Văn 10 Cảm nhận về bài thơ "Cảnh ngày hè"

Lê Hùng 2003

Học sinh
Thành viên
20 Tháng tám 2018
27
5
21
21
Thái Nguyên
THPT Đại Từ

buianh15121990

Học sinh
Thành viên
1 Tháng mười hai 2018
135
86
31
TP Hồ Chí Minh
THPT Tây Thạnh
CẢNH NGÀY HÈ
I. TÌM HIỂU CHUNG

- Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà chính trị với những áng văn chính luận kiệt xuất mà ông còn là 1 nhà thơ trữ tình sâu sắc với những tập thơ thấm đẫm cảm hứng thế sự.
- Vị trí bài thơ: Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới số 43) là bài thơ Nôm tiêu biểu nằm trong mục Bảo kính cảnh giới, phần Vô đề của Quốc âm thi tập.
- Hoàn cảnh sáng tác: khi Nguyễn Trãi cáo quan lui về ở ẩn tại quê nhà Côn Sơn
- Nội dung: bức tranh thiên nhiên cuộc sống ngày hè cùng nỗi lòng của Nguyễn Trãi.
II. PHÂN TÍCH
1. 6 câu đầu: Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày hè

- Câu thơ đầu tiên đã vẽ ra chân dung của Nguyễn Trãi với dáng vẻ ung dung, thảnh thơi khi có hẳn 1 ngày dài để đến với thiên nhiên:
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Nhịp thơ 1/2/3 cùng câu thơ lục ngôn không chỉ gợi ra những bước chân khoan thai, thư thái của Nguyễn Trãi mà ẩn sâu trong đó là tâm trạng có phần bất đắc dĩ của ông. Bởi với một người “thân không nhàn mà tâm cũng không nhàn” như Nguyễn Trãi thì khoảng thời gian “ngày trường” rỗi rãi đúng là đặc biệt bất thường (soi vào hoàn cảnh sáng tác). Có điều, Nguyễn Trãi không hề thấy chán nản mà ngược lại, ông coi đây cũng là hoàn cảnh lí tưởng để đến với thiên nhiên, đắm mình trong khung cảnh ngày hè.
- Bức tranh ngày hè:
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

+ 3 câu thơ đã gợi tả những hình ảnh rất đặc trưng của mùa hè như hoa thạch lựu, tán hòe xanh, hương sen thơm ngát, qua hình ảnh còn gợi được bước di chuyển của thời gian từ đầu hè, giữa hè đến cuối hè.
+ Màu sắc hài hòa rực rỡ: lục, đỏ, hồng (phân tích)
+ Liên hệ, so sánh: Nếu Nguyễn Du trong Truyện Kiều có 2 câu tuyệt bút miêu tả mùa hè:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông

Với từ láy “lập lòe”, cảnh trong thơ Nguyễn Du thiên về tạo hình sắc thì trong bài Cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi lại thiên về tả sức sống. Các động từ “giương, phun, thức, tiễn” cùng từ láy “đùn đùn” thể hiện nội lực mạnh mẽ, căng trào, muốn bứt phá của cảnh vật. (phân tích)
- Cảnh trong thơ Nguyễn Trãi còn có sự xuất hiện của cuộc sống con người:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
+ Thời điểm cuối ngày “lầu tịch dương” (khi hoàng hôn buông dần xuống mái lầu) nhưng không gợi cảm giác ảm đạm. (Liên hệ so sánh với bài Qua đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan). Ngày sắp hết nhưng sự sống không ngừng lại
+ Từ láy “lao xao, dắng dỏi” kết hợp với đảo ngữ nhấn mạnh âm thanh nhộn nhịp, vui tươi của cuộc sống : tiếng người mua kẻ bán lao xao văng vẳng đến từ chợ cá làng chài, tiếng ve như tiếng đàn vang dội, râm ran khiến không khí trong lầu rộn rã.
+ Cảnh vật, âm thanh tạo nên một bức họa ngày hè sinh động, tươi vui.
=> Trong 6 câu thơ đầu, dường như Nguyễn Trãi đã căng mở tất cả các giác quan để vẽ lên bức tranh thiên nhiên sinh động, hòa sắc phối âm, căng tràn sức sống, nổi bật trên thiên nhiên ngày hè là bức tranh cuộc sống rộn rã tươi vui trong cảnh thái bình, no ấm. Qua đó, thấy được tình yêu thiên nhiên, thiết tha với cuộc sống của thi nhân.
2. 2 câu cuối: Mong ước của thi nhân
Bài thơ không chỉ đơn thuần miêu tả cảnh sắc ngày hè, mà còn là nhân cảnh sinh tình, ẩn sau cảnh sắc còn là vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương

- Câu thơ lục ngôn cùng điển tích “Ngu cầm” dồn nén cảm xúc của toàn bài: Ức Trai chân thành bày tỏ: Hãy cho ta có cây đàn thần của vua Thuấn, ta sẽ gảy lên khúc “Nam phong”, cầu mong cho mọi nhà, mọi chốn, khắp các phương trời được ấm no, giàu có.
- Thể hiện một tấm lòng ưu dân ái quốc, mong ước cho nhân dân được hưởng thái bình, ấm no, hạnh phúc.
- Liên hệ: Tình yêu lớn, khát vọng lớn hướng về nhân dân được nhắc đến rất nhiều trong những sáng tác khác của Nguyễn Trãi:
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông
(Thuật hứng 24)

Đó là điểm kết tụ bừng sáng trong hồn thơ Ức Trai, ngay cả những lúc tưởng như thanh nhàn nhất, tấm lòng ông vẫn hướng về dân về nước.
3. Đánh giá:
- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, từ láy kết hợp đảo ngữ, thủ pháp đối khi miêu tả thiên nhiên, cuộc sống
- Nội dung: Khắc họa bức tranh ngày hè qua đó thấy được tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của Nguyễn Trãi
 
  • Like
Reactions: Lê Hùng 2003
Top Bottom