Toán 12 Một số vấn đề cần nhớ về khối tròn xoay.

Sweetdream2202

Cựu Cố vấn Toán
Thành viên
24 Tháng mười 2018
1,616
1,346
216
24
TP Hồ Chí Minh
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Mặt tròn xoay
- Mặt tròn xoay: trong không gian ho mặt phẳng (P) chứa đường thẳng d và đường cong (C). khi quay mặt phẳng (P) quanh đường thẳng d một góc [tex]360^o[/tex] thì (C) tạo nên một hình được gọi là mặt tròn xoay.
toan12hhc.2bai1.2.png

II. Các khối tròn xoay thường gặp.
1. khối nón tròn xoay

- hình nón tròn xoay: cho tam giác OIM vuông tại I. quay tam giác OIM quanh cạnh OI 1 góc [tex]360^o[/tex]. khi đó, đường gấp khúc OIM quét trong không gian tạo thành 1 hình nón tròn xoay. với OM là đường sinh, OI là đường cao.
upload_2019-2-22_22-22-58.png
- khối nón tròn xoay: là phần không gian bị giới hạn bởi hình nón, kể cả hình nón đó.
+ OM là đường sinh: [tex]l[/tex]
+ OI là đường cao: [tex]h[/tex]
+ IM là bán kính đáy: [tex]r[/tex]
- diện tích xung quanh: [tex]S_{xq}=\pi rl[/tex]
- diện tích toàn phân: [tex]S_{tp}=\pi rl+\pi r^2=\pi r(r+l)[/tex]
- thể tích: [tex]V=\frac{1}{3}\pi r^2h[/tex]
* Hình nón cụt: cắt hình nón bởi một mặt phẳng song song với mặt đáy ta thu được hình nón cụt.
hinh-non-cut.jpg

- Diện tích xung quanh: [tex]S_{xq}=\pi (r_1+r_2)l[/tex]
- Diện tích toàn phần: [tex]S_{tp}=\pi (r_1+r_2)l+\pi (r_1^2+r_2^2)[/tex]
- Thể tích: [tex]V=\frac{\pi }{3}(r_1^2+r_2^2+r_1r_2)h[/tex]
2: Khối trụ tròn xoay
- Hình trụ tròn xoay: cho hình chữ nhật ABCD. quay ABCD quanh cạnh AB 1 góc [tex]360^o[/tex], đường gấp khúc ADCB quét trong không gian sinh ra một hình trụ tròn xoay.
c2_b3_12.PNG

- khối trụ tròn xoay: là phần không gian bị giới hạn bởi hình trụ, kể cả hình trụ đó.
+ AD là bán kính mặt đáy: [tex]r[/tex]
+ AB là đường cao: [tex]h[/tex]
- diện tích xung quanh: [tex]S_{xq}=2\pi rh[/tex]
- diện tích toàn phần: [tex]S_{tp}=2\pi rh+2\pi r^2=2\pi r(r+h)[/tex]
- thể tích: [tex]V=\pi r^2h[/tex]
* Hình nêm: cắt hình trụ bởi một mặt phẳng qua tâm của đáy dướng và tạo với đáy 1 góc [tex]\alpha[/tex] ta thu đươc 1 hình nêm.
KX32cDN.png

- diện tích xung quanh: [tex]S_{xq}=2Rh=2R^2tan\alpha[/tex]
- diện tích toàn phần: [tex]S_{tp}=S_{xq}+\frac{\pi R^2}{2}+\frac{\pi R\sqrt{R^2+h^2}}{2}[/tex]
- thể tích: [tex]V=\frac{2}{3}R^2h=\frac{2}{3}R^3tan\alpha[/tex]
III. Mặt cầu, khối cầu
- mặt cầu: cho đường tròn (O,R). quay đường tròn quanh đường kính 1 góc [tex]360^o[/tex], đường tròn quét trong không gian tạo thành 1 mặt cầu.
1543286073925_mat_cau.PNG

- khối cầu: là phần không gian giới hạn bởi hình cầu, kể cả hình cầu đó.
+ diện tích mặt cầu: [tex]S=4\pi R^2[/tex]
+ thể tích khối cầu: [tex]V=\frac{4}{3}\pi R^3[/tex]
* Hình chỏm cầu: cắt mặt cầu bởi một mặt phẳng cách tâm mặt cầu 1 khoảng [tex]R-h[/tex], phần không chứa tâm mặt cầu là 1 hình chỏm cầu.
hinh_chom_cau_1.jpg

- diện tích xung quanh: [tex]S_{xq}=2\pi Rh=\pi (R^2+h^2)[/tex]
- thể tích: [tex]V=\pi h^2(R-\frac{h}{3})=\frac{\pi h}{6}(3r^2+h^2)[/tex]
@YuuDuong @thomnguyen1961
 
Last edited:
Top Bottom