[Tác phẩm lớp 12] Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
- Nguyễn Đình Thi -
I. Tác giả, tác phẩm:
- Nguyễn Đình Thi: là nhà văn tiểu biểu trong nền văn nghệ giải phóng miền Nam
- Cuộc đời luôn gắn bó với mảnh đất miền nam, nên miền nam thấm nhuần trong từng nét bút của nhà văn.
- Những đứa con trong gia đình là truyện ngắn xuất sắc nhất của NĐT sau 1966.

II. Tình huống truyện:
Việt là một người lính trẻ bị thương, lạc đồng đội, giữa rừng chập chờn trong những cơn mê tỉnh. Việt đã nhớ đến các thành viên trong gia đình của mình:
- Truyện trần thuật ngôi thứ 3 nhưng điểm nhìn được đặt vào nhan vật Việt.
+Sinh động, hấp dẫn hơn
+ Vừa phản ánh được hiện thực cũng như nội tâm
è Phản ánh được hiện thực khốc liệt của chiến tranh
- Vai trò thiêng liêng của gia đình trong đời sống mỗi con người
- Khắc họa rõ tính cách nhân vật

III. Tính cách nhân vật Chiến & Việt:
1. Giống nhau:
- Tính cách trẻ con:
+ Đối thoại giữa Việt và Chiến
+ Không sợ Mỹ nhưng lại sợ ma
+ Giành nhau chiến công
+ Tranh giành nhau đi bộ đội
- Thương cha mẹ, căm thù giặc:
+ Đoạn văn khiêng bàn thờ của má đi gửi
- Sự gan góc, dũng cảm, lòng căm thù giặc sâu sắc:
+ Hành động diệt xe tăng của giặc
+ Mặc dù 10 đầu ngón tay bị dập nát thế nhưng tay vẫn để trên cò súng để sẵn sàng chiến đấu.
+ Không sợ chết nhưng sợ không được đi bộ đội (“sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc)”
+ Chị Chiến chỉ nói “Làm thân con gái ra đichỉ có 1 điều... nếu giặc còn thì tao mất, vậy à.”
2. Khác nhau:
- Chiến:
+ Là chị cả trong gia đình, là người chị rất thương em, sự hi sinh, gánh vác nhiệm vụ mà bố mẹ để lại.
DC: Chị luôn để em dành phần thắng nhưng việc đi bộ đội chị không nhường. Chị muốn Việt lớn hơn tí nữa rồi hẵng đi. (biểu hiện tình thương)
+ Không chỉ giống má ở ngọi hình mà chị còn thừa hưởng sự đảm đang từ mẹ.
+ Điệu đà nên trong túi lúc nào cũng có 1 cái gương.
- Việt:
Vô tư, hiếu động hơn so với chị
ð Họ là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chiến tranh chống Mỹ. Họ là những người kế tục, phát huy truyền thống của thế hệ cha anh đi trước.

IV. Chủ đề:
Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong chiến tranh đặc biệt là thế hệ trẻ. Khẳng định tình cảm gia đình, quê hương là yếu tố tạo nên sức mạnh tinh thần con người Việt trong chiến đấu. Điều đó giúp họ vượt qua mọi thử thách, hoàn cảnh khó khăn để đi đến thắng lợi cuối cùng.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Mình bổ sung thêm nhé.

V. Giá trị của tác phẩm:

1. Giá trị hiện thực
- Cuộc chiến đấu khốc liệt giữa ta và kẻ thù và hình ảnh của một miền Nam đau thương mà kiên cường.
- Số phận đau thương, mất mát của nhân dân miền Nam: cả gia đình phải chịu chung nỗi đau dưới gót giày xâm lược của kè thù. Chúng gieo rắc cái chết lên những người dân thường vô tội.

2. Giá trị nhân đạo
- Tố cáo tội ác của kè thù xâm lược khi đã giày xéo, gây ra cái chết oan uổng cho con người trên mảnh đất này.
- Cảm thông, chia sẻ với những nỗi đau mất mát của người dân Nam Bộ. Đồng thời đó cũng là nỗi đau khi phải chứng kiến số phận và sự buộc lòng phải trưởng thành, gánh vác trách nhiệm của non sông, đất nước của những đứa trẻ ngây ngô, lộc ngộc như Chiến, như Việt
- Sự khâm phục, ca ngợi lòng dũng cảm, kiên cường và hi sinh lớn lao của nhân dân miền Nam, của những đứa trẻ vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

- Thôi thúc, giục giã và khơi dậy trong lòng thế hệ trẻ niềm căm thù giặc sâu sắc mà đứng lên chiến đấu chống lại kè thù, để nỗi đau, để cái chết không còn hiện hình trong những gia đình, trên những mảnh đất quê hương

3. Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật trần thuật độc đáo với việc đặt điểm nhìn nghệ thuật vào nhân vật Việt, để cho nhân vật tự kể về cuộc đời mình và gia đình mình làm tăng tính chân thực của câu chuyện và biến câu chuyện trở thành dòng hồi ức của nhân vật.
- Câu chuyện mang đậm chất sử thi qua hình ảnh của những khúc sông trong dòng sông truyền thống của gia đình, qua cuốn gia phả của chú Năm
- Ngôn ngữ kể chuyện gần gũi, sinh động đã tạo ra không gian sinh hoạt, văn hóa đậm chất Nam Bộ
 
Top Bottom