Sử 10 Kể lại câu chuyện về Hậu quân phò mã.

Tôn Nữ Hà Anh

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2018
64
82
21
26
Du học sinh
Viện Đại Học Đông Kinh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

----
-Còn bao nhiêu ngựa?
-Thưa phò mã, độ 47 con.
-Vậy bảo nhà bếp làm thịt tiết kiệm lại, chúng ta cần cầm cự đến khi Nguyễn vương đến.
Võ Tánh nói với Ngô Tùng Châu. Hôm ấy là tháng giêng năm 1801, đã sắp đến Tết nguyên tiêu, nhưng trong thành Quy Nhơn lúc này âu lo hiện trên gương mặt từng người. Mưa rơi dầm dề như cầm chĩnh đổ vẫn không đủ để rửa trôi không khí ngột ngạt căng thẳng cuộn chặt lấy sự sống bên trong. Thành này còn hay mất chỉ được tính bằng từng tháng.
-Nguyễn vương đã giao cho tôi giữ nó, không thể buông xuôi dễ dàng như vậy được. Thôi chúng ta đi ăn chiều.
Võ Tánh phất tay áo rũ nước. Ông đưa mắt nhìn ra phía xa, vẫn thấy đại đội hùng binh của nhà Tây Sơn bao vây bốn phía trùng điệp, cách một tầm đại bác. Trần Quang Diệu kiên nhẫn cưỡi ngựa đi vòng vòng bên ngoài tìm điểm yếu để công phá. Đây là đất tổ, nơi phát tích của nhà Tây Sơn, bằng mọi giá họ phải chiếm lại nó từ tay quân Nguyễn. Võ Tánh thở dài rồi bước xuống dưới. Bữa ăn hôm đó ông và phó tướng Ngô Tùng Châu đã thảo luận rất nhiều.
-Khi Nguyễn vương chiếm được thành Quy Nhơn này và đổi tên thành Bình Định, ngài biết chiến thắng cuối cùng sắp đến.
Tùng Châu cười:
-Thành Quy Nhơn chỉ bắc, đạp phá trùng vi; đô Thuận Hoá rung cờ, dẹp yên đảng nguỵ.
Rồi hai người cạn chén. Võ Tánh không thích mùi thịt ngựa, tanh hôi lợm giọng, nhưng bởi vì không còn gì để ăn nữa rồi. Cắn một miếng, rồi hớp thêm một ngụm rượu cố nuốt trôi cái mùi ngây ngấy của nó, phò mã nói tiếp:
-Tôi theo Nguyễn vương được hơn mười năm. Tôi và đại ca Võ Nhàn khởi nghiệp ở mười tám thôn Vườn Trầu, gọi là nghĩa quân Kiến Hoà, giương cao ngọn cờ Khổng Tước. Anh tôi chống lại Nguyễn vương nên chết trận.
-Anh không oán Nguyễn vương sao?
-Từng có lúc, nhưng ngài ấy là chân mệnh thiên tử. Thế nên khi Nguyễn vương trở về từ Xiêm, tôi đã kéo quân đến Sa Đéc phối hợp. Cùng nhau chiếm lại được Gia Định từ Nguyễn Lữ. Nguyễn vương gả em gái Ngọc Du để trả ơn tôi.
Tùng Châu gắp một miếng:
-Tôi đã thấy phu nhân, đẹp người đẹp nết.
-Phận làm trai chinh chiến xa quê, tôi cũng ít có cơ hội chăm sóc nàng. Nhiều lúc cảm thấy Ngọc Du thật thiệt thòi.
-Không đâu, cô ấy tự hào về anh, người trung hưng nhà Nguyễn.
Võ Tánh nghe vậy liền bật cười. Trung hưng được nhà Nguyễn hay không thì không biết, nhưng tình hình chiến sự đang đi theo hướng có lợi. Chỉ nay mai thôi, khi thiên hạ thái bình ông sẽ trở về nam bộ gặp vợ con, rửa tay gác kiếm, sống một cuộc đời hạnh phúc bên gia đình.
