Sử 7 Văn miếu Quốc tử giám (Hà Nội)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ps: tập ảnh này mô tả bên ngoài và trong khuôn viên Văn miếu Quốc tử giám - trường học đầu tiên trong lịch sử Việt Nam
- Từ nguồn gốc chính là những ngôi chùa ở các làng xã do các nhà sư xây dựng lên để dạy con chữ và dạy nếp người từ thời Bắc thuộc, Văn miếu Quốc tử giám chính thức được xây dựng vào năm 1070 để làm nơi học tập cho con em quan lại. Ngoài việc là nơi học tập, trường còn là nơi truyền bá văn hóa dân tộc đến những người học - trên cơ sở tiếp thu và chọn lọc những cái tốt của văn hóa Trung Hoa, hỗn dung với văn hóa truyền thống của nhân dân ta tạo thành nền văn hóa đa dạng, nhưng không đánh mất bản sắc dân tộc
- Đến năm 1075, khoa thi đầu tiên được tổ chức và Lê Văn Thịnh đỗ đầu, được Hoàng đế phong làm Thái sư. Ông cũng được nhà vua cử làm sứ giả sang đàm phán với nhà Tống về vấn đề biên giới quốc gia sau khi cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc chưa lâu. Nội dung học tập là các sách của Nho giáo: Tứ thư, Ngũ kinh, các câu chuyện thánh hiền
- Đến đầu thời Trần, sau khi tạm thời củng cố vương quyền và kiện toàn chính quyền xong, Hoàng đế cho mở lại khoa thi - nhưng lần này khoa thi thời Trần được củng cố vững chắc hơn với việc đặt ra các quy tắc trong thi cử, cũng như là các học vị (cùng những ưu đãi đặc biệt với người đạt được học vị cao). Nho giáo trong từ thời Trần đến hết thời Lê sơ chú trọng dạy những học sinh trường các kiến thức và quy tắc ứng xử đúng chuẩn mực nhà Nho, đồng thời khơi gợi niềm tự hào dân tộc, yêu thương người dân hiền hòa và làng xã yên bình. Cũng trong thời gian này, vua Trần chủ trương cho mở trường ở các địa phương nhằm khuyến khích con em thường dân đến học để khơi gợi, phát hiện nhân tài trong dân gian. Với chủ trương đầy sáng tạo này, nhiều nhân tài ở dân gian xuất hiện và đóng góp công lớn cho đất nước như Trạng nguyên Nguyễn Hiền, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Trạng nguyên Hồ Tông Thốc, Bảng nhãn Lê Văn Hưu....
- Thời Lê sơ là đỉnh cao của sự phát triển giáo dục Đại Việt, với hệ thống trường học mở ngày càng nhiều sang các địa phương khiến con em quan lại và dân chúng vào học ngày càng nhiều. Các khoa thi được mở đều đặn từ địa phương đến kinh đô (cứ 3 năm mở khoa thi một lần) và tuyển chọn được nhiều nhân tài cho đất nước. Khác với các thời trước, vua nhà Lê sơ cấm con em là tội phạm và ca hát đi thi, vì lẽ: ca hát làm con người mê muội và sẽ dẫn tới không chịu theo đường lối của nhà nước; tội phạm mà đi thi sẽ xúi giục nhiều người nổi dậy chống chính quyền trung ương (thực ra lý do này cũng hợp lý khi đất nước Đại Việt mới độc lập, nguy cơ xâm lược vẫn còn và các thủ lĩnh địa phương thường bất phục triều đình). Nhưng cũng chính lý do này đã làm "hụt" mất nhiều nhân tài và làm nản một số nhân tài làm quan cho triều đình. Tiêu biểu như Đào Duy Từ (con phường hát), không được chúa Trịnh cho đi thi nên đã bỏ vào Nam theo chúa Nguyễn
- Nho học thời Nguyễn cũng có nhiều khoa thi, nhưng cung cách tổ chức cứng nhắc nên không có nhiều nhân tài ra giúp nước. Nên giáo dục Nho học này chính thức cáo chung khi Pháp yêu cầu triều đình Khải Định loại bỏ nó
52898310_2210582052592027_484432389267783680_n.jpg

52014024_2210582122592020_3187904686220902400_n.jpg
 
Last edited:
Top Bottom