Văn 12 Chức năng văn học

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHỨC NĂNG VĂN HỌC
Trong đời sống con người, văn học từ lâu đã trở thành một nhu cầu tinh thần không thể thiếu. Từ những ngày sống trong khó khăn, chưa có chữ viết cho đến khi chữ viết được hình thành thì nhân dân lao động vẫn nối tiếp nhau sáng tạo nền văn học của mình. Không biết bao nhiêu nhà văn đã và đang xuất hiện trên thế giới ngày đêm miệt mài suy nghĩ để tạo ra những tác phẩm hữu ích phục vụ cho đời sống con người. Với tư cách là một hình thái ý thức, một hoạt động nhận thức, văn học có tác dụng nâng cao năng lực con người trong việc khám phá, làm chủ đời sống. Mỗi tác phẩm ít nhiều lại bổ sung thêm vào vốn tri thức, hiểu biết của con người. Sự cảm thụ các tác phẩm văn học giúp con người chúng ta giải phóng khỏi sự chật hẹp của bản thân để nếm trải những cuộc đời riêng biệt từ hiều xứ sở, nhiều thời đại xa xôi. Văn học không chỉ đem đến sự trải nghiệm đa dạng, phong phú mà còn là nơi để người đọc, người kể thể hiện hết những tâm tư, tình cảm của mình; là nơi chuyên chở những niềm vui, sự động viên trên con đường đi đến ước mơ, khát vọng. Nhờ có văn học chúng ta có thêm vốn tri thức xã hội – nhân văn quý giá, nguồn năng lượng tinh thần lớn lao. Chính những giá trị hiện sinh lớn lao như thế mà ta có thể hiểu được phần nào chức năng to lớn của văn học trong đời sống tinh thần của con người.
Lý luận văn học lâu nay thường xác định chức năng văn học trên ba phương phương diện: nhận thức, giáo dục; dự báo và thẩm mỹ. Đây được xem là ba chức năng chủ yếu của văn học. Nhưng với tác phẩm văn học là một hiện tượng thẩm mĩ độc đáo. Xuất thân từ những đặc trưng của chất liệu văn học. Bản thân các tác phẩm thường hiện ra như một cấu trúc nghệ thuật phức tạp, đa diện, đa tầng và hoàn toàn không đơn nghĩa. Chính vì vậy đứng trước mỗi tác phẩm thì mỗi người đọc lại chịu sự tác động khác nhau trên nhiều bình diện, nhiều cấp độ khác nhau. Chính vì vậy ngoài bốn chức năng cơ bản trên chúng ta có thể tìm thấy thêm hàng loạt các chức năng cơ bản khác. Đôi khi, trong những điều kiện sáng tác và tiếp nhận, chúng có thể thay thế vai trò của một số chức năng truyền thống ví dụ như chức năng dự báo xã hội, giải trí – thư giãn, định hướng tư tưởng, định giá và phân loại đạo đức, tổ chức và liên kết xã hội,... Thực tế tiếp nhận cho thấy rằng sự tác động các tác phẩm văn học tới người đọc là sự tổng hợp nhiều yếu tố chức năng đan cài, xuyên thấu vào nhau.
Tác phẩm văn học chỉ thực sự tồn tại khi nó được đọc và chỉ phát huy chức năng của nó khi thâm nhập vào ý thức của người đọc. Tuy nhiên sự tiếp nhận mỗi đọc giả mỗi thời đại lại khác nhau. Vì vậy vấn đề chức năng văn học cần được xem xét không chỉ về ý nghĩa, tác dụng đối với độc giả mà còn đối với bản thân người cầm bút.

