Sử 10 Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam (2)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc
a. Hoàn cảnh ra đời

- Kinh tế: do địa bàn định cư được mở rộng do cư dân Đông Sơn dùng phổ biến là công cụ đồng thau, bước đầu dùng đồ sắt. Họ làm nông, các nghề thủ công (đúc đồng, làm đồ gốm). Xuất hiện phân công lao động giữa nông nghiệp và nghề thủ công
- Xã hội: phân hóa xã hội bắt đầu từ thời Phùng Nguyên và phát triển mạnh dưới thời Đông Sơn, nhưng phân hóa chưa sâu sắc. Công xã thị tộc giải thể và nhường chỗ cho công xã nông thôn (làng xã) và các gia đình phụ hệ
=> Chuyển biến kinh tế và xã hội đặt ra yêu cầu về trị thủy, chống ngoại xâm. Do đó nhà nước ra đời
b. Tổ chức nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
- Đứng đầu nhà nước là vua
- Giúp việc là Lạc hầu và Lạc tướng
- Đất nước được chia thành 15 bộ, đứng đầu bộ là Lạc tướng. Dưới bộ là các xóm làng do Bồ chính (già làng) đứng đầu
- Kinh đô:
+ Văn Lang: kinh đô chưa được xác định
+ Âu Lạc: Cổ Loa
Nhà nước Âu Lạc hoàn chỉnh về tổ chức và có quân đội, thành quách mạnh mẽ
- Xã hội: vua, quý tộc, dân tự do, nô tì
c. Đời sống vật chất và tinh thần
- Thóc là lương thực chính. Ngoài ra có khoai, sắn, cá, rau củ
- Họ ở nhà sàn
- Phong tục: nhuộm răng đen, ăn trầu cau, xăm mình; đeo trang sức trong lễ hội
- Tín ngưỡng: sùng bái tự nhiên, thờ tổ tiến và anh hùng dân tộc

2. Quốc gia Champa
a. Hoàn cảnh ra đời:
- Thời Bắc thuộc, nhà Hán chia quận Nhật Nam thành 5 huyện, xa nhất là huyện Tượng Lâm
- Cuối thế kỷ II, Khu Liên lãnh đạo quân dân Champa đánh bại quân xâm lược, lập quốc gia Lâm Ấp. Lãnh thổ trải dài từ nam sông Gianh (Quảng Bình) đến bắc sông Dinh (Bình Thuận), đổi tên thành Champa (hay Chiêm Thành)
b. Tổ chức nhà nước
- Chính quyền: đứng đầu là vua. Giúp việc là Tể tướng và các đại thần. Chính quyền chia nước thành 4 châu lớn. Kinh đô lúc đầu là Sinhapura (Trà Kiệu, Quảng Nam), rồi chuyển về Indrapura (Đồng Dương, Quảng Nam), Vijaya (Bình Định)
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp là chủ yếu. Cư dân dùng công cụ đá với sức kéo của trâu bò, biết dùng guồng nước trong sản xuất
+ Nghề thủ công và khai thác lâm sản phát triển; kỹ thuật xây tháp đạt tới trình độ cao
- Xã hội: quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô tì. Nông dân là lực lượng lao động chính
d. Văn hóa Champa
- Dùng chữ viết riêng, có gốc từ chữ Phạn
- Tôn giáo chính là Hindu giáo và Phật giáo
- Ăn trầu cau, nhuộm răng và hỏa táng người chết
=> Từ thế kỷ XV, Champa suy yếu và hội nhập, trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam

3. Quốc gia Phù Nam
a. Hoàn cảnh ra đời
- Chủ nhân là văn hóa Óc Eo (1.500 - 2.000 năm trước đây), có gốc từ văn hóa Đồng Nai. Cư dân là hỗn chủng giữa người Môn và người Nam Đảo (Mã Lai - Đa Đảo)
b. Tổ chức nhà nước
- Chính quyền: Thế kỷ I, nhà nước Phù Nam xuất hiện. Đứng đầu là vua, cai trị một vùng đất rộng lớn gồm nhiều tiểu quốc (chủ yếu ở Tây Nam Bộ) hợp lại. Phù Nam phát triển mạnh vào thế kỷ III - V, là cường quốc về thương mại
- Kinh tế: cư dân làm nông, kết hợp thủ công, đánh cá và buôn bán. Ngoại thương rất phát triển
- Xã hội: quý tộc, bình dân và nô lệ
c. Văn hóa:
+ Ở nhà sàn
+ Tôn giáo chính là Hindu giáo và Phật giáo
+ Ca múa nhạc phát triển
=> Giữa thế kỷ VI, Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính



lich-su-lop-10-bai-14-hinh-1.JPG

Tổ chức nhà nước Văn Lang
lich-su-lop-10-bai-14-hinh-3.JPG

nhà ở của cư dân Văn Lang - Âu Lạc

lich-su-lop-10-bai-14-hinh-2.JPG

Lưỡi cày đồng Cổ Loa

lich-su-lop-10-bai-14-hinh-5.JPG


lich-su-lop-10-bai-14-hinh-6.JPG

thánh địa Mỹ Sơn

lich-su-lop-10-bai-14-hinh-7.JPG
chữ Phạn ở Mỹ Sơn
champa25_thc3a1p-bc3a0-ponagar.jpg


funanmap.jpg

image

image
 
Top Bottom