Văn 10 Văn nâng cao : Nghị luận về truyện cổ tích

Vũ Duy An

Học sinh
Thành viên
10 Tháng một 2018
16
48
31
20
Lào Cai
THCS Bắc Cường
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

"Hơn tất cả các thể loại văn học dân gian khác, truyện cổ tích đã xây dựng thành công một thế giới trong mơ ước, trình bày lí tưởng của nhân dân về một xã hội công bằng, dân chủ, trong đó người lương thiện sẽ được hưởng hạnh phúc xứng đáng với những phẩm chất tốt đẹp của họ. "
Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích, anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
***
***Em cần dần bài chi tiết plzzzzzzzzz ***
 

vietnux

Học sinh mới
Thành viên
1 Tháng mười hai 2018
6
4
6
38
Hà Nội
bách khoa
Truyện cổ tích (tiếng Anh: Fairy Tales; Hán Việt: 童話; Đồng Thoại) là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê.
Truyện cổ tích có thể được phân biệt với truyện dân gian thần thoại khác như truyền thuyết (thường liên quan đến niềm tin vào tính xác thực của các sự kiện được mô tả) cũng như các câu chuyện về bài học đạo đức, bao gồm truyện ngụ ngôn về động vật.
Đặc điểm

Truyện cổ tích khác biệt cơ bản với các loại truyện khác ở phương diện người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự hư cấu thẩm mỹ[2], một trò chơi của trí tưởng tượng. Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của thể loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, motip, hình tượng nghệ thuật v.v. Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến thương nhân, tiền bạc và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo v.v.
Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu.[2] Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên tùy từng dân tộc. Thêm vào đó những người kể truyện cổ tích thường mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định. Bắt đầu câu chuyện thường có câu mở màn "Ngày xửa ngày xưa". Đôi khi, kết thúc có hậu như một đặc trưng của truyện cổ tích (với câu kết là: "... và họ sống hạnh phúc mãi mãi về sau") cũng khiến khái niệm cổ tích trong tiếng Việt được tính từ hóa, mà những phát ngôn sau là ví dụ: cứ như cổ tích, đúng là cổ tích!.

Lịch sử nghiên cứu

Những nhà nghiên cứu và sưu tầm văn học dân gian từ thế kỷ 19 ở Đức, thuộc trường phái thần thoại học, như Schelling, anh em nhà Schlegel, anh em nhà Grimm xem truyện cổ tích là "những mảnh vỡ của thần thoại cổ"[2]. Các nhà nghiên cứu so sánh chú ý đến sự trùng hợp các sơ đồ cốt truyện và motip riêng lẻ trong truyện cổ tích của các dân tộc khác nhau.
Bên cạnh đó, những người theo trường phái nhân loại học (hay còn gọi là tiến hóa luận) ở Anh nửa sau thế kỷ 19, như E. Tylor, A. Lang, J. Frazer xây dựng lý thuyết về cơ sở thế sự và tâm lý của cái mà họ gọi là "các cốt truyện tự sinh của truyện cổ tích"[2], nhấn mạnh rằng truyện cổ tích trùng hợp đồng thời với sự tồn tại của hoang dã. Theo trường phái thần tượng học mà đại biểu là Mar Müller, Gaston Paris, Angelo de Gubarnatic, trong cổ tích có sự lan truyền của thần bí cổ đại, thần thoại về mặt trời, thần thoại về bình minh. Trường phái văn hóa với các đại biểu như Benfey, Consquin lại đi tìm nguồn gốc cổ tích dân gian ở Ấn Độ. Bên cạnh đó, trường phái nghi thức chủ nghĩa gồm nhiều các nhà bác học Anh cho rằng cổ tích là những nghi thức cổ truyền còn tồn tại dấu vết đến ngày nay[3].
Nhà nghiên cứu Lazăn Săireanu người Rumani phân loại truyện cổ tích của các dân tộc Roman nói chung và truyện cổ tích Rumani nói riêng thành hai nhánh chính là truyện thần thoại hoang đường và truyện tâm lý[3]. Trong mỗi nhánh ông lại phân chia thành nhiều ngành và dưới các ngành lại là các thể loại, các kiểu, chẳng hạn ngành "ba anh em trai", gồm kiểu anh em sinh đôi và kiểu anh em kết nghĩa; ngành "đàn bà trong lốt cây cỏ", ngành "thú vật trả nghĩa" v.v.

<Nguồn Wiki>​
 

Lê anh vân

Học sinh
Thành viên
17 Tháng bảy 2018
128
71
36
22
Đắk Lắk
Thpt chuyên nguyễn du
"Hơn tất cả các thể loại văn học dân gian khác, truyện cổ tích đã xây dựng thành công một thế giới trong mơ ước, trình bày lí tưởng của nhân dân về một xã hội công bằng, dân chủ, trong đó người lương thiện sẽ được hưởng hạnh phúc xứng đáng với những phẩm chất tốt đẹp của họ. "
Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích, anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
***
***Em cần dần bài chi tiết plzzzzzzzzz ***
Lấy dẫn chứng truyện tấm cám, sọ dừa, sự tích trầu cau
 
Top Bottom