Sử 11 Khái quát cơ bản về cuộc xâm lược Ba Lan của Đức Quốc Xã và Liên Xô năm 1939

Tôn Nữ Hà Anh

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2018
64
82
21
26
Du học sinh
Viện Đại Học Đông Kinh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hitler đã từng tuyên bố: "Ba Lan sẽ không bao giờ gượng dậy nổi như sau hòa ước Versailles. Điều này được đảm bảo chắc chắn không chỉ bởi ĐỨC, mà còn bởi cả NGA"
Thật vậy, số phận của Ba lan, thậm chí còn cay đắng hơn cả Phần Lan vì nó đã được 2 siêu cường định đoạt và chia sẻ từ 2 đầu Đông-Tây.
Nằm ngay cạnh biên giới với Soviet và ngay trên đà tiến công của quân đội Đức Quốc xã. Sự chèn ép, đày đọa của hai cường quốc này đã khiến Ba Lan trở thành nước có số phận nghiệt ngã nhất trong WWII.

Là nạn nhân trực tiếp đầu tiên của Đại Đế Chế III. Ngày 1/9/1939, quân đội Đức tấn công xâm chiếm Ba Lan mà không hề tuyên chiến, bằng sự vượt trội về quân số, xe tăng, không quân cùng "đạo quân thứ 5 - những người Ba Lan gốc Đức làm tay trong" quân đội Đức tiến công như vũ bão vào đất nước Ba Lan bé nhỏ.

Dù chống cự thật dũng cảm, nhưng dưới ưu thế vượt trội của quân địch quân đội Ba Lan đã phải lùi sâu về phía Đông và cố thủ tại Varsovie, Westerplatte bởi đó là tất cả những gì họ làm được.

Hy vọng cuối cùng của Ba Lan là rút lui và tái tập hợp dọc theo đầu cầu Romania. Tuy nhiên, kế hoạch này trở nên lỗi thời chỉ trong một đêm....

Ngày 17 tháng 9 năm 1939, 800 ngàn quân Liên Xô tiến công với hai Phương diện quân Belarussia và Ukrainia, đánh chiếm khu vực Kresy thuộc đông Ba Lan, vi phạm Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Liên Xô-Ba Lan, cũng như các hiệp ước quốc tế song phương và đa phương khác.

Cuộc tiến công của Liên Xô là nhân tố quyết định khiến chính phủ Ba Lan hiểu rằng cuộc chiến đã ngã ngũ. Tuy nhiên chính phủ Ba Lan từ chối đầu hàng, thay vào đó ra lệnh tất cả các đơn vị quân đội di tản khỏi Ba Lan và tập hợp lại tại Pháp.

Ngày 22 tháng 9, thành phố Lwów bị Liên Xô chiếm (thành phố này đã bị quân Đức tấn công từ tuần trước nhưng sau đó Đức đã nhường lại cho Liên Xô tấn công)

Thủ đô Warsaw anh dũng kháng cự lại cuộc vây hãm của Đức cho đến ngày 28 tháng 9. Pháo đài Modlin phía bắc Warsaw bị chiếm ngày 29 tháng 9 sau 16 ngày chiến đấu ác liệt. Nhiều đơn vị đồn trú đã giữ được vị trí trong một thời gian dài bị quân Đức bao vây, cô lập như Westerplatte, Oksywie hay Hel. Trong tuần cuối cùng của tháng 9, Hitler đã có 1 bài diễn văn tại thành phố Danzig:

"Ba Lan sẽ không bao giờ gượng dậy nổi như sau hòa ước Versailles. Điều này được đảm bảo chắc chắn không chỉ bởi Đức, mà còn bởi cả Nga "
ba lan.jpg
Sau cuộc tấn công, lãnh thổ Ba Lan bị phân chia giữa Đức Quốc xã và Liên Xô. Ngày 28 tháng 9 1939, tại Moskva đã diễn ra lễ kí kết hiệp ước thiết lập đường biên giới giữa Liên Xô và Đức. Theo hiệp ước này, phần lãnh thổ phía đông Ba Lan với diện tích 200 280 km² được trao cho Liên Xô.

66.000 lính Ba Lan đã chết trong các cuộc giao tranh. Ngoài ra còn có 660.000 người bị Đức và Liên Xô bắt làm tù binh. 120 000 lính Ba Lan đã chạy trốn được sang Romania và Hungary, 20.000 người chạy sang Latvia và Litva, một phần trong số này tái hợp ở Pháp sau đó di tản sang Anh trong cuộc rút lui Dunkirt với liên quân Anh-Pháp và các đồng minh khác, họ cùng với các thành viên trong chính phủ Ba Lan lưu vong tại Luân Đôn đã đóng góp những người lính và tướng lãnh xuất sắc, nhiều người trong số họ đã trở thành những Ace không lực trong trận chiến bảo vệ nước Anh sau này...

Đất nước Ba Lan bị tàn phá nặng nề, nhất là những khu vực chịu sự không kích của không quân Đức.

Ảnh: Tranh châm biếm của báo chí Anh quốc nói về sự thông đồng giữa phát xít Đức và Hồng quân Soviet tại Ba Lan tháng 9 năm 1939.
Nguồn: Ảnh và thông tin được cung cấp bởi sư tỷ Quế Anh- du học sinh phân ngành Lịch sử chính trị - Đại học Cambridge
 
Top Bottom