Sử 11 Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CẢI CÁCH DUY TÂN MINH TRỊ Ở NHẬT BẢN 1867 VÀ CÁI NHÌN SÂU SẮC ĐỐI VỚI TRÀO LƯU CẢI CÁCH Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX - CƠ HỘI MÀ VIỆT NAM ĐÃ ĐÁNH MẤT.
Từ cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XIX trong bối cảnh các nước tư bản phương Tây chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, chúng tăng cường đẩy mạnh xâm lược thuộc địa khắp các châu lục trên thế giới, tìm kiếm thị trường,tài nguyên và nhân công nơi các nước Á - Phi, Mĩ la-tinh. Lợi dụng chế độ Phong kiến các nước đó suy tàn , thực dân phương Tây tìm cách xâm lược bằng mọi âm mưu và thủ đoạn,nhiều nước đã bị biến thành thuộc địa và nửa thuộc địa của phương Tây. Trong bối cảnh đó đã là một yêu cầu thay đổi đối với các nước trên thế giới nói chung. Nhưng phần lớn với tư tưởng phong kiến bảo thủ ở nhiều nước đã dần đầu hàng đế quốc và đánh mất độc lập, tình thế đó áp đặt cho nhiều nước như lời đe dọa đến vân mệnh dân tộc và yêu cầu phải cải cách để thoát khỏi nguy cơ thuộc địa thực dân.
Nhật Bản là một nước điển hình cụ thể cho yêu cầu trước bối cảnh chung trên thế giới lúc đó. Vào cuối thế kỉ XVIII chế độ phong kiến Nhật bản suy tàn, đất nước lâm vào tình trạng bế tắc khủng hoảng về mọi mặt, nhiều mâu thuẫn và vấn đề nảy sinh trong nội bộ đất nước, nạn đói,nghèo nàn lạc hậu,thuế cao...ở bên ngoài,các thế lực tư bản phương Tây nhòm ngó và tìm cách xâm lược thuộc địa,chúng nhiều lần gửi tối hậu thư yêu cầu mở cửa biển cho buôn bán nếu không sẽ nổ pháo,chính quyền phong kiến Sogun đã kí các hiệp định thỏa hiệp với các nước đế quốc. Trước tình thế bị "gõ cửa" và đứng trước 2 sự lựa chọn là cải cách để thay đổi đất nước được hùng mạnh hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến suy đồi và chấp nhận trở thành thuộc địa, nhân dân Nhật trong nước diễn ra các cuộc đấu tranh chống chính quyền SogunPhong trào đấu tranh chống Mạc phủ Tokugawa bùng nổ khắp nơi trong thập niên 60 của thế kỷ XIX với sự lãnh đạo của các đại danh vốn trước đây bề ngoài khuất phục Mạc phủ Tokugawa đã lấy cớ Mạc phủ để cho đất nước rơi vào cảnh giống như nhà Thanh lúc đó trước sự lấn lướt của phương Tây, liền nổi dậy chống lại Chinh di Đại tướng quân. Tướng quân (Shogun), phần vì không muốn, phần vì không thể chống lại sự nổi loạn đó, đã nhân nhượng và rốt cục giải thể Mạc phủ. Một số võ sĩ cấp tiến có đầu óc cải cách (phần lớn không có nguồn gốc thế tập) và quý tộc ở triều đình đã nhân cơ hội nắm lấy quyền lãnh đạo đất nước. Họ nêu khẩu hiệu "Tôn vương, nhương di" nhằm khôi phục lại Đế quyền. Song thực chất họ là những người đứng đầu triều đình, vì Thiên hoàng Mutsuhito lúc ấy chỉ mới 14 tuổi. Với khẩu hiệu nói trên, và với đất đai rộng lớn của Chinh di Đại tướng quân mà họ tiếp quản, triều đình mới đã có được sự ủng hộ của các đại danh nổi loạn và nguồn lực tài chính để thực hiện các cải cách.
Tháng 12 năm 1867 chế độ Mạc phủ Tokugawa chấm dứt. Ngày 3 tháng 1 năm 1868, chính quyền mới do Thiên hoàng Minh Trị bổ nhiệm được thành lập. Giai cấp tư sản chưa được tham gia chính quyền, nhưng chế độ mới tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển, nên họ ủng hộ chính quyền mới. Thời kì Minh Trị (Minh Trị nghĩa là "sự cai trị sáng suốt") bắt đầu
Triều đình Minh Trị đưa ra khẩu hiệu "Phú quốc cường binh" ( fukoku kyohei) nhằm khai thác tâm lý lo sợ Nhật Bản sẽ trở thành thuộc địa của phương Tây nếu không chịu canh tân. Trên cơ sở đó, họ đã thuyết phục được Thiên hoàng tuyên bố từ bỏ những tập tục có hại và sẵn sàng học hỏi phương Tây. Người Nhật trở nên nhiệt tình với bunmei kaika (văn minh khai hóa).