1. Chức năng thẩm mĩ
Mĩ học cổ điển xác định phạm trù thẩm mĩ cơ bản như: cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài. Mĩ học cận hiện đại bổ sung thêm hàng loạt phạm trù mới nhằm nắm bắt đầy đủ và sâu sắc hơn những phạm trù mới, những thuộc tính đa dạng của đời sống nghệ thuật như: cái xinh xắn, cái hài hòa, cái anh hùng,... Thẩm mĩ là một phạm trù tổng hợp, bao quát các đặc tính thẩm mĩ tồn tại khách quan trong thiên nhiên, đời sống và nghệ thuật. Lấy cái đẹp làm bản giá trị cơ bản, cái thẩm mĩ là đặc tính phổ quát trong các hiện tượng thẩm mĩ vốn đa dạng và hấp dẫn trong đời sống cũng như trong văn học nghệ thuật.
Có ý kiến cho rằng mối quan hệ giữa chức năng thẩm mĩ với các chức năng khác cũng giống như là mối quan hệ của “thượng tầng kiến trúc” với cơ sở hạ tầng tác phẩm. Sáng tác văn học là nơi mà chức năng thẩm mĩ có ý nghĩa như là điểm xuất phát và cũng là mục đích đi tới của tác phẩm. Do vậy, sự tác động của thẩm mĩ tới độc giả sẽ là sự tác động toàn diện trong sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Văn học không chỉ thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của cong người mà thông qua đó còn có tác dụng giáo dục thẩm mĩ, tức là giúp phát triển ở con người khả năng hành động và sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Khi nói rằng nghệ thuật làm phong phú thêm đời sống tinh thần con người, cũng có nghĩa là nó giúp cho con người nhạy cảm hơn, tinh tế hơn trong nhận thức và cảm nhận thế giới quanh mình.

2. Giáo dục nhận thức
Văn học đưa chúng ta tới những chân trời hiểu biết mới, giúp ta hiểu thêm trong cuộc sống con người trong hiện tại và cả trong quá khứ, sự hiểu biết rộng lớn vượt qua rào cản quốc gia. Văn học có khả năng phá vỡ giới hạn về không - thời gian. Điều này giúp độc giả được sống dài hơn, sống nhiều hơn qua cuộc sống của nhân vật, số phận, tính cách khác nhau trong các tác phẩm. Thông qua các tác phẩm, kinh nghiệm của mỗi cá nhân được rút ra từ sự trao đổi, tiếp thu, trải nghiệm những cảnh sống, những cuộc sống được mô tả cụ thể, sinh động trong tác phẩm. Việc này tạo ra sự chuyển hóa tích cực từ những kinh nghiệm gián tiếp, trừu tượng thành kinh nghiệm cá nhân trực tiếp. Văn học đóng vai trò như một phương tiện tăng cường vốn tri thức và kinh nghiệm sống của con người, và như vậy nâng cao năng lực của con người trong mọi hoạt động thực tiễn. Đặc biệt là giá trị nhận thức của văn học không chỉ bộc lộ trên bề rộng của tri thức văn hóa, khoa học, mà quan trọng hơn là chiều sâu của những khám phá thẩm mĩ về con người.
Tác dụng nhận thức của văn học được thể hiện trong hoạt động sáng tác của nhà văn. Bởi vì sáng tác tự nó đã là một hoạt động nhận thức chủ động và đầy sức sáng tạo, nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, khám phá của nhà văn. Sáng tác của họ chính là quá trình sát hạch bản thân, kiểm nghiệm lại tri thức, hiểu biết về mình. Sáng tác là nơi nhà văn tự phát hiện mình.
Mọi hoạt động thực tiễn của con người đều có tác dụng mở rộng tri thức, kinh nghiệm vì vậy đều mang chức năng giáo dục nhận thức. Tồn tại và phát triển như một hoạt động nhằm hiểu biết, khám phá, sáng tạo xã hội, văn học nghệ thuật thể hiện rõ ưu thế của nó.

