Sử 12 Vai trò của Việt Nam trong ASEAN

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đánh giá về những đóng góp và vai trò của Việt Nam trong ASEAN, cựu Đại sứ Singapore tại Việt Nam Teck Hean nhận định: “Việt Nam là một trong những thành viên rất quan trọng của ASEAN, có những đóng góp rất tích cực vào sự phát triển chung của Hiệp hội. Việt Nam là một quốc gia năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh so với nhiều nước trong khu vực. Chính sự phát triển đó đã giúp Việt Nam nâng cao vị thế trên trường khu vực và quốc tế. Điều đó cũng để chúng ta hiểu rằng, Cộng đồng ASEAN không thể hình thành và phát triển toàn diện nếu không có Việt Nam”.
Suốt 2 thập kỷ trước khi gia nhập ASEAN, Việt Nam bị cô lập về chính trị, bao vây cấm vận về kinh tế.
Những năm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đạt được những kết quả quan trọng trong sự nghiệp đổi mới. Việc gia nhập ASEAN là một chủ trương lớn, có ý nghĩa quan trọng trong đường lối đối ngoại và thúc đẩy hội nhập khu vực cũng như quốc tế.
Các nước ở khu vực chia thành 2 khối đối lập nhau xoay quanh vấn đề Campuchia.
Sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng của Việt Nam dẫn đầu phái đoàn chính phủ đi thăm các nước ASEAN để phục hồi lại quan hệ giữa Việt Nam với các nước đó, đồng thời giới thiệu đường lối đối ngoại đổi mới mới của Việt Nam, đường lối độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, được các nước ở khu vực hoan nghênh, thúc đẩy hợp tác với Việt Nam.
Tháng 7-1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali, trở thành quan sát viên của ASEAN. Ngày 28-7-1995, Việt Nam gia nhập ASEAN và lần đầu tiên dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28 và các Hội nghị liên quan (Brunei, 8-1995).
Từ năm 1993, Việt Nam tham gia các chương trình và dự án hợp tác ASEAN trên 5 lĩnh vực: khoa học-công nghệ, môi trường, y tế, văn hoá-thông tin, phát triển xã hội. Việt Nam cũng tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những nước sáng lập Diễn đàn này.
Với tinh thần tích cực, chủ động, trách nhiệm, kể từ khi tham gia ASEAN, Việt Nam đã hết sức nỗ lực cùng các nước ASEAN thúc đẩy đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đóng góp của Việt Nam vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN được thể hiện rõ trên những điểm chính như sau:
1- Có vai trò quan trọng trong phát triển thành viên ASEAN, đưa hai nhóm nước ASEAN xích lại gần nhau nhờ vị trí địa - chính trị và quá trình lịch sử của Việt Nam tạo ra. Ngay sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy ASEAN kết nạp các nước Campuchia, Lào và Myanmar mặc dù phải đối mặt với không ít lực cản. Việt Nam là nhịp cầu nối Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, để đến năm 1999, đại gia đình ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên trở thành hiện thực. Bỏ lại sau lưng quá khứ đối đầu và nghi kỵ, Việt Nam đã cùng ASEAN chứng minh rằng tương lai của khu vực sẽ được định hình tốt hơn bằng con đường hội nhập, đối thoại và hợp tác.
2- Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu đóng góp vào sự phát triển trong quan hệ nội khối và quan hệ của ASEAN với các đối tác quốc tế.
Ba năm sau khi gia nhập, Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN 6. Chương trình Hành động Hà Nội được thông qua giúp ASEAN duy trì được sự đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế trong lúc Hiệp hội ở vào thời điểm khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008; thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020. Đặc biệt, Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010 với những kết quả thực chất, góp phần thúc đẩy “văn hóa thực thi” và cụ thể hoá một bước quan trọng mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN 2015, nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của Hiệp hội.
Việt Nam là thành viên tích cực tham gia xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, vượt qua những rào cản về thế chế chính trị, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, khoảng cách về phát triển..., với mục tiêu làm cho liên kết ASEAN sâu rộng hơn, hoạt động trên cơ sở pháp luật và lấy người dân làm trung tâm. Khi ASEAN đánh dấu chặng đường nửa thế kỷ (1967-2017) với những thành công ngoài mong đợi, trở thành một cộng đồng chung với 640 triệu dân, GDP hàng năm đạt khoảng 2.400 tỷ USD thì Việt Nam là một mắt xích quan trọng, thúc đẩy sự hợp tác nhiều mặt, từ chính trị, an ninh, kinh tế đến xã hội, con người trong khu vực.
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mở rộng các khuôn khổ hợp tác của ASEAN với các đối tác, trong đó có cơ chế hợp tác cấp cao Đông Á (EAS) với sự tham gia của Nga và Mỹ, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), và vận động để ASEAN có đại diện dự Hội nghị thượng đỉnh của G20.
Việt Nam có đóng góp lớn trong việc xây dựng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Những đóng góp của Việt Nam trong các diễn đàn của ASEAN cũng như giữa ASEAN với các đối tác làm cho vị thế của Việt Nam tăng lên rõ rệt. Cựu đại sứ New Zealand Haike Manning đánh giá: “Việt Nam là một thành viên rất quan trọng của ASEAN, tạo ra một khu vực ASEAN năng động và thịnh vượng. ASEAN đang thu hút sự quan tâm của các nước lớn và chúng tôi coi trọng quan hệ với ASEAN”.
Việc hình thành Cộng đồng ASEAN đã mở ra cho tổ chức này những cơ hội mới. Nhưng sự chuyển dịch địa chính trị ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, những tranh chấp trên Biển Đông đang đặt ra cho ASEAN nhiều thử thách. Bên cạnh đó là những thách thức phi truyền thống như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, nguồn nước, vấn đề di cư…
Sóng gió sẽ còn nhiều, nhưng bằng những kinh nghiệm thực tiễn và nỗ lực của mình, Việt Nam sẽ kiên trì cùng các nước thành viên ASEAN kiên trì phấn đấu vì mục tiêu của cộng đồng.

Bài viết của PGS Vũ Quang Hiển, Hà Nội

12a_tdco.jpg

aseanviet-nam-20-nam-dong-hanh-va-tuong-lai-phia-truoc-.jpg

aseanviet-nam-20-nam-dong-hanh-va-tuong-lai-phia-truoc-.jpg
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
  • Vai trò của Việt Nam :
+ Việt Nam là nhân tố đoàn kết khu vực, đưa các nhóm nước ASEAN xích lại gần nhau, chấm dứt tình trạng Đông Nam Á bị chia rẻ
+ Việt Nam góp phần tạo dựng các khuôn khổ bảo đảm an ninh cho khu vực, phát huy vai tèo chủ đạo của ASEAN trong việc xây dựng, chia sẻ và phát huy với các đối tác bên ngoài nhằm tạo nên môi trường hoà bình, ổn định, an ninh ở Biển Đông và khu vực.
+ Góp phần tạo những chuyển biến về chất trong quá trình hợp tác, tự do hoá về thương mại, dịch vụ, đầu tư với các đối tác trong và ngoài khu vực; là nhân tố thúc đẩy sự phát triển, khôi phục và tăng cường vị thế của ASEAN; đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng sự phát triển của khu vực và xây dựng cộng động ASEAN vững mạnh.
 
Top Bottom