Để xóa quyền lực của các đại danh, triều đình đã thực hiện phế phiên, lập huyện, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời, họ tuyên bố "tứ dân bình đẳng", nghĩa là bốn tầng lớp gồm võ sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân giờ đây không còn bị phân biệt. Điều này gây bất bình ở tầng lớp võ sĩ, nên triều đình Minh Trị phải vừa đàn áp vừa xoa dịu bằng cách bồi thường bằng tiền. Khoản tiền nhận được từ triều đình cộng với tri thức mà tầng lớp võ sĩ được trang bị đã biến tầng lớp võ sĩ thành giai cấp tư sản. Giai cấp võ sĩ quý tộc tư sản chủ trương xây dựng Nhật Bản theo con đường quân sự là nguyên nhân dẫn đến việc Nhật Bản sau này trở thành đế quốc phong kiến quân phiệt.
Triều đình còn ban bố quyền tự do buôn bán (kể cả ruộng đất) và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất (đồng Yên), xây dựng cơ sở hạ tầng (đặc biệt là đường sắt) và phát triển chủ nghĩa tư bản đến tận các vùng nông thôn. Triều đình còn ra lệnh phế đao, không người dân tự ý mang đao kiếm.
Nhiều phái đoàn được cử sang phương Tây học hỏi về cách thức quản lý hành chính và về kỹ thuật. Toà án mới (kiểu phương Tây) được thành lập. Nhiều cải cách quan trọng về giáo dục được thi hành trong đó có việc thành lập các trường Đại học để đào tạo tầng lớp lãnh đạo chính quyền và kinh doanh. Cơ sở hạ tầng bắt đầu được quan tâm phát triển. Nhiều chuyên gia phương Tây được mời tới Nhật Bản để phổ biến kiến thức và kỹ thuật.
Về quân sự, quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Lục quân theo mô hình Lục quân Đức, Hải quân theo mô hình Hải quân Anh, các công xưởng và nhà máy vũ khí theo mô hình công binh Pháp, hệ thống hậu cần học hỏi rất nhiều từ Hoa Kỳ.Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh và tăng cường mua và sản xuất vũ khí, đạn dược. Kèm theo đó là mời các giảng viên quân sự nước ngoài về để giảng dạy và đưa các sinh viên sĩ quan đến một số nước như Anh, Pháp học tập.
Về giáo dục, đưa những thành tựu khoa học khoa học-kỹ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học chuyển chủ yếu từ học thuộc Kinh Sử sang Khoa học-Kỹ nghệ-Thương mại. Mô hình tự trị-tự chủ Đại học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường. Chất lượng dạy học cũng như chương trình chịu ảnh hưởng Hoa Kỳ và Phương Tây nhiều mặt. Điển hình như việc soạn sách: 80% sách vở và tài liệu chuyên ngành được biên soạn theo mẫu Phương Tây. Trong thời gian đầu cải cách Giáo dục, ước tính có tới 500 giảng viên nước ngoài trong số 15 Đại học đầu tiên của Nhật. Các giảng viên này được trả lương rất cao - 300 Yên/ tháng so với lương Công chức Nhật thời bấy giờ là 30 Yên/tháng và hỗ trợ tốt về ăn ở, đi lại nhằm mục đích để họ cống hiến hết mình, truyền bá các kinh nghiệm của bản thân. Giảng Viên Nhật có thể học hỏi phương pháp của các Giáo sư nước ngoài này. Những học sinh giỏi được cử sang du học ở nước ngoài.
Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành quy định Nhật Bản là một quốc gia quân chủ lập hiến.
Những sự kiện xảy ra ở Nhật Bản vào những năm 1860 – 1870 là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để và "thời kì Minh Trị" là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản. Sau năm 1868, chính quyền không ở trong tay giai cấp tư sản mà là nền chuyên chế của Thiên hoàng, ra đời trên cơ sở liên minh quý tộc - tư sản để lật đổ chính quyền Mạc phủ. Các nhà lãnh đạo mới và tầng lớp ưu tú mới của đất nước đều có nguồn gốc võ sĩ, vì thế nước Nhật mới - Đại đế quốc Nhật Bản - vẫn mang nhiều tính chất quân phiệt. Điều này giải thích tại sao Nhật Bản có nhiều hoạt động quân sự quy mô cho đến tận Chiến tranh thế giới thứ hai.
Nhưng, cuộc cách mạng 1868 cũng mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi số phận một nước thuộc địa hay nửa thuộc địa. Cuộc cách mạng Minh Trị đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản khiến nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối của thế kỷ XIX khiến nước này trở thành một cường quốc quân sự năm 1905 sau khi đánh bại Hải quân Hoàng gia Nga và trước đó là chiến thắng trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ (1894-1895) với nhà Thanh. Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản cũng làm xuất hiện các công ty độc quyền với những nhà tài phiệt thao túng cả kinh tế và chính trị Nhật Bản.
