng đã thể hiện lòng yêu nước nồng nàn cùa một vị anh hùng kiệt xuất, tài ba và dũng cảm

3/Sự phê phán quân lính của TQT
Trần Quốc Tuấn thẳng thắn phê phán thái độ và hành động sai trái của các binh lính tướng sĩ :
•Thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm với vận mệnh của đất nước
•Những thú vui tầm thường: rượu ngon, gái đẹp, ưa săn bắn,...
•Đồng thời tác giả nêu lên những việc đúng đắn mà các tướng sĩ nên làm:
•Tự ý thức, nhìn nhận về trách nhiệm và nghĩa vụ
•Chấn chỉnh suy nghĩ: Đề cao sự chăm chỉ rèn luyện để chiến thắng kẻ thù

=> Là một chủ tướng, Trần Quốc Tuấn chỉ ra những điều sai trái của các binh lính tướng sĩ đồng thời thức tỉnh lòng quân trước sự nguy nan của vận mệnh nước nhà

4/Ý nghĩa văn bản
•Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục khi đất nước rơi vào tay giặc
•Khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, xả thân vì nghĩa
•Khích lệ ý chí nam nhi
•Khích lệ lòng tự tôn dân tộc

=> Khích lệ tinh thần yêu nước, ý thức chống giặc ngoại xâm.

5/Nghệ thuật:
Đặc sắc nghệ thuật tạo nên một bài Hịch hoàn hảo:
•Nghệ thuật tương phản
•Lối trùng điệp, tăng tiến
•Thủ pháp so sánh tương phản
•Lập luận chặt chẽ mạch lạc
•Giọng điệu hùng hồn, mạnh mẽ

=> Tất cả đã tạo nên một bài Hịch rất sắc bén, có sự lan tỏa, từ những nghệ thuật được sử dụng linh động cùng cách lập luận đã tạo nên một áng văn chính luận sâu sắc
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
TÌM HIỂU CHUNG VỀ NGUYỄN TRÃI

1. Cuộc đời

– Nguyễn Trãi (1380-1422) hiệu là Ức Trai
– Quê : xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương sau đó thì rời đến Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
– Cha là Nguyễn Phi Khanh,là một anh thư sinh nghèo hiếu học.
– Mẹ là Trần Thị Thái con Trần Nguyên Đán là một quý tộc thời nhà Trần.
– Lên sáu tuổi thì mất mẹ, lên mười tuổi ông ngoại qua đời ông ở với cha nên thiếu đi tình thương của mẹ và ông dễ đồng cảm với người khác.
– Năm 1400 Nguyễn Trãi đõ thái học sinh sau đó cùng cha ra làm quan nhà Hồ
– Năm 1407 cha ông bị giặc Minh bắt sang Trung Quốc, ông và một người em của mình cùng theo để chăm sóc cha. Khi nghe lời cha, ông trở về nhưng bị giặc Minh bắt. Sau đó ông tìm đến vua Lê Lợi và hai ông, người đa mưu người tướng giỏi đã làm nên nhiều chiến công trong lịch sử dân tộc.
– Ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

2. Sự nghiệp
– Nguyễn Trãi để lại một khối lượng tác phẩm lớn và giàu giá trị, phong phú đa dạng thể loại như phú, chiếu, biểu, cáo, thơ. Văn chương Nguyễn Trãi được chia làm 2 mảng chính là văn chính luận và văn trữ tình
+ văn chính luận tiêu biểu như: quân trung từ mệnh tập,bình ngô đại cáo, băng hồ di lục, Lam Sơn Vĩnh Lăng thần đạo bi kí, dư địa chí…
+ Văn thơ trữ tình gồm có: ức Trai thi tập, quốc âm thi tập..
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA - NGUYỄN TRÃI

1. Tác phẩm
1. Vị trí.
– Nước Đại Việt ta được trích từ phần đầu của bài cáo Bình Ngô Đại Cáo.
– Đoạn này được Nguyễn Trãi nhằm tổng kết mười năm chống giặc và là cơ sở lý luận cho việc kết tội giặc Minh. Dồng thời doạn trích thể hiện lòng tự hào tự tôn dân tộc.