3. Chức năng dự báo
Nhờ năng lực ước đoán, tưởng tượng và sự nhạy cảm trước mọi biến động của thời đại, nhiều nhà văn đã có những dự cảm trước những điều đó khi cuộc sống của mình vẫn trong trạng thái ổn định. Nhà văn sẽ không đóng khung cuộc sống trong cái nhìn tĩnh quan mà luôn nhìn nhận, đánh giá trong sự vẫn động và phát triển. Yếu tố dự báo như là một phẩm chất đặc biệt của văn học. Tuy nhiên, mức độ dự báo, tính chất và nội dung dự báo không phải là như nhau trong mỗi trào lưu văn học. Tính dự báo của văn chươn cũng chính vì thế xuất hiện, hình thành và phát triển từ văn học dân gian cho đến hiện đại. Theo nhà văn Nguyễn Bắc Sơn, chức năng dự báo trong văn xuôi đang phát triển rầm rộ, phản ảnh nhiều khía cạnh của xã hội, nhưng dự báo như thế nào là tùy thuộc vào từng nhà văn.
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
Một số ví dụ về chức năng văn học:
1. Chức năng giáo dục nhận thức
Đọc truyện ngắn Ông già và biển cả của Hêminguây, chúng ta có thể có thêm nhiều kiến thức về biển cả. Nhưng sự hiểu biết mà tác phẩm đem lại cho chúng ta không phải là ở sự phát hiện quá trình địa vật lí và sinh học diễn ra trong lòng đại dương, mà trong mối tương quan giữa con người với biển, về bản lĩnh, khát vọng con người trong cuộc đấu tranh tìm kiếm ý nghĩa tồn tại của mình trước tự nhiên và xã hội. Thiên về khái quát, trừu tượng hóa để nắm lấy bản chất, quy luật, khoa học như là vô tình bỏ quên sự vô tình bỏ quên cái cá biệt cùng sự phong phú, phức tạp của đời sống con người.
2. Chức năng dự báo
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã tinh tế trong việc miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Vân, Kiều:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Là thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Khi miêu tả Thúy Vân, thi sĩ tài ba đã dùng những từ miêu tả về vẻ đẹp của một con người đầy đặc, phúc hậu, được thiên nhiễn cũng như tạo vật “thua” và “nhường” lại vẻ đẹp. Nhưng với Kiều lại được so sánh về một người tài sắc khiến cho thiên nhiên “ghen”, “hờn”. Điều này khiến chúng ta có cảm nhận rằng thông qua việc miêu tả ngoại hình của hai chị em thì Nguyễn Du lại đưa ra một dự báo về tương lai hai chị em. Một người rồi sẽ “êm đềm tướng rũ” còn người kia phải chịu cảnh bẽ bàng, đầy truân chuyên.
 
  • Love
Reactions: NoahNguyen

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
CHỨC NĂNG THẨM MỸ CỦA VĂN HỌC

Chức năng xuất phát từ bản chất của sự vật. Nghệ thuật xuất phát từ trong bản chất của nó là một hoạt động sáng tạo thể hiện toàn vẹn nhất và tuân thủ trực giác nhất “quy luật của cái đẹp”. Do vậy chức năng thẩm mỹ là chức năng xuất phát từ bản chất của thẩm mỹ của nghệ thuật.Nếu xem xét chức năng của một sự vật nào đó như là lí do tồn tại của sự vật thì thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ chính là lí do thỏa đáng nhất cho sự hình thành và phát triển của văn học nghệ thuật. Nếu như âm nhạc quyến rũ lòng người bằng những thanh âm trong trẻo, kiến trúc chinh phục cảm quan con người bằng những đường nét thì văn học cũng sẽ chiếm đóng trong trái tim con người bằng những nét đẹp mà ngôn từ đem lại. Quy luật tồn tại của tất cả sự vật trong đời sống chúng ta không thể thoát khỏi sự thống trị thẩm mỹ mà văn học là ngành khoa học yêu cầu khắt khe về điều này. Một tác giả dù tốn công bỏ sức bao nhiêu nhưng tác phẩm không mang đến vẻ đẹp thẩm mĩ thì chắc chắn sẽ chẳng có ai đọc tác phẩm của anh ta. Nếu đã không được đọc thì liệu những tác phẩm đó có thể thay đổi những giá trị khác như nhận thức, giáo dục hay dự báo? Chính vì thế chúng ta không thể phủ nhận được vai trò then chốt, đặc biệt và mang tính đặc thù này trong nghệ thuật.

Trước nhưng thành tựu lớn của chủ nghĩa hiện thực truyền thống, đặc biệt là trước sự tác động mạnh mẽ của đời sống chính trị, của cuộc đấu tranh tư tưởng hệ, nhiều nhà lí luận thế kỉ XX đã chủ động đề cao chức năng nhận thức và chức năng giáo dục của văn học, đồng thời thận trọng đặt chức năng thẩm mỹ ở vị trí thứ ba. Cái trật tự “nhận thức – giáo dục – thẩm mỹ” nhiều khi gợi lên cái mơ hồ về việc phân định ngôi thứ, trong đó chức năng thẩm mỹ rơi vào địa vị thành phần trên phương diện quan điểm – tư tưởng. Cái trật tự đó trong thực tiễn phê bình văn học nhiều khi cũng biến thành một công thức ứng dụng nhanh gọn, tiện lợi cho việc thẩm định các giá trị văn học. Sự thiếu công bằng trong quan niệm về chức năng thẩm mỹ còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác trong đó nguyên nhân ở quan niệm không đầy đủ về cái thẩm mỹ hoặc thái độ qua quyết liệt trước quan điểm chủ nghĩa hình thức duy mỹ và mỹ học duy tâm nói chung. Việc đặt chức năng thẩm mỹ lên hàng đầu không có nghĩa là đưa ra trật tự ngôi thứ mới mà nhằm nhấn mạnh tính đặc thù trong chức năng văn học.

