Sử 6 TRUYỀN THUYẾT VỀ NHÀ NƯỚC VĂN LANG RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có cách giải thích khác nhau về nguồn gốc loài người. Nếu dân tộc Việt Nam có "Lạc Long Quân và Âu Cơ", thế giới có muôn vàn câu chuyện khác để kể...Truyền thuyết về Bàn Cổ (Trung Quốc), Truyền thuyết về thần Atum (Ai Cập), Truyền thuyết về âm thanh khởi thủy (Hindu), Truyền thuyết về Izanagi và Izanami (Nhật Bản), Truyền thuyết về người khổng lồ Ymir (Thần thoại Bắc Âu)...
Còn đây là Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ (Việt Nam):
Theo truyền thuyết Việt Nam, Lạc Long Quân và Âu Cơ là tổ phụ và tổ mẫu của người Việt. Tương truyền, Âu Cơ là con gái của vua Đế Lai. Trong khi đi tuần thú phương Nam, ông đã để Âu Cơ lại trên một cái động. Khi Lạc Long Quân đi đến đây thì thấy nàng xinh đẹp nên đã đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ.
Lạc Long Quân và Âu Cơ ăn ở với nhau được chừng hơn một năm thì sinh hạ được một cái bọc, cho đó là điềm chẳng lành nên vất ra ngoài đồng. Bảy ngày sau, bọc ấy nở thành một trăm cái trứng, mỗi trứng lại nở thành một người con trai. Lạc Long Quân bèn đón về nhà nuôi, chẳng cần cho bú mớm mà các con người nào cũng tự lớn, trí dũng song toàn, ai trông thấy cũng đều kính phục, cho là đàn con phi thường.
Nhưng, Lạc Long Quân cứ ở mãi dưới Thủy phủ, khiến cho mẹ Âu Cơ cứ phải chịu cảnh lẻ loi, cho nên, cũng muốn trở về đất Bắc. Khi mẹ con Âu Cơ dắt díu nhau về đến biên giới, Hoàng đế hay tin, lấy làm lo sợ, bèn sai quân ra canh giữ các cữa ải, vì thế, mẹ Âu Cơ không thể về Bắc được, đêm ngày cứ gọi Lạc Long Quân rằng:
Bố ơ nơi nào,
Mà sao nỡ để,
Mẹ con buồn đau.
Lạc Long Quân liền về, gặp Âu Cơ ở Tương Dã, Âu Cơ vừa khóc vừa nói rằng:
- Thiếp vốn người phương Bắc, cùng chàng ăn ở với nhau mà sinh hạ được trăm đứa con trai, giờ chẳng biết nương tựa vào đâu mà nuôi nấng chúng được, vậy, thiếp xin theo chàng, xin chàng đừng ruồng bỏ, làm cho thiếp làm kẻ không chồng, các con thành kẻ không cha, thực là đau khổ lắm.
Lạc Long Quân nói:
- Ta giống rồng, đứng đầu các loài dưới nước, còn nàng giống tiên, làm người trên đất. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa, thật khó bề bền lâu. Nay, đành phải chia li, ta mang năm mươi con trai về thủy phủ và chia cho chúng cai trị các nơi, còn năm mươi người con theo nàng ở lại trên đất, chia nước mà cai trị. Khi lên ngàn hay xuống nước, có việc thì phải gắn bó với nhau mà làm, chớ rời bỏ nhau.
Cả trăm người con trai cùng nghe theo rồi cùng nhau tạm biệt. Âu Cơ và năm mươi người con trai đến đất Phong Châu, tức vùng huyện Bạch Hạc, cùng nhau tôn người con trưởng lên làm vua, xưng hiệu là Hùng Vương và đặt tên nước là Văn Lang.
Nước ấy, về phía đông thì giáp Nam Hải, về phía nam thì giáp nước Hồ Tôn ( nay là nước Chiêm Thành ), về phía tây thì giáp nước Ba Thục, còn phía bắc thì giáp Động Đình.
Nước chia thành mười lăm bộ, gồm:
Giao Chỉ
Châu Diên
Ninh Sơn
Phúc Lộc
Việt Thường
Ninh Hải
Dương Tuyền
Quế Dương
Vũ Ninh
Y Hoan
Cửu Chân
Nhật Nam
Chân Định
Quế Lâm
Tượng Quận
Vua sai các em chia cai trị. Dưới vua có các chức quan văn võ gọi là Lạc Tướng. Con trai của vua thì gọi là Quan Lang, con gái của vua thì gọi là Mỵ Nương, chức Tư Mã thì gọi là Bồ Chính, kẻ nô bộc thì gọi là Trâu, nô tì thì gọi là Tinh và các quan khác thì gọi là Khối. Các chức đời đời cha truyền con nối, gọi là Phụ Đạo. Vua truyền ngôi cho nhau đều lấy hiệu là Hùng Vương chứ không thay đổi".

Nguồn: fanpage Lịch Sử Là Những Trang Viết

49394431_328958801050825_816578299214954496_n.jpg
 
  • Like
Reactions: Uyên_1509
Top Bottom