2. Hoàn cảnh sáng tác.
– Đầu năm 1428 sau khi quân ta đại thắng tiêu diệt 15 vạn quân Minh và buộc Vương Thông phải rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh vua Lê Lợi soạn thảo Bình Ngô Đại Cáo để bố cáo với thiên hạ về sự kiện quan trọng này.

3. Thể loại cáo.
– Cáo là một thể loại văn học hành chính của nhà nước quân chủ, thường dùng để phát ngôn của vua chúa hoặc thủ lĩnh nhằm tổng kết sự kiện và công việc quan trọng cho toàn dân chúng biết.
– Cáo có thể viết văn xuôi nhưng thường viết văn biền văn.

II. Tìm hiểu chi tiết
1.Hai câu thơ đầu:tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi

– Khái niệm nhân nghĩa:
+theo nho giáo nhân nghĩa có nghĩa là quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong cộng đồng, khái niệm mang nội hàm tốt đẹp
+ theo Nguyễn trãi thì nhân nghĩa là “ yên dân”

“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

– Nguyên lí nhân nghĩa là nền tảng để Nguyễn Trãi khai triển nội dung bài cáo.
– Quân Minh tội ác tày trời muốn dân được yên ổn thì phải “ trừ bạo”.

– Theo Nguyễn Trãi muốn yên dân ,nhân dân được sống trong thai bình thịnh vượng thì phải trừ bạo, tức là tiêu diệt mọi thế lực tàn bạo gây hại cho dân.

2. Khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc
"Như nước Đại việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam xũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế môt phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”

– Để khẳng định chủ quyền độc lập Nguyễn trãi đưa ra những các yếu tố:
+ nền văn hiến đã có từ lâu đời
+ về địa lý bờ cõi đã chia
+ phong tục bắc nam cũng khác
+ qua các triều đại tương ứng với những triều đại Trung Quốc
+ mạnh yếu khác nhau nhưng chúng ta luôn tự hào vì hào kiệt đời nào cũng có.

– Như vậy có thể thấy Nguyễn Trãi đã đưa những yếu tố để làm nên một dân tộc một quốc gia. Nước Đại Việt có nền văn hóa lâu đời, có chủ quyền vị trí địa lý lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán riêng và có những triều đại tương xứng với Trung Quốc. Nếu họ có Hán, Đường, Tống, Nguyên thì ta có Triêu Đinh, Lý, Trần. Họ có tân ấy triều đại thì ta cũng có những triều đại tương xứng như thế. Tuy mạnh yếu hai nươc khác nhau nhưng đối với ta hào kiệt đời nào cũng có. Đoạn thơ như thể hiện rõ lòng tự tôn và tự hào dân tộc. Nước ta tuy nhỏ nhưng cũng là một nước có nền văn hóa lâu đời và có chủ quyền lãnh thổ riêng.

3. Những chiến công ta dành được
“Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi.”

– Hàng loạt các chiến công được nêu lên Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã đó là những cái tên của các tướng Trung Quốc đã sang xâm chiếm nước ta nhưng đều có kết quả không tốt, không thất bại thì cũng tiêu vong “bắt sống” thậm chí mất mạng “ giết tươi”. Tất cả những đều điều nói trên đều được ghi chép cẩn thận chứng cớ còn ghi.
– Như vậy có thể thấy quân ta tuy yếu nước ta tuy nhỏ nhưng chính bằng sự nhân nghĩa cũng như cuộc chiến tranh chính của mình quân ta vẫn chiến đấu thắng kẻ thù mạnh như trung Quốc.


4.Nghệ thuật của tác phẩm
– Từ ngữ diễn đạt mang tính lâp luận chặt chẽ và hùng biện.
– So sánh và liệt kê
– Các câu văn biền ngẫu chạy dài song song
– Lời thơ đanh thép ,dẫn chứng cụ thể.
 
  • Like
Reactions: wyn.mai

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
THUẾ MÁU - NGUYỄN ÁI QUỐC​
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác phẩm:

a. Hoàn cảnh ra đời:

Bản án chế độ thực dân Pháp viết bằng tiếng Pháp, in lần đầu tiên tại Pari năm 1925. Năm 1946, xuất bảng tại Việt Nam sau đó được dịch ra tiếng Việt và tái bản nhiều lần.

b. Nội dung tác phẩm:

– Tố cáo, kết án tội án tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp.

