Sử 10 Một số vấn đề chính của nội dung "xã hội nguyên thủy"

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.1.Người tối cổ
1.1.1. Sự xuất hiện loài người và sự hình thành người tối cổ
- 6 triệu năm trước đây, xuất hiện loài vượn cổ (hominid). Loài vượn cổ được tìm thấy ở Ấn Độ (niên đại 14 triệu năm), ở Kenya (15 triệu năm về trước)
- Đặc điểm: đi đứng bằng hai chân, dùng tay để cầm nắm thức ăn là thực vật và động vật nhỏ - gọi là "vượn nhân hình". Một điểm khác với loài người hiện nay: vượn cổ chỉ biết sử dụng vật có sẵn và chưa biết chế tác ra công cụ lao động. (Ăng-ghen gọi là "lao động").
- Vượn cổ ban ngày sống dưới đất, ban đêm thì trèo lên cây để tránh thú dữ. Vượn cổ Đông Phi là tổ tiên trực tiếp của loài người thì chỉ cao 1,2 m, nặng khoảng 30 kg. Vượn cổ có sọ nhỏ, trán dẹp, tay dài
=> Bước nhảy vọt thứ nhất: vượn cổ qua việc "lao động' đã chuyển hóa thành Người tối cổ vào 4 triệu năm trước đây. Đến 4 triệu năm trước đây, người tối cổ được gọi là "người" thật sự
1.1.1.Đặc điểm của người tối cổ
- Cấu tạo cơ thể: hoàn toàn đi đứng bằng hai chân, đôi tay tự do hơn và dần dần khéo léo thông qua lao động. Trán thấp và hộp sọ lớn hơn Vượn cổ (khoảng 850 cm3), hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não
- Công cụ lao động: người tối cố biết chế tác những hòn cuội (hay hòn đá) có sẵn, dùng kỹ thuật ghè một mặt để tạo ra công cụ - người ta gọi là "đồ đá cũ sơ kỳ". Trong thời kỳ này, người tối cổ biết lấy lửa thay vì giữ lửa như trước đây
- Tổ chức xã hội: hình thành tổ chức hợp quần xã hội - còn gọi là "bầy người nguyên thủy". Bầy người đã có phân công lao động, có người đứng đầu (giống y như động vật, kể cả vượn cổ). Sống trong hang, quan hệ huyết thống (ruột thịt) với nhau và chưa có quy định xã hội
1.2. Người tinh khôn
1.2.1. Sự hình thành người tinh khôn
- Khoảng 4 vạn năm trước đây (cuối thời đá cũ), người tối cổ trở thành người tinh khôn, hay người hiện đại - đây là bước nhảy vọt thứ hai (chuyển từ người tối cổ sang người tinh khôn)
1.2.2. Đặc điểm
1.2.2.1. Cấu tạo cơ thể
- Xuất hiện các màu da khác nhau (da vàng, da đen, da trắng), hình thành các chủng tộc. Đó là kết quả của sự thích ứng lâu dài trong hoàn cảnh tự nhiên khác nhau.
- Cơ thể gọn gàng hơn so với người tối cổ: xương nhỏ, bàn tay nhỏ và khéo léo, tràn cao, mặt phẳng... Thể tích hộp sọ tăng lên - con người bắt đầu có "óc sáng tạo" nên họ cải tiến công cụ mới, mở mang đất đai để sinh sống
1.2.2.2. Công cụ lao động:
- Công cụ bằng đá ngày càng nhiều với kỹ thuật là ghè hai mặt (người hiện đại) để thêm sắc bén, hoạt động hiệu quả hơn. Con người biết lấy xương cá và cành cây để làm lao, chế tạo cung tên. Công cụ đá xuất hiện nhiều giúp con người trồng trọt, chăn nuôi; làm các vật dụng phục vụ đời sống tinh thần - người ta gọi là "cuộc cách mạng thời đá mới". Đến năm 5.500 năm trước đây, con người tìm ra kim loại - đầu tiên là đồng đỏ (ở Tây Á, Ai Cập) => 4.000 năm thì chuyển ra đồng thau. Đến năm 3.000 năm trước đây thì sử dụng đồ sắt. Nhờ có đồ sắt, con người khai hoang, đi biển, làm nhà - đúc sắt là ngành sản xuất quan trọng.
- Tổ chức xã hội:
+ hình thành "thị tộc" (người có chung dòng máu, nhấn mạnh lễ phép của con cháu với người lớn tuổi) và bộ lạc (tập hợp các thị tộc cùng họ hàng, cùng nguồn gốc; các thị tộc trong bộ lạc phải gắn bó, giúp đỡ nhau). Người tinh khôn có sự phân công công việc ở từng thành viên và biết phối hợp với nhau (có đoàn kết) - cùng kiếm thức ăn nên phải công bằng. Trong thời kỳ này, quan hệ gia đình phổ biến là "mẫu hệ"
+ hình thành "xã hội có giai cấp": Khi xuất hiện công cụ bằng kim loại xuất hiện thì của cải làm ra nhiều hơn. Của cải dư thừa dẫn tới một số người có chức phận cao (thủ lĩnh, chỉ huy dân binh) đã lợi dụng quyền lực để chiếm phần lớn của cải làm của riêng => "tư hữu" xuất hiện. "Tư hữu" ra đời dẫn tới các thay đổi: (1) "gia đình phụ hệ" xuất hiện ngay trong lòng xã hội nguyên thủy; (2) hình thành xã hội có giai cấp - đây là thay đổi lớn nhất trong xã hội cuối thời nguyên thủy
 
Top Bottom