Vào buổi sáng thứ hai sau Tết nguyên tiêu, Ngô Tùng Châu nhận được mật thư, liền hối hả chạy đi báo Võ Tánh:
-Nguyễn vương đã đại thắng ở đầm Thị Nại, huỷ diệt toàn bộ thuỷ quân Tây Sơn bên trong!
Võ Tánh đập tay lên bàn:
-Hay lắm, chúng ta được cứu rồi!
Cùng lúc nghe tiếng ầm ầm của binh mã đằng xa. Võ Tánh và Tùng Châu tay cầm cờ lệnh, khẩn trương chạy lên mặt thành. Đã lâu lắm rồi Võ Tánh chưa gặp Nguyễn vương. Hai năm trước khi chiếm được Quy Nhơn, Nguyễn Ánh bị Trần Quang Huy dùng Thiết Thai Cung bắn xé gió lên mặt thành găm vào bả vai, phải đưa về Gia Định dưỡng thương. Nay chúa tôi sắp có cơ hội trùng phùng.
-Khoan đã, hình như có gì đó sai sai.
Ngô Tùng Châu nói. Võ Tánh đưa ống nhòm lên, cổ họng khô khốc:
-Không, không phải Nguyễn vương...
Đoàn quân hùng mạnh với cờ đỏ ngợp trời tiến về từ phía đông đó chính là của Võ Văn Dũng, thủ lĩnh Tây Sơn thất hổ tướng, đến chi viện cho Trần Quang Diệu chiếm lại thành Quy Nhơn. Võ Tánh thất vọng, ném ống kính xuống đất vỡ tan.
-Chết tiệt, gia cố thêm cổng thành!
Võ Tánh phi như bay xuống dưới điều động binh sĩ nhà Nguyễn. Kẻ vác cây, người khuân đá, chất đầy lối vào Quy Nhơn. Thành này vốn là kinh đô cũ của Champa, sau Nguyễn Nhạc nâng cấp lên trở thành thủ phủ Tây Sơn, cực kỳ kiên cố. Năm 1787 Nguyễn Huệ đến đánh cũng không sao hạ nổi mà buộc phải dùng đại bác bắn phá ngày đêm.
-Mọi người bình tĩnh, Tây Sơn không dễ gì đánh gục hệ thống phòng thủ của chúng ta đâu.
Võ Tánh động viên sĩ khí của anh em, dù ông biết điều đó ngày càng thiếu cơ sở. Văn Dũng và Quang Diệu siết chặt thêm vòng vây, ruồi muỗi cũng khó lọt. Võ Tánh ngày ngày buồn bã đi lên mặt thành, sáng thì thấy một rừng cờ đỏ, tối thì cả một biển đuốc trải rộng đêm đen. Vẫn không thấy tăm hơi Nguyễn vương đâu.
-Quân cứu viện đến!!!!!.
Võ Tánh.jpg
Võ Tánh đang ngủ thì nghe tiếng hô, ông lại chạy lên quan sát. Quả nhiên đoàn quân cứu viện tới, nhưng nhanh chóng bị Quang Diệu và Văn Dũng ra tay diệt gọn, dễ dàng như trăn nuốt hoẵng. Cay đắng, đêm đó Võ Tánh chong đèn viết thư:
-Chúa công không cần cố gắng cứu tôi nữa. Hãy chiếm lại Phú Xuân, đòi lại đất tổ của ngài. Quân Tây Sơn tập trung ở đây hết rồi. Đi mau đi, cơ hội cuối cùng để phục hưng gia tộc đấy!
Rồi cho tâm phúc đem theo lá thư, lặn xuống hệ thống kênh rạch tự nhiên của Quy Nhơn, tìm đường giao thư về đúng người. Nguyễn Ánh nhận được thư, điên cuồng:
-Ta mất thành cũng được chứ không thể mất tướng yêu!