– Tình cảnh khốn cùng của người dân nô lệ các xứ thuộc địa.

– Giáng đòn quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Vạch con đường đấu tranh cách mạng cho các dân tộc bị áp bức.

II. Phân tích:

1. Cấu trúc văn bản:

a. Nhan đề đoạn trích:

Loại thuế không hề có trong thực tế. Việc đặt tên chương là Thuế máu một cách hình tượng có sức gợi cảm nhằm nói lên sự tàn nhẫn, dã man nhất của bọn thực dân vì nó bóc lột xương máu, mạng sống của con người.

b. Kiểu văn bản và hệ thống luận điểm:

– Văn bản Thuế máu thuộc kiểu văn bản nghị luận. Vì người viết chủ yếu dùng lý lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề xã hội: thuế máu trong chế độ thực dân Pháp.

– Chiến tranh và người bản xứ.

– Chế độ lính tình nguyện

– Kết quả của sự hy sinh.

* Chiến tranh và người bản xứ:

– Những người dân bản xứ là những tên An-nam-mít tên da đen bẩn thỉu. Nhưng khi chiến trang xảy ra họ trở thành những đứa con yêu, bạn hiền, những chiến sĩ bảo vệ công lí tự do…

– Vì bọn thực dân che giấu dã tâm lợi dụng xương máu của họ trong cuộc chiến tranh cho quyền lợi nước Pháp.

Đó là thủ đoạn của chính quyền đới với người dân ở các nước thuộc địa

Giọng điệu của tác gỉa đầy sự châm biếm sự giả dối thâm độc của chế đột thực dân.

– Họ phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu để vượt đại dương, đi phơi trên các bãi chiến trường châu Âu… lấy máu của mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế.

– Những người bản xứ ở hậu phương làm kiệt sức trong các xửng thuốc súng… đã khạc ra từng miếng phổi, chẳng khác gì hít phải hơi ngạt

– Số phận thảm thương ấy được chốt lại , hằn sâu bởi những con số đầy ấn tương: bảy mươi tám vạn người đặt chân lên đất Phap, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình.

Đột ngột xa lìa vợ con… vượt đại dương phơi thây trên các bãi chiến trường; xuống tận đáy biển…; bỏ xác tại những miền thơ mộng vùng Ban-căng….

– Lấy máu của mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế.

Hình tượng hóa các chứng cứ và lời bình luận dưới dạng hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa gợi cảm => tăng thêm tính hiện thực, gợi cảm xúc và suy nghĩ mạnh mẽ cho luận cứ, từ đó dễ thuyết phục người đọc.

– Liệt kê liên tục các tư liệu hiện thực có thật (nhiều người… một số khác… một số khác nữa) => thể hiện sự phong phú hiện thực.

Chế độ lính tình nguyện:

1. Những vụ nhũng lạm trong việc bắt lính.

2. Phản ứng của những người bị bắt lính.

3. Luận điệu của chính quyền thực dân.

– Thoạt tiên tóm người nghèo, khỏe.

– Sau đó đến con nhà giàu, nếu không muốn đi lính phải xì tiền ra.

@ Bởi vì chính quyền thực dân ăn tiền công khai từ việc tuyển quân, bất chấp luật lệ. Điều này cho thấy thjc trạng chế độ lính tình nguyện ở các nước thuộc đại là cơ hội làm giàu của bọn quan chức trên tính mạng của người bản xứ, là cơ hội tỏ lòng trung thành, củng cố địa vị, thăng tién quan chức của bọn tay sai thực dân bản xứ.

@ – Họ tìm mọi cơ hội để trốn thoát.

– Họ tự làm cho mình nhiếm phải những căn bệnh nguy hiểm nhất: bệnh đau mắt toét chảy mủ bằng cách xát bào mắt nhiều thứ chất độc…

@ Thực chất của chế độ lnhs tình nguyện là người bản xứ không có một chút tự nguyện nào, hơn nữa họ lại tự mình gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho bản thân vì chế độ lính tình nguyện.

