Sử 10 Trung quốc thời Minh - Thanh

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
6.
- Nhà Minh được thành lập từ kết quả của khởi nghĩa Hồng Cân quân do các lãnh tụ nông dân lãnh đạo khoảng năm 1351 - 1368, nổi bật là nhà sư Chu Nguyên Chương (ông này mồ côi cha mẹ, về sau đi làm nhà sư). Chu Nguyên Chương gia nhập quân khởi nghĩa Hồng Cân, liên tiếp đánh tan các đội quân khởi nghĩa khác - lớn nhất là trận hồ Bà Dương (trận "Xích Bích thứ hai") diệt gần hết đạo quân của Trần Hữu Lượng. Năm 1356, Chu Nguyên Chương đóng đô ở Nam Kinh. Năm 1361, ông được Minh vương Hàn Lâm Nhi phong làm Ngô Quốc công. Năm 1368, Chu Nguyên Chương chính thức lên ngôi Hoàng đế, thiết lập vương triều Minh và đóng đô ở Nam Kinh (thời Minh Thành Tổ thì dời lên Bắc Kinh, 1421)
Vua Minh sau khi lên cầm quyền đã quyết định tập trung quyền lực vào tay mình bằng cách bãi bỏ chức Thừa tướng (đổi thành Đại học sĩ) và lập ra sáu bộ. Hoàng đế tăng cường thêm việc giám sát quan lại thông qua tổ chức Cấm y vệ, về sau thì quá tin dùng hoạn quan nên khủng hoảng triều đình nhà Mình liên tiếp xảy ra, sau khi Minh Thành Tổ qua đời ít lâu. Thời Minh, kinh tế phát triển mạnh với sự hưng khởi của nghề dệt lụa và làm gốm (lò Cảnh Đức có 3.000 lò sứ), hai thành phố quan trọng là Bắc Kinh và Nam Kinh luôn hơn 1 triệu dân. Nhà Mình cũng khuếch trương ảnh hưởng ra bên ngoài qua chuyến hải trình của thái giám Trịnh Hòa dưới thời vua Thành Tổ. Về đối ngoại, vừa Minh buộc Triều Tiên thần phục, nhiều lần đánh tàn quân Mông Cổ và xâm lược Đại Việt (1407 - 1427). Cuối thời Minh, khởi nghĩa nông dân của Lý Tự Thành bùng nổ đã lật đổ triều đại này. Tàn dư của triều Minh còn tiếp tục củng cố nhà Minh mạt: khởi nghĩa Trịnh Thành Công ở Đài Loan (1662 - 1681); sự kiện 3.000 người Minh theo chủ tướng Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên vào cư trú và được chúa Nguyễn cho phép khai phá vùng đất Nam Bộ của Việt Nam vào năm 1679
- Nhà Thanh do bộ tộc Mãn Châu (Đông Bắc Trung Quốc) thành lập, thủ lĩnh là Nurhaci (Nỗ Nhĩ Cáp Xích: 1616 - 1626); sau khi đánh bại khởi nghĩa nông dân và lật đổ triều Minh, vua Thanh là ấu đế Thuận Trị (1644 - 1661) chính thức lên ngôi. Vua Thanh thi hành chính sách mị dân bằng cách cho người Hán vào làm quan để hạn chế mâu thuẫn giữa người Hán và Mãn, nhưng không thành công. Mặc dù thế, nhà Thanh tăng cường mở rộng lãnh thổ và đến cuối thời Càn Long đế, lãnh thổ nhà Thanh là 13 triệu km2. Thời Càn Long, nhà vua bắt đầu thi hành "bế quan tỏa cảng", hạn chế giao thương với bên ngoài sau sự kiện sứ giả người Anh là George Macartney không chịu quỳ lạy Hoàng đế khi tiếp kiến (1793). Năm 1788 - 1789, nhà Thanh cho quân xâm lược Đại Việt, nhưng bị quân Tây Sơn đánh tan tác trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa. Sau khi quân Anh xâm lược trong "chiến tranh thuốc phiện", nhà Thành từng bước đầu hàng và đầu hàng toàn bộ trong Hiệp ước 1901. Năm 1911, nhà Thanh bị quân cách mạng lật đổ
 

