Sử 11 Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công cảng biển Đà Nẵng (Việt Nam) qua hình ảnh

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

13709784_10210279954015070_5326525726567366706_n.jpg

Đây là hình ảnh vịnh Đà Nẵng trong số báo Le Monde Illustré ngày 13/02/1858. Người Pháp gọi Đà Nẵng là Tourane. Lý do Pháp đánh Việt Nam là nó cần một nhượng địa để thiết lập căn cứ hoạt động ở Viển Đông, chủ yếu nhằm cạnh tranh với Anh.


13692453_10210283177055644_6416127446931325296_n.jpg

Hình trên trang bìa báo L'illustration số ngày 05/07/1847, mô tả cảnh quân Pháp gây hấn ở Đà Nẵng để buộc triều đình Thiệu Trị của Huế phải thả giám mục Lefebvre và Huế phải cho phép tự do tôn giáo. Trong trận này, hai tàu chiến của de Genouilly nổ súng bắn chìm 3 tàu của Huế, khiến hơn 1.000 thủy binh Nguyễn chết trận

13692656_10210287810771484_5126547492828360531_n.jpg

bản đồ Việt Nam trên báo Le Monde Illustré số ngày 12/05/1860 (thời này phương Tây vẫn coi cương giới Việt Nam theo sự nhận biết của hai mươi lăm năm trước đó, tức là vẫn theo cương giới Việt Nam dưới thời Hoàng đế Minh Mạng)
Về tên các địa danh trên bản đồ: Tonking: miền Bắc, và Cochinchine: Đàng Trong. Huế là thủ đô. Các đô thị chính là Sài Gòn - Saigon, Hà Nội - Ketcho, Đà Nẵng - Tourane. Ngoài ra các đô thị đáng kể là Nam Định - Hean tức Hiến, Hải Phòng - Dontea tức Đông Triều, Nghệ An - Thoan hai tức Hoan Ái, Qui Nhơn - Kinjon, Phú Yên - Phuyen, Nha Trang - Nhatrang, Phan Rang - Phanang, Mỹ Tho - Mitho, Hà Tiên - Athieu.

13729160_10210296602951283_7137651862333227086_n.jpg

Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu công cuộc xâm lược Việt Nam. Ảnh trích từ báo L'illustration số ngày 20/11/1858.
Theo tin từ tờ báo này, việc Tự Đức cho xử tử hai giáo sĩ người Tây Ban Nha, Giám mục Bắc Kỳ Jose Maria Diaz và một giáo sĩ cộng sự vào tháng 7/1857 đã tạo cớ cho Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Sau khi cùng quân Anh đánh chiếm Quảng Đông của Trung Hoa vào tháng 11/1857, hạm đội Pháp gồm 14 tàu chiến do de Genouilly chỉ huy, với hai ngàn binh sĩ, trong có có hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến Pháp cùng một pháo đội cơ hữu gồm một ngàn người, và 550 lính Tây Ban Nha cùng 450 lính Phillippine đồn trú ở Manilla. Sáng ngày 01/09/1858, hạm đội liên quân Pháp - Tây Ban Nha khai hỏa và chuẩn bị đổ bộ. Trận Đà Nẵng bắt đầu.

13680885_10210302201851252_6995352024242095384_n.jpg

Liên quân Pháp và Tây Ban Nha đang tấn công các pháo đài phía bắc Đà Nẵng, trích theo báo L'illustration, 20/11/1858
Theo bức tranh này, hệ thống pháo đài Bắc gồm hai pháo đài chính, một pháo đài quan sát, và một pháo đài hỗ trợ, cùng một pháo đội độc lập. Vị trí các pháo đài tương ứng với vị trí cảng Tiên Sa ngày nay. Lối vào vịnh Đà Nẵng ở bên trái hình. Bên phải hình là chân cầu Thuận Phước ngày nay. Soái hạm Nemesis cầm đầu nhóm này đã nổ súng công phá các pháo đài ở Đà Nẵng. Khi hạm đội liên quân vừa khai hỏa, các pháo đài (của 2.000 quân ta) và các pháo đội bắn trả dữ dội.



13775817_10210302347294888_8167645518885730254_n.jpg

Pháo đài Đông bị nổ tung và các khẩu đại bác bị bỏ lại ở pháo đài Tây ngày 1/9/1858 (L'illustration, 20/11/1858). Pháo đài Đông ngay vị trí cầu Thuận Phước, pháo đài Tây ở đối diện.
Theo tờ báo này, Liên quân chờ đợi một cuộc chống trả dữ dội, giống như lần trước hồi năm 1847, nhưng sau khi các dàn đại bác của pháo đài Bắc bị bắn sập, và pháo đài Đông nổ tung, có lẽ do kho đạn bị bắn trúng, và khi thấy liên quân đổ bộ, sĩ quan và binh lính Việt bỏ các pháo đài này, rút mất. Liên quân tiến chiếm các pháo đài này không gặp một sự kháng cự nào. Có lẽ sức công phá của hải pháo khiến quân Việt khiếp sợ.


13669655_10210305767300386_5842256608490712740_n.jpg

Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng ngày 1/9/1858, theo báo Le Monde 27/11/1858.
Báo này nhận định đã có nhiều binh sĩ Nguyễn ở các pháo đài quan sát bị tử trận do không rút đi kịp. De Genouilly lên đã quan sát và thấy, các pháo đài này kiên cố và tốt hơn hẳn các pháo đài bên Trung Hoa. Trang bị của quân ta không tệ. Đại bác được gắn trên các giá súng hiện đại, sài thuốc súng của Anh. Các dàn đại bác cỡ trung và cỡ lớn ở các pháo đài này, nếu ở trong tay binh sĩ được huấn luyện tốt có thể bắn chìm cả hạm đội liên quân. Binh sĩ Việt được trang bị súng trường Pháp và Bỉ, tuy kiểu đã cũ.


13627145_10210305963305286_4131328112935309208_n.jpg

trại lính liên quân Pháp - Tây Ban Nha ở Đà Nẵng (Le Monde, 27/11/1858)
Nhờ bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu mà giờ đây ta mới biết người Việt hồi đó gọi những căn lều bằng vải bạt trắng này là bòng bong. Quân ta rút lui khỏi các pháo đài ở Đà Nẵng nhưng không rời bỏ trận địa. Hạm đội Pháp theo sông Hàn đánh thốc xuống Mỹ Thị và chiếm luôn Cẩm Lệ, trên đường xuống Hội An. Tướng Lê Đình Lý bị thương nặng và hi sinh ở đây.
 
Top Bottom