Sử 10 Ấn Độ thời phong kiến

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.2.1. Thời kỳ định hình cho sự phát triển văn hóa Ấn Độ (thế kỷ III - VI)
a. Hoàn cảnh
- Văn hóa Ấn Độ được định hình ngay khi vương triều Gupta (kế tiếp là Harsha) ra đời và thống nhất được 2/3 lãnh thổ Ấn Độ
b. Thành tựu:
+ Tư tưởng: Phật giáo và Hindu giáo phát triển mạnh vào thời Gupta và Harsha. Phật giáo được truyền bá mạnh mẽ suốt ba thế kỷ (đến thế kỷ VI) và còn lan truyền ra bên ngoài Ấn Độ, đến các nước Đông Nam Á. Tương tự, Hindu giáo thờ 4 thần là Brahma - Vishnu - Shiva - Indra (trong đó nhấn mạnh ba thần chủ Brahma - Vishnu - Shiva, gọi là Trimulti) và cũng được du nhập vào các nước Đông Nam Á như Champa, Phù Nam, Malaya, Campuchia…., hòa trộn với tín ngưỡng bản địa ở các nước Đông Nam Á tạo thành nền văn hóa đa dạng.
+ Chữ viết: người Ấn sớm có chữ viết vào năm 3.000 TCN ở vùng sông Ấn, 1.000 năm trước có chữ cổ ở vùng sông Hằng. Ban đầu là chữ Brahmi (một kiểu chữ đơn) rồi sáng tạo ra chữ Phạn và chữ Pali. Chữ Pali dùng để viết kinh Phật, chữ Phạn dùng để viết văn, khắc bia ký và ghi tài liệu. Cùng với tôn giáo, chữ Phạn được truyền bá sang Đông Nam Á và được cư dân bản địa Đông Nam Á tiếp thu rồi sáng tạo ra chữ viết của mình
+ Văn học: thời Gupta văn học được ghi lại và sáng tạo, như hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata, tác phẩm Shakuntala của Kalidasa…. Các tác phẩm văn học này cũng nhanh chóng được truyền bá sang Đông Nam Á, được cư dân bản địa Đông Nam Á tiếp thu rồi sáng tạo ra nền văn học đa dạng, độc đáo
+ Kiến trúc: Thời Gupta, rất nhiều chùa hang (lớn nhất là chùa hang Ajanta) được xây dưng và nhiều tượng Phật được khắc trên đá. Tương tự, Hindu giáo thờ 3 thần chủ là Brahma - Vishnu - Shiva và xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá đồ sộ có mái hình chóp nhọn - nơi ngự trị của thần linh. Kiến trúc Ấn Độ với các tượng Phật lớn bằng đá, ngôi đền bằng đá đồ sộ có mái hình chóp nhọn ảnh hưởng mạnh đến Đông Nam Á và được cư dân bản địa tiếp thu, sáng tạo ra hệ thống đền tháp độc đáo.
1.2.2. Thời kỳ văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng ra bên ngoài và giao thoa văn hóa Ấn - Hồi
- Thế kỷ VII - XII, Ấn Độ bị chia cắt thành nhiều tiểu quốc độc lập và văn hóa Ấn Độ được phổ biến sâu vào cư dân. Nước Pallava ở ven biển phía nam có vai trò lớn trong việc phổ biển văn hóa Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á.
- Thế kỷ XII - XVI, người Hồi giáo (gốc Trung Á) xâm lược Ấn Độ và lập ra Vương triều Hồi giáo Delhi (1206 - 1526). Mặc dù sự thống trị của vương triều này (áp đặt Hồi giáo vào cư dân, bắt cư dân nộp “thuế ngoại đạo” và tự dành những quyền ưu tiên về ruộng đất) rất khắc nghiệt, nhưng vương triều này có điểm tích cực: (1) Hồi giáo được truyền bá vào Ấn Độ dẫn tới sự giao lưu giữa hai nền văn hóa Đông - Tây là Ấn Độ giáo với Hồi giáo; (2) xây dựng nhiều đền tháp và thành phố lớn, lớn nhất là kinh đô Delhi; (3) các thương nhân Ấn Độ mang đạo Hồi sang truyền bá ở các nước Đông Nam Á để làm gia tăng sâu đậm ảnh hưởng của Hồi giáo ở Đông Nam Á.
- Thế kỷ XVI, người Trung Á theo Hồi giáo (tự nhận là người Mông Cổ) xâm nhập vào Ấn Độ và lập ra vương triều Mô-gôn. Thời vương triều này, các vua (Shah) củng cố triều đình theo xu hướng “Ấn Độ hóa”. Đến thời vua Arbar I (1556 - 1605) Đấng chí tôn, nhà vua tiến hành chính sách hòa hợp Ấn - Hồi, đo đạt ruộng đất để định mức thuế hợp lý và phát triển văn hóa nghệ thuật. Nhưng sau khi ông chết, con và cháu ông là Jahangir và Shah Jahal tăng cường quyền chuyên chế để áp bức nhân dân thậm tệ, xây nhiều công trình kiến trúc nguy nga như Thành Đỏ (La Kila) và đền Taj Mahal. Cuối thời Shah Jahal (1627 - 1658), người Bồ Đào Nha xâm nhập vào Ấn Độ lập các thương điếm buôn bán. Vua kế tiếp là Aurangzeb (1658 - 1707) đã phải đối đầu với người Anh và để mất Madras, Bombay…
 
Last edited:
  • Like
Reactions: VânHà.D
Top Bottom