Lạc Tử Lộ

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng bảy 2017
423
242
91
20
Hà Nội
THPT Phúc Thọ
6. Trung quốc thời Minh - Thanh
7. Phân tích tính dân chủ bộ máy nhà nước Aten
7. tính chất dân chủ của nhà nước cộng hoà dân chủ chủ nô Aten

Thành quả rõ nét nhất của nhà nước Aten chính là xây dựng được một nhà nước dân chủ chủ nô đầu tiên trong lịch sử nhân loại, là nhà nước đầu tiên khai sinh ra hình thức DÂN CHỦ TRỰC TIẾP, khai sinh ra hình thức chính thể Cộng hoà. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhà nước Aten có thể phát triển và đạt đến trình độ văn minh cao ở thời cổ đại là do nhà nước này đã liên tục có các cuộc cải cách rất toàn diện từ kinh tế, chính trị, đến văn hoá - xã hội.

1. Ngay từ cuộc cải cách của Xô lông, xu hướng chung của các cuộc cải cách là tước bỏ bớt đặc quyền kinh tế và quyền lợi chính trị của quí tộc; Trong 3 cuộc cải cách thì cải cách của Xô lông đã đưa ra bước đột phá về kinh tế, đây chính là nền móng cơ bản nhất để kinh tế công thương nghiệp phát triển, là cơ sở hạ tầng vững chắc, tạo điều kiện cho các cuộc cải cách về các lĩnh vực chính trị - xã hội của Clít-xten và Pêriclét sau này.

2. Việc phân chia đẳng cấp đã tạo điều kiện cho tầng lớp nông dân và thợ thủ công ngày càng đông đảo, không những thế nó còn tạo điều kiện để củng cố, nâng cao địa vị về kinh tế của quí tộc chủ nô mới, tạo điều kiện kích thích công thương nghiệp phát triển.

3. Thường dân cũng được tham gia vào sinh hoạt chính trị của nhà nước khi thoả mãn 3 điều kiện: là công dân tự do cha và mẹ đều là người Aten, nam giới và đủ 18 tuổi. Đây là một qui định đặc biệt tiến bộ đối với một nhà nước thời kỳ cổ đại.

4. Hội nghị công dân có thực quyền. Đặc biệt hội nghị công dân có nhiều quyền mà không một thiết chế nào trong bộ máy nhà nước có được đó là:

i. + Quyết định vấn đề chiến tranh, hoà bình;
ii. + Xây dựng hay thông qua các đạo luật.
iii. + Có quyền giám sát các cơ quan nhà nước khác;
iv. + Bầu các quan chức nhà nước, xét duyệt công việc quan trọng của Toà án, có quyền cung cấp lương thực cho thành phố, có thực quyền rất lớn.

5. Luật bỏ phiếu bằng vỏ sò để chống lại âm mưu thiết lập nền độc tài là một qui định khá đặc thù, mặc dù còn có hạn chế song phần nào đã khẳng định khát vọng dân chủ, không chỉ ở người dân mà ở cả những nhà cải cách, những người thuộc tầng lớp quí tộc chủ nô mới.

6. Sản phẩm của thể chế dân chủ ở Hy Lạp cổ đại nói chung và nhà nước CHDC chủ nô Aten nói riêng đã đưa Hy Lạp phát triển rực rỡ trở thành đỉnh cao của nền văn minh cổ đại trên nhiều phương diện như văn học (nhiều thể loại thần thoại, thơ ca ra đời); sử học (với những tên tuổi như Hêrôđốt, Tuxiđít); khoa học tự nhiên (với những tên tuổi như Talét, Pitago, Acsimét, ơclít…), Y học (Hyppôcrát). Triết học (Platông, Xôcrat, Arixtốt…);