Chức năng thẩm mỹ biểu hiện rõ nhất khi tác phẩm văn học đem lại cho người đọc niềm vui, khoái cảm trước cái đẹp của đời sống mà nhà văn khám phá, thể hiện. Với ý nghĩa này, tác phẩm được hình dung như một bức tranh, trong đó cái đẹp của đời sống, của thực tại khách quan được tái tạo thành cái đẹp nghệ thuật. Tuy vậy, văn học không chỉ phản ánh mà còn sáng tạo. Cái đẹp nghệ thuật ở đây không phải là cái đẹp sao chép, là là cái đẹp mang tính chọn lọc, chưng cất, nhân lên nhiều lần, bao hàm vẻ dẹp thực tại, vẻ đẹp của tâm hồn nhà văn và tâm hồn của tài năng nghệ thuật.

Sécnưépxki cho rằng: “Cái đẹp là cuộc sống.” Nhưng cái đẹp cụ thể thì tản mát khắp nơi, nhiều khi tản mát khắp nơi, nhiều khi tiềm ẩn, kín đáo đến mức chỉ có những nghệ thuật tài năng mới phát hiện ra được. Cái đẹp ẩn tàng trong ánh mắt của người tốt bụng, trong lời tỏ tình vụng về, “mỗi cái nhìn vô tình bắt gặp, mỗi ý nghĩa sâu sắc hay vui đùa ... một cành bạch dương hay lửa của những vì sao sao trong vũng nước đêm... Tất cả đều là những hạt rất nhỏ của bụi vàng.” Trong một truyện ngắn mang tính triết lí về sáng tác nghệ thuật, nhà văn Pauxtốpxki đã coi lao động của nhà văn là một cuộc tìm kiếm những bụi vàng trong cuộc sống để cuối cùng tạo ra những bông vàng trong văn chương. Tác phẩm được tạo ra từ nguyên liệu cuộc đời, nhưng nó dứt khoát phải chào đời trong hình thể kiểu bông hồng, hình thể của cái đẹp.

Chức năng thẩm mĩ của nghệ thuật không giới hạn cung ứng cái đẹp. Văn học không chỉ phản ánh cái đẹp mà phản ánh toàn bộ cuộc sống. Nó không phải chỉ biết làm đẹp lòng người mà còn có thể đi đến con người như là “tiếng thét đấu tranh”, “bài ca xung trận”. Những hiện tượng thẩm mỹ đa dạng, phức tạp của đời sống đều được văn học khám phá nhằm thỏa mãn nhu cầu chiêm nghiệm, nếm trải của độc giả. Khi Nguyễn Du đặt bút viết Đoạn trường tân thanh rằng “Mua vui cũng được một vài trống canh”, chắc rằng rong thâm tâm, nhà thơ không coi cái mình mua vui đương thời và hậu thế chỉ là cái dễ dãi mà là kết quả của sự nếm trải, thấu hiểu về các cảnh ngộ, các thân phận bể dâu cùng bao nhiêu đau đớn. Đó là cái vui mang tính tổng hợp thẩm mỹ, là cái vui được sống trong thế giới nghệ thuật phong phú mà nhà văn tạo ra.

