Hóa 12 KINH NGHIỆM ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,681
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Với hình thức thi THPT quốc gia hiện nay có nhiều thay đổi so với các năm về trước
- Các năm về trước: Đề thi gồm 50 câu, thời gian làm bài 90’ trong đó có 40 câu là phần chung, 10 câu còn lại thuộc phần tự chọn chương trình cơ bản/ nâng cao. Trung bình 1 câu sẽ có thời gian là 1,8 phút.
- Trong 2, 3 năm gần đây: Đề thi gồm 40 câu, thời gian làm bài 50’ nên 1 câu trắc nghiệm sẽ cần trung bình thời gian là 1,25 phút.
Với thời gian làm bài bị rút ngắn như vậy, các bạn cần nắm vững được kiến thức và luyện đề để nâng cao khả năng làm bài. Tuy kinh nghiệm của mình không được nhiều, hôm này mình xin mạn phép chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm ôn tập, hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn trong kỳ thi quan trọng này:
- Nắm vững phạm vi kiến thức trong đề thi, ma trận kiến thức của đề thi do Bộ Giáo dục – Đào tạo cung cấp để khoanh vùng trọng tâm, tránh học lan man tốn thời gian.
- Khi làm bài nên làm những câu dễ, đơn giản dễ ghi điểm trước, làm câu nào chắc câu đó; sau khi làm hết các câu dễ mới làm những câu khó hơn sau.
Ôn tập lý thuyết
Điều quan trọng là bạn phải hệ thống lại toàn bộ kiến thức để ghi nhỡ, đến khi làm bài, bạn chỉ cần nhớ lại các kiến thức đó và trình bày trong bài.
– Với lý thuyết hữu cơ: Phải xem xét khả năng phản ứng của các chất dựa trên những đặc điểm cấu tạo của chất đó.
Ví dụ: Anđehit CH2=CH- CH2-CH2OH (But-3-en-1-ol)
+ Gốc CH2=CH- có chứa liên kết bội nên có tính chất của hidrocacbon không no là dễ tham gia phản ứng cộng
+ Phân tử có nhóm chức –OH nên có tính chất của ancol là: pứ thế H của nhóm -OH; phản ứng tách nước, phản ứng oxi hóa.
Ví dụ: C6H5-CH=CH2 gồm vòng benzen liên kết với nhóm vinyl
=> Có tính chất của benzen và hidrocacbon không no.
– Với lý thuyết vô cơ: Cần nắm rõ phản ứng sẽ xảy ra khi ở điều kiện nào (ví dụ như nhiệt độ, đặc hay loãng, trạng thái khí hay rắn…).
Đối với lý thuyết hữu cơ và vô cơ, bạn đều cần tổng kết lại các ứng dụng của những chất quen thuộc, cách điều chế chúng như thế nào vì những câu hỏi này thường được hỏi nhiều dưới dạng đếm phát biểu đúng sai.
Không học tủ, do kiến thức trong đề thi trải rộng và các kiến thức môn Hóa có sự liên quan, xâu chuỗi với nhau nên rất khó học tủ.
Đối với bài tập tính toán
- Nắm vững các tính chất hóa học của các chất để làm bài.
- Nắm vững các phương pháp giải toán hóa học như:
+ Phương pháp bảo toàn khối lượng
+ Phương pháp bảo toàn nguyên tố
+ Phương pháp bảo toàn electron
+ Phương pháp bảo toàn điện tích
+ Phương pháp đường chéo
+ Phương pháp tăng giảm khối lượng
+ Phương pháp tự chọn lượng chất
+ Phương pháp đồ thị
+….
Mỗi dạng toán thường áp dụng các phương pháp giải toán khác nhau và thường sử dụng kết hợp các phương pháp giải toán trên để giải toán nên việc nắm được các phương pháp giải toán trên và rèn luyện giải đề, làm bài tập để nâng cao kỹ xảo cho bản thân rất quan trọng.

Hy vọng bài chia sẻ của mình có ích cho các bạn, chúc các bạn học tập thật tốt để có nền tảng tốt cho kỳ thi sắp tới.
 
  • Like
Reactions: Đình Hải
Top Bottom