Với mong muốn đuổi kịp phương Tây, giáo dục đã rất được coi trọng. Và chỉ trong vòng hai, đến ba thế hệ, nước Nhật đã từ chỗ coi trọng thân phận con người theo nguồn gốc dòng dõi, chuyển sang cất nhắc cán bộ theo trình độ giáo dục (tân học) và năng lực thực tế. Điều này làm cho xã hội Nhật Bản trở nên bình đẳng một cách đáng kể, thậm chí hơn cả Anh Quốc cùng thời. Nhưng nó cũng làm cho tính giáo điều trở thành nếp trong suy nghĩ của người Nhật.
Những sự kiện xảy ra ở Nhật Bản vào những năm 1860 – 1870 là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để và "thời kì Minh Trị" là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản. Sau năm 1868, chính quyền không ở trong tay giai cấp tư sản mà là nền chuyên chế của Thiên hoàng, ra đời trên cơ sở liên minh quý tộc - tư sản để lật đổ chính quyền Mạc phủ. Các nhà lãnh đạo mới và tầng lớp ưu tú mới của đất nước đều có nguồn gốc võ sĩ, vì thế nước Nhật mới - Đại đế quốc Nhật Bản - vẫn mang nhiều tính chất quân phiệt. Điều này giải thích tại sao Nhật Bản có nhiều hoạt động quân sự quy mô cho đến tận Chiến tranh thế giới thứ hai.
Với những cải cách duy tân (1868 - 1890) cũng mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi số phận nguy cơ trở thành một nước thuộc địa hay nửa thuộc địa. Cuộc cách mạng Minh Trị đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản khiến nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối của thế kỷ XIX khiến nước này trở thành một cường quốc quân sự năm 1905 . Các samurai Nhật đã tuyên bố với các nươc đế quốc phương Tây rằng :" chúng tôi đã học được những gì các anh đã có và đã biết,chúng tôi đã có quân đội tàu chiến,thuyền buôn chúng tôi cũng sẽ buôn bán khắp nơi và chúng tôi sẵn sàng nả pháo vào những thành phố dám tấn công người Nhật chúng tôi" sau lời tuyên bố đó khiến các nước đế quốc ngỡ ngàng trước sự thay đổi nhanh chóng và trở thành " đế quốc ở châu Á" đúng như lời tuyên bố từ đó các nước thực dân đã từ bỏ tham vọng xâm lược Nhật, điều đó thể hiện rõ sau khi đánh bại Hải quân Hoàng gia Nga và trước đó là chiến thắng trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ (1894-1895) với nhà Thanh. Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản cũng làm xuất hiện các công ty độc quyền với những nhà tài phiệt thao túng cả kinh tế và chính trị Nhật Bản.
Trong cùng bối cảnh đó tại Việt Nam khi chế độ phong kiến suy tàn, đất nước lâm và khủng hoảng nhiều mặt,mâu thuẫn dân tộc và giai cấp trở nên sâu sắc,nguy cơ thuộc địa cận kề. đã xuất hiện trào lưu cải cách duy tân đất nước cuối thế kỉ XVIII bởi các quan văn võ với lòng yêu nước,thương dân và muốn cho nước nhà giàu mạnh một số sĩ phu đã mạnh dạn trình lên vua Nguyễn những cải cách cần thiết đáp ứng yêu cầu bức thiết của xã hội Việt Nam thời đó. Tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ đã khẩn cấp trình lên vua Tự Đức một loạt bản tấu thỉnh yêu cầu cải cách để bảo vệ và xây dựng đất nước hùng mạnh. Thế nhưng với tư tưởng bảo thủ và coi trọng dòng họ vương quyền lên trên lợi ích quốc gia dân tộc thì nhà Nguyễn đã khước từ mọi yêu cầu cải cách cho dù là những yêu cầu hoàn toàn có khả năng thực hiện. Chính vì vậy mà xã hội Việt Nam vẫn chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc của xã hội Phong kiến và từ đó từng bước trở thành thuộc địa của Pháp, độc lập dân tộc bị mất, đất nước không thể phát triển như Nhật Bản.
Nếu trong giai đoạn đó giá như nhà Nguyễn cũng chấp nhận đề nghị cải cách canh tân của các sĩ phu thì hẳn đất nước ta đã không bị xâm đế quốc Pháp xâm lược và sẽ phát triển hùng mạnh như Nhật bản, đó cũng là tội của nhà Nguyễn đối với sự nghiệp dựng nước của dân tộc. Bài học cải cách ở Nhật Bản và thất bại cải cách ở Việt Nam đã để lại nhiều bài học sâu sắc cho sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước hiện nay cũng như kinh nghiệm xây dựng đất nước của các dân tộc trên thế giới.

Nguồn: fb Dấu Ấn Lịch Sử
 
Top Bottom