Mỹ học cổ điển đã xác định những phạm trù thẩm mỹ cơ bản như: cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài. Mỹ học cận hiện đại bổ sung thêm hàng loạt phạm trù mới, nhằm nắm bắt đầy đủ và sâu sắc hơn những thuộc tính thẩm mỹ đa dạng trong đời sống và nghệ thuật như cái xinh xắn, cái mực thước, cái hài hòa, cái trác tuyệt, cái anh hùng, cái thanh lọc,... đặc biệt là phạm trù cái thẩm mỹ. Cái thẩm mỹ là phạm trù rộng lớn, thống hợp, bao quát các đặc tính thẩm mỹ tồn tại khách quan trong thiên nhiên, trong đời sống và trong nghệ thuật. Lấy cái đẹp làm bảng giá trị cơ bản, cái thẩm mỹ là đặc tính phổ quát trong hiện tượng thẩm mỹ vốn rất đa dạng, hấp dẫn trong đời sống cũng như nghệ thuật. Về cơ bản có thể xem thẩm mĩ như là hệ thống những giá trị tinh thần cao đẹp, thanh khiết, đậm tính nhân văn, gắn bó sâu xa với sự sống con người, được đánh giá, cảm nhận từ những hiện tượng cụ thể, sinh động và hấp dẫn trong đời sống và trong nghệ thuật.

Chức năng thẩm mỹ chính là chức năng tìm tòi, sáng tạo và chuyển tải cái thẩm mỹ tới người đọc và công chúng nghệ thuật nói chung. Từ quan niệm rộng rãi về chức năng thẩm mỹ ấy, chúng ta mới giải thích được vì sao văn chương, nghệ thuật qua bao thời đại vẫn luôn tìm kiếm và thể hiện những khổ đau, bất hạnh trong đời sống con người. Vì sao con người luôn bỏ tiền để mua những tác phẩm văn học, đi vào những nhà hát để có những trải nghiệm cùng những cảm giác lo âu, buồn tủi, vui sướng, giận hờn,... cùng nhân vật. Cái thẩm mĩ của nghệ thuật đã giúp cho công chúng độc giả được sống đầy đủ, có cảm giác toàn vẹn hơn trong đời sống con người. Và như vậy, nhu cầu thẩm mỹ của độc giả không đơn thuần là nhu cầu thưởng thức cái đẹp mà là nhu cầu được nếm trải những tình cảm thẩm mỹ đa dạng, phong phú, đa dạng, mang tính xã hội cụ thể.
Nổi lên như một chức năng đặc thù, chức năng thẩm mĩ thường được các nhà thẩm mỹ học duy tâm tuyệt đối hóa, thậm chí coi đó là chức năng duy nhất của văn chương nghệ thuật. Xuất phát từ quan điểm triết học “bất khả tri”, E. Căng đã tách rời ý nghĩa thẩm mỹ của nghệ thuật ra khỏi các phạm trù đạo đức, thực tiễn. Cái đẹp, theo ông là cái không hề gắn với nội dung thực tế nào vì nó không liên quan gì với đạo đức. Quan điểm của ông về một cái đẹp vô tư, không vụ lợi trong sáng tác nghệ thuật đã trở thành tiền đề mỹ học cho chủ nghĩa hình thức và nhiều xu hướng nghệ thuật duy mỹ hai thế kỉ sau.

Thực tiễn chỉ ra rằng, các giá trị chân – thiện – mỹ không tồn tại một cách cô lập mà xuyên thấm vào nhau trong chỉnh thể tác phẩm. Không thể có cái đẹp trừu tượng, xa lạ với lí trí và tình cảm đạo đức của con người. Tác phẩm văn học chỉ có ý nghĩa, chỉ chinh phục được trái tim người khi nó đụng chạm tới những vấn đề mà người ta hằng quan tâm, trăn trở. Không thể nào hình dung nổi những niềm vui, nổi buồn, yêu thương, giận hờn, lo toan, hy vọng – toàn bộ những cảm xúc mà văn học khơi dậy, lại không có cội rễ sâu xa trong thế giới tình cảm, đạo đức của con người. Cho dù khoái cảm thẩm mỹ mà tác phẩm đem lại bao giờ cũng nảy sinh trực tiếp về vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật, từ sự làm chủ khéo léo và sáng tạo của nghệ sĩ trước chất liệu và các phương thức biểu hiện. Nhưng một khi nhà văn bàng quan trước những vấn đề trọng yếu của đời sống xã hội, chỉ theo đuổi cái đẹp của ngôn từ và những cách tân hình thức, thì tác phẩm đã tự hủy diệt cái chức năng nghệ thuật đích thực của văn học.
 
Top Bottom