TGQT Tiền tệ trong lịch sử Trung Hoa

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Khi xem phim cổ trang, chúng ta vẫn thường thấy các nhân vật sử dụng ngân lượng để trả tiền. Nhưng một lạng bạc đáng giá bao nhiêu thì hầu như mọi người đều không biết.
Giá trị tiền tệ của ngân lượng các triều đại không giống nhau. Trước đây triều Tống, tổng lượng bạc rất ít, hầu như không trở thành tiền tệ lưu thông. Ngân lượng trở thành tiền tệ lưu thông sau khi hoạt động thương mại của triều Thanh Minh mở cửa hơn, nguồn ngân lượng nước ngoài lưu thông vào trong nước.
Sau khi biết được một lượng bạc đáng giá bao tiền, khi xem những bộ phim truyền hình bạn sẽ thấy vô cùng bất ngờ.
Trong tiểu thuyết “Hồng Lâu Mộng”, bà Lưu nhìn thấy trong Giả phủ một bàn cua 24 lượng bạc, cảm thán rằng số tiền này đủ để sống 1 năm. Thực tế thời đó, nhà bà Lưu cũng được coi là giai cấp trung sản, có nhà có đất, còn có người làm và nha đầu. Bà lần đầu đến Giả phủ, được 20 lạng bạc, liền cảm ơn không ngớt, có thể thấy đây không phải số tiền nhỏ.
Trong “Minh sử cảo” ghi chép, lương cơ bản một năm của thất phẩm tri huyện là 45 lạng bạc. Nhưng trong các bộ phim, tiểu thuyết, lại xuất hiện các tình tiết như 2 cái màn thầu một bát canh 5 lạng bạc. Trong năm Vạn Lịch, thu nhập quốc khố mới đạt đến 2 triệu lạng bạc, đây được coi là nguồn thu nhập quốc khố phong phú sau cải cách Trương Cư Chính.
Thời xưa, để tính toán giá trị tiền cổ, người ta thường dùng phương pháp trao đổi đồ vật tương đương giá trị. Vật phẩm ngàn năm không thay đổi của Trung Quốc chính là gạo, bởi vậy trong thời bình dùng vật giá gạo để ghi chép làm tiêu chuẩn, tiến hành tính toán sơ lược, về cơ bản sẽ có được đáp án giá trị tiền tệ của ngân lượng.
Năm Vạn Lịch triều Minh ghi chép, một lạng bạc có thể mua được 2 bao gạo thông thường. Thời đó, một bao khoảng 94.4 kg, một lạng bạc mua được 188.8 kg gạo. Ngày nay một gia đình Trung Quốc thông thường ăn nửa cân gạo từ 1.5 tệ đến 2 tệ, lấy mức giá trung bình ở giữa là 1.75 để tính thì tính được 1 lạng bạc = 660.8 tệ (2.3 triệu đồng).
Đời Đường, sức mua của một lạng bạc lớn hơn. Năm Trinh Quan đời vua Đường Thái Tông vật chất phong phú, thông thường 1 lạng bạc có thể mua 200 đấu gạo, 10 đấu gạo là 1 bao, vậy tổng là 20 bao, đời Đường 1 bao là 59kg. Lấy giá 1.75 tệ nửa cân để tính thì 1 lượng bạc tương đương 4130 tệ (14 triệu đồng).
Năm Khai Nguyên Đường Huyền Tông xảy ra lạm phát, giá gạo tăng lên 10 đồng tiền một đấu, vậy 1 lạng bạc = 2065 nhân dân tệ (7.2 triệu đồng).
Kinh tế thời Tống phát triển thịnh vượng, công thương nghiệp phát triển mạnh, bởi vậy nhu cầu về tiền tệ rất lớn, nhưng sản lượng và lượng nhập khẩu ngân lượng đều không cao.
Trong “Tống sử thực hóa chí” và “Tục tư trị thông giám” có nhắc tới, từ thời Tống lượng ngân lượng ít đi và không đủ để phát triển kinh tế, giá ngân lượng không ngừng tăng, về cơ bản là 2000 đồng tiền bằng 1 lạng bạc. Luật pháp về tiền thời Tống rất loạn, tiền đồng, tiền sắt, tiền chì đều lưu thông. Các quận huyện đều có quyền đúc tiền, còn xuất hiện hiện tượng tư nhân đúc tiền, tiền lớn nhỏ không giống nhau, thành phần khác nhau, giá cả biến đổi, tùy ý lập ra, rất hỗn loạn.
Tính toán theo “Tống sử thực hóa chí” thì 1 lạng bạc tương đương 924 – 1848 tệ (3.2 triệu – 6.4 triệu)
Trong lịch sử, ngân lượng là đồng tiền lưu thông đời nhà Minh Thanh, nhưng trong phim cổ trang thời nay, bất kể triều đại nào cũng đều dùng ngân lượng để giao dịch. Đó là vì sự thịnh hành của tiểu thuyết thời Minh Thanh, những tiểu thuyết này đa số dựa theo thường thức đối với cuộc sống trong triều đại trước để mô tả.
Trong các tác phẩm như “Thủy Hử”, “Tam ngôn nhị phách”, giá trị ngân lượng lấy triều Thanh làm tiêu chuẩn, cùng với các đơn vị đồng tiền, quán, xâu tiền… có ảnh hưởng lớn đến đời sau. Bởi vậy những tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết võ hiệp lấy bối cảnh thời cổ đại Trung Quốc, đồng thời coi tiền tệ lưu thông cổ đại là ngân lượng, ngay cả trong “Anh hùng xạ điêu” cũng như vậy.
Những triều đại khác nhau giá trị ngân lượng không giống nhau. Thời cuối triều Thanh giá trị khoảng 150 đến 220 nhân dân tệ (523 nghìn đồng đến 768 nghìn đồng), triều Minh khoảng 600 đến 800 tệ (2 triệu đồng đến 2.8 triệu đồng), giữa thời Bắc Tống, giá trị khoảng 600 đến 1300 tệ (2 triệu đồng đến 4.5 triệu đồng), triều Thịnh Đường giá trị khoảng 2000 đến 4000 tệ (khoảng 7 triệu đến 14 triệu đồng).
So với triều đại Minh Thanh, người hiện đại còn cách các triều đại trước xa hơn rất nhiều, không có nhận thức đầy đủ về chế độ tiền tệ và sức mua thực tế của ngân lượng, vì thế mới xuất hiện các tình tiết buồn cười như bánh bao giá trên trời, rượu thịt giá trên trời.
# Nguồn: Đại Kỷ Nguyên
 
Top Bottom