@ – Phủ toàn quyền Đông Dương tuyên bố lạc quan và vui vẻ bằng những từ hoa mỹ: “các bạn đã tấp nập đầu quân…; kẻ thì hiến dâng cánh tay của mình như lính thợ..”

– Trong thực tế họ phải từng “ tốp bị xích tay điệu về tỉnh lị …. những vụ bạo động ở Sài Gòn, Biên Hòa”

Điều này cho thấy sự đối lập giữa lời nói và sự thật. => vạch trần sự lừa dối mị dân của chính quyền thực dân với người thuộc địa, vừa bày tỏ thái độ mỉa mai, châm biếm của người viết với bọn cầm quyền thực dân.

Kết quả của sự hy sinh:

– Sự đối xử tàn tệ, vô lương tâm của chế độ thực dân với người lính tình nguyện.

– Vạch trần tội ác của chính quyền thuộc địa.

Tác giả dùng nhiều câu nghi vấn liên tiếp và dày đặc này không nhằm dùng để hỏi mà nhằm khẳng định sự thật, đồng thời bộc lộ cảm xúc của nhà văn. Cách dùng nhiều cấu trúc câu lặp ấy đã góp phần nhấn mạnh ý tưởng của người viết.

@ Sau khi nộp hết thuế máu, họ trở về thật bị thảm:

– Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi …. mặc nhiên họ trở lại “giống người bẩn thỉu”. Nghĩa là trước đó ra sao thì bây giờ họ vẫn vậy, máu của họ đã đóng thuếy nhưng họ chẳng được gì.

– Càng chua xót hơn không chỉ bị bót lột hết thuế máu mà còn bị bóc lột hết của cải, bị đánh đập và cuối cùng khi về xứ sở học được chào đón “nòng nhiệt”: “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ chúng tôi không cần các anh nữa, cút đi!”

@ – Sự bỉ ổi, tán tận lương tâm của bọn cầm quyền thực dân với người dân thuộc địa.

– Cái giá của thuế máu mà người lính thuộc địa phải trả là hết sức to lớn.

@ Đoạn trích yếu tố biểu cảm khá đạm nét được thể hiện trên hai mặt: căm thù và đau xót. Căm thù bịn thực dân vô nhân đạo, dau xót trước số phận bi thảm của người dân thuộc địa.

Yếu tố biểu cảm thể hiện sâu sắc, thấm thía qua hình ảnh và giọng điệu => có sức lay động và tố cáo mạnh mẽ.

Yếu tố biểu cảm được khắc họa bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo dựa trên những tư liệu phong phú, xác thực của Nguyễn Ái Quốc để làm nên sắc thái riêng cho tác phẩm: sắc thái trữ tình – chính luận – trào phúng

III. Tổng kết:

– Chế độ thực dân tàn ác, giả nhân giả nghĩa ;ừa dối người dân bản xứ.

– Số phận người dân thật đau đớn biến thành những tấm bia đỡ đạn trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.

– Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, sắc bén.

– Dẫn chứng cụ thể, xác thực, tiêu biểu, giàu tính hiện thực khách quan.

– Lời văn giàu hình ảnh có sức gợi cảm mạnh mẽ.

– Giọng điệu mỉa mai, châm biếm sắc sảo.
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
ĐI BỘ NGAO DU - RU-XÔ

TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: ( 1712 – 1778).

– Là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội của Pháp ( Thế kỉ 18 ).

2. Tác phẩm.

– Trích trong quyển V ( quyển cuối trong tác phẩm: Ê – min hay Về giáo dục – Viết năm 1762).

3. Kiểu văn bản: Nghị luận.

4. Bố cục: gồm 3 phần ( 3 luận điểm):

– “Từ đầu …bàn chân nghỉ ngơi”: Đi bộ ngao du là hoàn toàn được tự do, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai.

– “ Tiếp theo…không thể làm tốt hơn”: Đi bộ ngao du – trau dồi vốn tri thức.

II.Tìm hiểu chi tiết:
1.Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn:
– Muốn đi, muốn dừng, nhiều ít tuỳ ý.

( quan sát mọi nơi, tham quan mỏ đá, quay phải quay trái, men theo dòng sông, vào hang động……..)

