Văn 12 Cảm nhận về Mị trong "Vợ chồng A Phủ"

ngothanhhuong.yt@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
17 Tháng hai 2019
37
14
6
21
Hà Nội
THPT Lê Quý Đôn - Đống Đa
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thứ 6 này là mình nộp bài viết, nhưng giờ vẫn chưa biết làm thế nào. Tại mình tìm trên Google chỉ có cảm nhận hình tượng Mị trong toàn bài. Mọi người giúp mình nhá, dàn bài thôi cũng được rồi. Cảm ơn rất nhiều
_______________

ĐỀ: Cảm nhận về nhân vật Mị qua 2 đoạn trích sau trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài
(1): "Ai ở xa quê ... con trai thống lí Pá Tra"
(2): "Lúc ấy đã khuya ... cứu sống mình"
Trả lời
Cách mở đầu: “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra…” : giọng kể trầm giống với cách mở đầu trong cổ tích > chuẩn bị không khí cổ tích cho mẫu nhân vật cổ tích xuất hiện, tạo tâm thế cho người đọc tiếp nhận một motip quen thuộc.
• Không gian: “ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa” > xuất hiện cùng thế giới đồ vật nặng chì, câm lặng > gợi mở:
 Vị trí người ở của nhân vật.
 Hình ảnh tảng đá dường như là một đồng dạng của cô gái – câm nín, ngậm khối u uất khó cất lời, bất động, không sinh khí, không sẻ chia.
• Tư thế: “cúi mặt, mặt buồn rười rượi” với nhịp điệu mòn mỏi, thường xuyên, lặp lại vô hồn - “lúc nào cũng vậy” .
• Đối lập: hình ảnh một cô gái lẻ loi, đơn độc, u trầm, buồn khổ - cảnh tấp nập, giàu sang nhà thống lí.
Nhận xét:
o Phác hoạ hình ảnh người con gái câm lặng như chìm lẫn vào thế giới đồ vật vô tri, không cảm giác.
o Hé lộ cuộc sống tủi cực, cảnh ngộ éo le của nhân vật.
o Cách dẫn dắt khéo léo: điểm nhìn từ xa, bên ngoài tiến gần hơn vào bên trong để thâm nhập nhân vật; tạo ra mâu thuẫn ở lời kể để vén bức màn bí mật về một phận người (hỏi ra mới rõ,… cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra).
- Thân phận con dâu gạt nợ:
Câu chuyện Mị về làm dâu:
• Lý do: bố lấy mẹ không đủ tiền cưới, phải vay nhà thống lí, tận khi già mà chưa trả hết nợ. Mẹ chết > thống lí đòi lấy Mị làm con dâu để xoá nợ > mối nợ truyền kiếp, dai dẳng, khó thoát > bóng của kiếp sống nô lệ, cùng khổ đổ lên người dân nghèo qua thế hệ này đến thế hệ khác. Câu nói từ bên trong của bố Mị “không thể nào khác được” giống như một dấu triện đóng lên thân phận nô lệ của Mị.
• Phản ứng: đề nghị bố lao động trả nợ chứ quyết không muốn bị bán cho nhà giàu: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu” > cho thấy:
 Lựa chọn tỉnh táo: thà sống vất vả, nghèo khổ mà tự do còn hơn sống trong giàu sang mà chịu đoạ đày nô lệ.
 Khát vọng tự do mãnh liệt và niềm tin trong sang, hồn nhiên của tuổi trẻ.
 

HLTA141

Học sinh mới
Thành viên
25 Tháng mười 2017
9
0
16
Bình Thuận
Trả lời
Cách mở đầu: “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra…” : giọng kể trầm giống với cách mở đầu trong cổ tích > chuẩn bị không khí cổ tích cho mẫu nhân vật cổ tích xuất hiện, tạo tâm thế cho người đọc tiếp nhận một motip quen thuộc.
• Không gian: “ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa” > xuất hiện cùng thế giới đồ vật nặng chì, câm lặng > gợi mở:
 Vị trí người ở của nhân vật.
 Hình ảnh tảng đá dường như là một đồng dạng của cô gái – câm nín, ngậm khối u uất khó cất lời, bất động, không sinh khí, không sẻ chia.
• Tư thế: “cúi mặt, mặt buồn rười rượi” với nhịp điệu mòn mỏi, thường xuyên, lặp lại vô hồn - “lúc nào cũng vậy” .
• Đối lập: hình ảnh một cô gái lẻ loi, đơn độc, u trầm, buồn khổ - cảnh tấp nập, giàu sang nhà thống lí.
Nhận xét:
o Phác hoạ hình ảnh người con gái câm lặng như chìm lẫn vào thế giới đồ vật vô tri, không cảm giác.
o Hé lộ cuộc sống tủi cực, cảnh ngộ éo le của nhân vật.
o Cách dẫn dắt khéo léo: điểm nhìn từ xa, bên ngoài tiến gần hơn vào bên trong để thâm nhập nhân vật; tạo ra mâu thuẫn ở lời kể để vén bức màn bí mật về một phận người (hỏi ra mới rõ,… cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra).
- Thân phận con dâu gạt nợ:
Câu chuyện Mị về làm dâu:
• Lý do: bố lấy mẹ không đủ tiền cưới, phải vay nhà thống lí, tận khi già mà chưa trả hết nợ. Mẹ chết > thống lí đòi lấy Mị làm con dâu để xoá nợ > mối nợ truyền kiếp, dai dẳng, khó thoát > bóng của kiếp sống nô lệ, cùng khổ đổ lên người dân nghèo qua thế hệ này đến thế hệ khác. Câu nói từ bên trong của bố Mị “không thể nào khác được” giống như một dấu triện đóng lên thân phận nô lệ của Mị.
• Phản ứng: đề nghị bố lao động trả nợ chứ quyết không muốn bị bán cho nhà giàu: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu” > cho thấy:
 Lựa chọn tỉnh táo: thà sống vất vả, nghèo khổ mà tự do còn hơn sống trong giàu sang mà chịu đoạ đày nô lệ.
 Khát vọng tự do mãnh liệt và niềm tin trong sang, hồn nhiên của tuổi trẻ.
Bạn giúp nốt mình đoạn thứ 2 luôn được không ạ. Cảm ơn!
 
Top Bottom