Sử 12 Nhật bản

nguyenan182510

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng mười một 2018
44
10
6
22
Đắk Lắk
thực hành cao nguyên
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mk hỏi câu này với
Đâu là điểm trọng tâm trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản từ những năm 70 (XX) đến nay?
a. Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa trong đường lối đối ngoại.
b. Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ.
c. Mở rộng quan hệ với các nước công nghiệp mới.
d. Hướng về châu Á và coi trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
mk hỏi câu này với
Đâu là điểm trọng tâm trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản từ những năm 70 (XX) đến nay?
a. Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa trong đường lối đối ngoại.
b. Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ.
c. Mở rộng quan hệ với các nước công nghiệp mới.
d. Hướng về châu Á và coi trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á
Chào bạn An. Nếu là bạn trả lời thì bạn sẽ chọn đáp án nào ? (có giải thích nhé)
 

nguyenan182510

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng mười một 2018
44
10
6
22
Đắk Lắk
thực hành cao nguyên
Chào bạn An. Nếu là bạn trả lời thì bạn sẽ chọn đáp án nào ? (có giải thích nhé)
[TEX][/TEXmình chọn B vì tuy những năm 70 Nhật có chuyển hướng đối ngoại sang châu Á nhưng theo mình xuyên suốt và quan trọng nhất vẫn là liên minh với Mĩ, tướng Trương Giang Long cũng đã từng nhận định đại khái Nhật Bản là nước Mĩ thứ 2, nhưng đáp án là D[/TEX]
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TEX][/TEXmình chọn B vì tuy những năm 70 Nhật có chuyển hướng đối ngoại sang châu Á nhưng theo mình xuyên suốt và quan trọng nhất vẫn là liên minh với Mĩ, tướng Trương Giang Long cũng đã từng nhận định đại khái Nhật Bản là nước Mĩ thứ 2, nhưng đáp án là D[/TEX]
Đáp án đúng phải là D. Chính sách đối ngoại của Nhật thay đổi theo từng thời kỳ, nhưng chủ yếu là các nội dung:
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ - với tư cách là đồng minh quan trọng của Mĩ ở khu vực Viễn Đông. Nhật thực sự là một "tiền đồn" để Mĩ dựa vào nhằm gây ảnh hưởng của cường quốc này đến các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Một điểm nữa mà Nhật rất "khôn ngoan" đó là nó dựa vào Mĩ, nhưng không dựa một cách hoàn toàn để cho cường quốc Mĩ có thể thao túng được - nó "tận dụng" được nguồn lực từ Mĩ để phát triển kinh tế đến mức "thần kỳ"
- Từ năm 1976 và 1977, Thủ tướng Nhật lúc này là Takeo Fukuda mở rộng chính sách đối ngoại sang Đông Nam Á; vì các lý do: Đông Nam Á giàu tiềm năng về tài nguyên và nhân lực; có vị trí chiến lược quan trọng trên tuyến đường thương mại Đông - Tây. Hơn nữa, Nhật chọn Đông Nam Á vì muốn vực dậy và tạo điều kiện để phục hồi, phát triển kinh tế cho các quốc gia Đông Nam Á sau khi ASEAN thành lập không lâu; loại bỏ dần ảnh hưởng của Mĩ (sau này là Trung Quốc) nhằm tiến tới xây dựng Đông Nam Á thịnh vượng và giàu mạnh
 
  • Like
Reactions: nguyenan182510
Top Bottom