7. Tuy nhiên tính chất dân chủ của nhà nước Aten cũng có nhiều hạn chế, trước hết ta thấy số lượng những người không được tham gia vào đời sống chính trị là nô lệ và kiều dân chiếm số lượng áp đảo so với số lượng dân tự do. (365.000 nô lệ và 45.000 kiều dân trên tổng số 90.000 dân tự do). Như vậy những người là lực lượng lao động chủ yếu trong xã hội không có quyền công dân. Hơn nữa trong số 90.000 dân tự do, có không quá 30% thoả mãn đầy đủ cả 3 yêu cầu: nam giới, 18 tuổi, cha mẹ là người Aten. Vì rất nhiều người già, phụ nữ và trẻ nhỏ hoặc nam giới 18 tuổi nhưng cha mẹ là kiều dân thì cũng không được tham gia vào đời sống chính trị. Con số cao nhất của Hội nghị công dân ước tính là khoảng 6000 người, lại tập trung ở thủ đô của Aten, do vậy không phải tất cả những người đủ điều kiện ở những nơi khác có thể tham gia.
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
tính chất của nhà nước dân chủ Athens thì mình thiết nghĩ không cần phải dài như thế, như vầy thôi:
1. Chính quyền: ở Athen chỉ có Đại hội công dân và Hội đồng 500. Đại hội công dân là cơ quan tối cao nhất (có nguồn gốc từ Hội đồng quý tộc thời kỳ Homer) để bầu cơ quan nhà nước và quyết định mọi công việc của quốc gia. Hội đồng 500 là cho phép người dân bầu ra các viên chức đứng đầu nhà nước; tại Hội đồng này thì người dân sẽ tập hợp ở quảng trường, nghe các vấn đề rồi bắt đầu tranh luận, cuối cùng là biểu quyết. Như vậy, Đại hội công dân có vai trò như một "quốc hội" và Hội đồng 500 như một "chính phủ". Khác với các chính phủ hiện tại, "chính phủ" ở Athens có 500 người và 500 người này có quyền như nhau, nhiệm kỳ của một người là 36 - 39 ngày (được phép tái cử) và không có ai phải "giúp việc" cho ai cả. Thời Solon, Tòa án nhân dân được thành lập, với 6.000 hội thẩm đoàn (được bầu hằng năm, công dân từ 30 tuổi trở lên mới được tham gia hội thẩm đoàn)
2. Xã hội thời Athens cổ đại thì thấy có các nhóm sau:
- Dân tự do (30.000 người) có tư cách và có đầy đủ quyền công dân. Theo đạo luật năm 451 TCN, nam giới Athens từ 18 tuổi trở lên và có cha mẹ là công dân Athens thì mới có quyền bầu cử.
- Kiều dân (15.000 người) không có quyền công dân
- Nô lệ (hơn 300.000 người) không có quyền gì cả
Hơn nữa, thời Solon xác định tư cách và quyền công dân dựa trên mức thu nhập hằng năm: người có thu nhập hằng năm là 500 medimne thóc (1 medimne thóc = 52,5 lít) thuộc đẳng cấp thứ nhất; người có thu nhập 300 medimne thóc là đẳng cấp thứ hai; người thu hoạch từ 200 medimne thóc trờ lên là đẳng cấp thứ ba - tức trùng nông; còn lại là bần nông. Đẳng cấp thứ nhất thì góp tiền xây dựng quân đội, tề thần; đẳng cấp thứ hai phục vụ trong kỵ binh; đẳng cấp thứ ba phục vụ trong bộ binh và tự túc về vũ khí, lương thực. Hai đẳng cấp đầu tiên được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi chính trị, được làm chấp chính quan; riêng đẳng cấp thứ ba sẽ cùng hai đẳng cấp đầu tiên được tham gia Hội đồng 500 (trước đó là Hội đồng 400). Đẳng cấp thứ tư chỉ được tham gia Đại hội nhân dân, bầu người quản lý công cộng nhưng không được ứng cử, phải làm lính thường và vũ trang sơ sài

Tài liệu:
1. Sách giáo khoa lịch sử 10 (cơ bản)
2. Lịch sử thế giới cổ đại của Chiêm Tế, Nxb Giáo dục 2001
 
Top Bottom