Sử 12 Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn về Hiệp định Sơ bộ (1946)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Võ Nguyên Giáp cho rằng Hiệp định sơ bộ cũng giống Hòa ước Brest-Litovsk (năm 1918) giữa Đế quốc Đức và nước Nga Soviet. Ông cho hay thỏa ước ngừng bắn này với Đức đã dừng được cuộc xâm lấn vào Nga, nhờ đó mà những người Soviet đã củng cố lực lượng quân đội và chính quyền chính trị của mình. Theo Võ Nguyên Giáp, Hiệp định Sơ bộ là nhằm bảo vệ và củng cố được vị thế về chính trị, quân sự và kinh tế của Việt Nam và do Việt Nam chưa sẵn sàng về binh lực cho cho một cuộc kháng chiến lâu dài với Pháp. Đối với những ý kiến phê phán bản Hiệp định sơ bộ không chứa đựng từ “độc lập”, ông Giáp cho rằng những người phản đối không nhận thấy rằng độc lập của một quốc gia là kết quả của các điều kiện khách quan và là trong cuộc đấu tranh để giành độc lập toàn vẹn, sẽ có những thời điểm bên giành độc lập phải cứng rắn và những thời điểm họ phải mềm dẻo.
Về phần Hồ Chí Minh, ông đã chỉ ra một thực tế rằng dù Việt Nam giành được độc lập từ tháng 8/1945, nhưng chưa có nước nào xác lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Hiệp định Sơ bộ ẽ mở đường cho sự công nhận quốc tế, đồng thời hạn chế lực lượng của Pháp ở Việt Nam ở mức 15 ngàn quân, với thời hạn là 5 năm, Đồng thời ông cũng tuyên bố: "Tôi, Hồ Chí Minh, đã cùng với đồng bào chiến đấu cho độc lập của Tổ quốc. Tôi thà chết chứ không bao giờ bán nước".
Về phía Việt Minh, quân Trung Hoa được xác định là nguy cơ lớn nhất. Để loại trừ nguy cơ của 20 vạn quân Trung Hoa chiếm đóng, tránh được tình thế bất lợi "phải cô lập chiến đấu cùng một lúc với nhiều lực lượng phản động (thực dân Pháp, Tàu trắng, bọn phản cách mạng trong nước)",[6] tập trung đối phó với người Pháp và "các đảng phái phản động".[6] Đồng thời, tranh thủ được thời gian hòa hoãn quý báu để "Bảo toàn thực lực giành lấy giây phút nghỉ ngơi và củng cố vị trí mới đã chiếm được, chấn chỉnh đội ngũ cách mạng, bổ sung cán bộ, bồi dưỡng và củng cố phong trào".[6] Một số thành viên trong Chính phủ Liên hiệp thuộc lực lượng Việt Quốc, Việt Cách không tán thành việc này lên tiếng phản đối gây ra bất đồng sâu sắc, dân chúng cũng có người băn khoăn, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bình tĩnh giải thích và động viên đồng bào để đồng bào hiểu rõ "cần phải biết chịu đựng hy sinh để mưu sự nghiệp lớn".[7] Mặc dù Hiệp định có chữ ký của Vũ Hồng Khanh nhưng đa số lãnh đạo Việt Quốc rút sự ủng hộ của họ cho chính phủ Hồ Chí Minh để phản đối, chống lại những gì họ gọi là "thân Pháp" trong chính sách của Việt Minh. Bảo Đại rời khỏi đất nước vào ngày 18 tháng 3, ngày quân Pháp vào Hà Nội để theo phái đoàn ngoại giao đến Trùng Khánh nhằm tái khẳng định tình hữu nghị Việt - Trung và để thăm dò việc Tưởng Giới Thạch muốn hai nước sẽ có quan hệ thế nào sau khi ký Hiệp ước Hoa-Pháp. Một hội nghị liên tịch được tổ chức để khai thông các bất đồng dẫn đến việc thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam.[8]
Do Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt chỉ mang tính chất là khung pháp lý chứ chưa phải văn bản pháp lý chính thức nên Bộ Ngoại giao Pháp chưa phê chuẩn cho đến khi có Hiệp ước chính thức giữa hai bên Việt-Pháp.[9] Sau khi ký Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt, hai bên Việt-Pháp tiếp tục xúc tiến hội đàm tại Hội nghị Đà Lạt và Hội nghị Fontainebleau để đàm phán về nền độc lập của Việt Nam trong Liên hiệp Pháp và việc thống nhất Việt Nam. Leclerc, tổng chỉ huy Pháp ở Đông Dương khi đề nghị đàm phán đã bị chuẩn tướng Charles de Gaulle trách móc: "Nếu tôi mà đồng ý mấy thứ nhảm nhí này thì đế quốc Pháp đã tiêu vong lâu rồi. Hãy đọc thật kỹ câu chữ trong tuyên bố tháng 3 của Pháp về Đông dương

Nguồn: Đặng Bảo
 
Top Bottom