– Không phụ thuộc vào con người, phương tiện. ( phu trạm, ngựa trạm)

– Không phụ thuộc vào đường sá, lối đi.

– Thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi.

– Đi để giải trí, học hỏi, vận động làm việc.

=> Dẫn chứng và lí lẽ trình bày xen kẽ, tiếp nối.

=> Cách xưng hô " tôi" , " ta" xen kẽ -> Lí luận chung với trải nghiệm cá nhân của tác giả làm cho bài văn trở nên sinh động, giản dị, dễ hiểu.

b. Đi bộ ngao du và sự hiểu biết cuộc sống.

* Đi bộ ngao du, bồi dưỡng nhận thức, làm giàu thêm hiểu biết:

– Đi như các nhà triết học lừng danh. ( Ta lét, Pla tông, Pitago).

– Xem xét tài nguyên phong phú trên mặt đất.

– Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt chúng.

– Sưu tầm các mẫu vật phong phú đa dạng của thế giới tự nhiên.

=> Cách nêu dẫn chứng dồn dập liên tiếp bằng những kiểu câu khác nhau, so sánh, biểu cảm, câu hỏi tu từ.

=>Mở mang năng lực khám phá đời sống.

– Mở rộng tầm hiểu biết, làm giàu trí tuệ,…

c. Đi bộ ngao du và rèn luyện sức khoẻ.

* Đi bộ ngao du đem lại sức khoẻ và tinh thần sảng khoái.

– Khơi gợi hứng thú.

– Sức khoẻ tăng cường.

– Tính tình được vui vẻ.

=> Chứng minh bằng cách so sánh, tính từ liên tiếp.

– " Khi ta muốn ngao du thì cần phải đi bộ" => Kết luận ngắn gọn, giản dị.

=> Tác giả là người giản dị, quý trọng tự do và yêu quý thiên nhiên.



– Còn lại: Đi bộ ngao du rèn luyện sức khoẻ và tinh thần của con người.
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
SOẠN BÀI GIUỐC ĐANH MẶC LỄ PHỤC - MÔ - LI - E​

I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:

Mô-li-e chuyên viết và diễn hài kịch – những vở kịch gây ra những tiếng cười vui tươi, lành mạnh hoặc châm biếm, chế giễu những thói hư, tật xấu của con người trong xã hội Pháp đương thời…

2. Tác phẩm và đoạn trích:
Lão nhà giàu ngu dốt Giuốc-đanh tập tềnh học đòi làm quý tộc sang trọng. Lão cho mời thầy đến dạy kiếm thuật, triết học, viết văn, làm thơ…

3. Thể loại: Hài kịch.
Hài kịch – một thể loại kịch, trong đó tính cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài nhằm chế giễu, phê phán cái xấu, lố bịch, lỗi thời để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống xã hội.

Nó là thể loại đối lập với bi kịch. Hài kịch kết thúc nhất thiết phải có hậu, vui vẻ. Hài kịch của Mô-li-e nói chung, vở Trưởng giả học làm sang nói riêng, được coi là mẫu mực của thể loại hài kịch cổ điển.

4. Bố cục:
Đoạn trích gồm có hai cảnh:

– Ông Giuốc-đanh và phó may.

– Ông Giuốc-đanh và thợ phụ.

II.Tìm hiểu chi tiết:
1. Ông Giuốc - đanh và phó may:
@ Cuộc đối thoại giữa hai người xoay quanh những việc: đôi bít tất chật, đôi giầy chật, bộ tóc giả, lông đính mũ và đặc biệt là bộ lễ phục – niềm quan tâm duy nhất của ông Giuốc-đanh hiện nay.

@ Việc ông Giuốc-đanh phát hiện ra hoa may ngược chứng tỏ ông chưa phải đã mất hết tỉnh táo. Nhưng chỉ cần phó may lí luận rất liều và vớ vẩn rằng những nhà quý phái đều may hoa ngược như vậy là ông tin ngay và rút lui ý kiến của mình. Điều này chứng tỏ sự kém hiểu biết nhưng lại thích danh giá, học đòi của ông Giuốc-đanh khiến ông ta dễ bị lừa, dễ bị qua mặt.

@ Thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời: Ông Giuốc-đanh từ chỗ khó tính, khắt khe, chủ động của ông chủ có nhiều tiền tự nhiên trở thành thụ động trước sự ma mãnh của tay phó may lọc lõi. Còn phó may, vốn chẳng tử tế gì, chỉ khéo léo mồm miệng đưa đẩy: may hoa ngược trên áo có thể vì y sơ ý hoặc vụng, dốt nát, cũng có thể do y cố tình trêu đù ông chủ ngu dốt; nhưng đã nhanh chóng chuyển từ thế thụ động, bị chê trách sang thế chủ động vừa không phải làm lại, không bị trách phạt mà còn làm cho chủ lúng túng. Chỉ cần câu Các nhà quý phái cũng mặc như vậy là bác phó may đã lừa được ông chủ. Tiếng cười bật ra từ đây, trước sự ngớ ngẩn vì háo danh và ngu ngốc của Giuốc-đanh. Hai câu nói của bác phó may Nếu ngài muốn, tôi sẽ may lại ngay thôi và Xin ngài cứ việc bảo càng làm cho Giuốc-đanh trở nên ngớ ngẩn khi tin tưởng may hoa ngược là biểu hiện của sự quý phái.

@ Trước sự thật hiển nhiên, phó may không thể biện bạch, đành ngượng nghịu chống chế và nhanh chóng đánh trống lảng sang chuyện thử áo.

@ Việc này có tác dụng làm ông chủ quên đi chuyện thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ, mặt khác, làm cho chuyện kịch lại phát triển sang sự kiện mới, để lại có tình tiết mới gây cười khi tính cách học làm sang của ông Giuốc-đanh lại bộc lộ.

@ Đoạn thoại đã chứng tỏ sự kém hiểu biết nhưng lại thích danh giá, sang trọng, học đòi của ông Giuốc-đanh đã khiến ông dễ bị lão phó may lọc lõi lừa gạt, qua mặt.

2. Cảnh 2: Ông Giuốc-đanh và các tay thợ phụ:

Những tay thợ phụ gọi ông Giuốc-đanh là:

– Ông lớn.

– Cụ lớn.

– Đức ông.

Thực chất của cách xưng hô này?

@ Trả lời: Bọn thợ phụ hết sức ranh ma, liên tục hót thêm để moi tiền gã hảo danh khờ khạo. Qủa nhiên, những từ ngữ xưng hô mà bọn thợ phụ dùng đã khiến ông Giuốc-đanh sướng đến mê mản tâm thần và tiền thưởng lại đươck vung ra hào phóng.

@ Câu thoại của đức ông rởm này thể hiện niềm hân hoan tràn ngập trong lòng Giuốc-đanh vì được đi tàu bay giấy quá cao. Mặc dù y chưa đến nỗi mất trí, y vẫn còn lo mất cả túi tiền nếu được tôn lên đến bậc tướng công. Nhưng thêm một lần chứng tỏ cái dục vọng được làm quý tộc của y mãnh liệt đến chừng nào. Ông sẵn sàng cho hết cả túi tiền của mình để được gọi hai tiếng ngọt ngào tướng công. Câu nói riêng cuối đoạn vừa chứng minh tính cáh của Giuốc-đanh vừa làm tăng thêm chất hài cho nhân vật và cảnh kịch.

III. Tổng kết:

– Khán giả và người đọc cười ông Giuốc-đanh ngu ngơ chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang, muốn làm quý tộc mà bị phó may và bốn tay thợ phụ lợi dụng kiếm tiền. Ta cười ông thật ngớ ngẩn khi mặc áo hoa ngược lại cho rằng như thế mới thật sang trọng. Ông lại càng đáng cười hơn khi lại vung tiền không tiếc để mua lấy mấy tiếng ông lớn, cụ lớn, đức ông hão huyền.

– Khán giả tận mắt nhìn thấy trên sân khấu cảnh ông Giuốc-đanh bị bốn tay thợ phụ vây quanh lột quần áo ra, mặc bộ lễ phục lố lăng theo điệu nhạc, âấy thế mà vẫn hết sức vênh vang tự xem mình là nhà quý tộc sang trọng…

KẾT THÚC CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC 8. CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT, VUI VẺ NHÉ!
 
Top Bottom