Sử 10 Việt Nam thời nguyên thủy

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.1. Sự ra đời và phát triển của loài người trên đất nước ta
- Cách đây 30 - 40 vạn năm, người tối cổ xuất hiện trên đất Việt Nam với các dấu tích là các công cụ đá được tìm thấy ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước…. Đến 2 vạn năm trước đây, người tinh khôn xuất hiện và dấu tích có ở khắp nơi trên đất nước ta. Dấu tích của người tinh khôn được tìm thấy ở mái đá Ngườm. Sơn Vi…

1.2. Tổ chức xã hội và kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy
- Thời Sơn Vi, người tinh khôn cư trú trong các hang động và mái đá ngoài trời thuộc khu vực các tỉnh miền núi Tây Bắc, một số tính ở trung du Bắc Bộ. Họ sống thành các thị tộc, lấy săn bắn và hái lượm làm nguồn sống chính.
- Thời Hòa Bình - Bắc Sơn, cư dân bước vào nền văn hóa sơ kỳ đá mới (6.000 - 12.000 năm). Họ sống trong các hang động gần nguồn nước, biết chế tác công cụ bằng kỹ thuật mài (Hòa Bình). Ngoài ra, cư dân Hòa Bình - Bắc Sơn biết trồng cây ăn quả, hình thành nền nông nghiệp sơ khai. Đến thời Bắc Sơn, cư dân biết làm đồ gốm bằng bàn xoay (5.000 - 6.000 năm), cải tiến công cụ lao động (đùng cuốc đá là chủ yếu) làm năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Dân số tăng vọt và việc trao đổi sản phẩm giữa các bộ lạc được đẩy mạnh - đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao. Các nhà khoa học gọi giai đoạn Hòa Bình - Bắc Sơn là “cuộc cách mạng đá mới”.
- Thời văn hóa Phùng Nguyên (3.000 - 4.000 năm), cư dân tiếp tục chế tác đá làm công cụ chủ yếu và bước đầu sử dụng kim loại đồng và thuật luyện kim để chế tạo thêm các công cụ lao động mới. Ngoài công cụ lao động bằng đá và kim loại, cư dân Phùng Nguyên chế tạo tiếp các loại công cụ lao động mới bằng nguyên liệu: tre, gỗ, xương…; làm gốm bằng bàn xoay và có dệt vải, chăn nuôi gia súc
- Cùng thời với Phùng Nguyên, các bộ lạc ở sông Mã và sông Cả tiếp tục duy trì nghề nông dùng cuốc đá và làm gốm với trình độ tương đương với Phùng Nguyên. Đến 4.000 - 3.000 năm trước đây, cư dân Sa Huỳnh (Nam Trung Bộ ngày nay) làm nông và hoa màu. Họ bắt đầu biết làm đồ sắt; làm gốm và đồ trang sức tuyệt đẹp; chôn người chết trong các vò và bình. Ở lưu vực sông Đồng Nai, cư dân sinh sống chủ yếu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ. Người dân Đồng Nai trống lúa và hoa màu; đồng thời khai thác lâm sản; làm các đồ vật bằng đá (chủ yếu), đồng, thủy tinh và vàng
 
Top Bottom