Văn 9 Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Nhật Hạ !

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng tư 2019
409
292
76
18
Quảng Nam
THCS Lê Quang Sung
Ẩn dụ được hiểu như một cách so sánh ngầm. Một hình ảnh được nêu rõ, còn hình ảnh kia là ta ngầm hiểu.
Nếu bạn so sánh hai hình ảnh với nhau mà hợp lý thì đó là ẩn dụ, ngược lại là hoán dụ.
* Ví dụ:
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
-----So sánh người cha với Bác Hồ: Bác Hồ là người cha. Bác Hồ như một người cha. Ta thấy hợp lý nên đây là Ẩn dụ.
* Ví dụ:
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
----So sánh Áo chàm với người dân Việt Bắc: Áo chàm như người dân Việt Bắc. Áo chàm là người dân VIệt Bắc. Ta thấy không hợp lý nên đây là Hoán dụ.
***Ngoài ra bạn nên dựa vào các kiểu ẩn dụ và hoán dụ để xác đinh chính xác: nếu ẩn dụ thì là kiểu ẩn dụ nào, nếu hoán dụ là kiểu hoán dụ nào.
 

Hạ Di

Cây bút triển vọng 2017
Thành viên
16 Tháng mười 2017
729
871
174
19
Bình Định
THCS Trần Hưng Đạo
mọi người cho mình hỏi làm sao để phân biệt ẩn dụ và hoán dụ ( đừng nêu định nghĩa )
Mặc dù bạn bảo đừng nêu định nghĩa nhưng thực sự để phân biệt nó bạn chỉ có cách dựa vào lí thuyết, hoặc làm nhiều rồi quen thôi.
Ẩn dụ: (hay còn gọi là so sánh ngầm) gọi lên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
Ví dụ như: "Thà rằng liều một thân con/ Dù hoacánh còn xanh cây"
hay "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/ Mặt trời của mẹ em nhằm trên lưng"

Hoán dụ: gọi lên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó
Ví dụ như: "Áo chàm đưa buổi phân ly/ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay"
hay "Áo nâu liền với áo xanh/ Nông thôn cùng với thị thành đứng lên"
hay "Xuân Diệu là một trong những cây bút tiên phong trong phong trào thơ mới"

- Theo mình thấy cách cơ bản nhất để phân biệt ẩn dụ hay hoán dụ là là phân biệt theo các dạng:
Ẩn dụ gồm 4 dạng:
  • Ẩn dụ hình thức
  • Ẩn dụ cách thức
  • Ẩn dụ phẩm chất
  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Hoán dụ gồm có 4 dạng:
  • Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;
  • Lấy một vật chứa đựng để gọi 1 vật bị chứa đựng;
  • Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;
  • Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
 
Top Bottom