Rồi quát thét tả hữu chuẩn bị kế hoạch giải cứu. Mọi người đổ xô lại khuyên can thì vua mới nguôi. Suy nghĩ hồi lâu, cuối cùng đành cắn răng quyết định:
-Tất cả bỏ Quy Nhơn, lên thuyền trực chỉ Phú Xuân!
Nguyễn Ánh nước mắt ràn rụa, hướng về Quy Nhơn vái tạ ân nhân lần cuối rồi lên đường. Võ Tánh biết thư đã đến nơi, lòng thanh thản ít nhiều:
-Lạy trời cho cả gió nồm, cho thuyền chúa Nguyễn giong buồm thẳng ra.
Nguyễn Ánh quả thật thành công và lấy lại được kinh đô Phú Xuân đã mất 25 năm trước. Võ Tánh cười:
-Xong rồi, mọi chuyện đã kết thúc. Nhà Nguyễn lại trung hưng một lần nữa. Chúa công làm tốt lắm...
Binh sĩ nháo nhào:
-Mở đường máu chạy khỏi thành đi tướng quân! Tây Sơn hạ được thì chúng ta chết hết đấy!
Võ Tánh gạt phắt đi:
-Ta nhận lệnh chúa công giữ thành này, sinh tử cũng ở nơi đây. Các ngươi cứ yên tâm, ta sẽ cứu tất cả.
Rồi Võ Tánh gửi thư cho Trần Quang Diệu:
-Ta là chủ tướng thì xin chịu chết dưới cờ, lính ta không có tội tình, đừng giết họ. Ta trả lại Quy Nhơn cho ông đấy.
Rồi ra lệnh mở toang cổng thành. Người cuối cùng còn sống của "Tam hùng Gia Định" đến lầu Bát Giác chất rơm và đổ thuốc súng châm lên. Võ Tánh ngẩng đầu nhìn trời xanh lần chót, khẽ nói:
-Vĩnh biệt Ngọc Du...
Sau đó bước vào lửa đỏ quyên sinh, để lại người vợ trẻ đẹp. Ngô Tùng Châu cũng uống thuốc độc tự sát. Trần Quang Diệu vào được bên trong Quy Nhơn, chấm dứt cuộc hãm thành nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam. Vị võ tướng xúc động nghẹn ngào khi thấy thi hài cháy đen của Hậu quân phò mã nhà Nguyễn. Vốn là một trang quân tử nên ông chôn cất đối thủ đàng hoàng và giữ lời hứa tha chết cho lính Nguyễn. Phu nhân Võ Tánh được tin chồng chiến tử, khóc ngất lên xuống, nước mắt như châu ngọc rơi lã chã:
"Những tưởng ra tay giúp nước nhà,
Ai dè bình địa nổi phong ba.
Xót người vị quốc liều thân ngọc,
Khiến thiếp cô phòng ủ mặt hoa.
Gối mộng mơ màng duyên nợ cũ,
Đài mây xiêu lạc phách hồn xa.
Lửa trung đốt đỏ gương hào kiệt,
Nóng ruột thuyền quyên giọt lệ sa!
"
Giữa Quy Thành tiêu điều, đổ nát còn tràn ngập khói lửa và những gương mặt mệt mỏi và bi tráng là mộ cũ của Trần Quang Diệu an táng cho Võ Tánh, trước khi vua Gia Long cho đem di cốt phò mã về Sài Gòn, xa xa là ngọn tháp Chiêm Thành đã chứng kiến toàn bộ khoảnh khắc lịch sử ấy.
"Ngó lên ngọn tháp Cánh Tiên
Cảm thương quan Hậu thủ thành ba năm...
"
Theo: Đồng đạo Phạm Vĩnh Lộc_ Lịch sử nhảm nhí
Clip Võ Tánh thủ thành:
---
PS: Trong tác phẩm Hồ Dương của tác giả Trường An, cái chết của Võ Tánh là một đoạn buồn đẫm trong cả chuỗi buồn thảm từ đầu truyện, từng người trong gia đình Chúa Nguyễn cứ thế ra đi.....
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Minh Dora
Top Bottom