Sử 10 câu hỏi về Ấn Độ thời phong kiến

lam6121@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
9 Tháng mười 2018
22
2
6
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Những thành tựu nổi bật của văn hóa trung quốc phong kiến
2. Giống và khác giữa vương triều hồi giáo Đêli và Mô gôn
3. Trình bày những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông
4. Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại
5. Trình bày , nhận xét về những thành tựu văn hóa của Hi Lạp và Rô Ma
 

Bố ơi!!!

Học sinh
Thành viên
23 Tháng mười 2018
122
26
36
An Giang
THPT Ba Chúc
1. Những thành tựu nổi bật của văn hóa trung quốc phong kiến
2. Giống và khác giữa vương triều hồi giáo Đêli và Mô gôn
3. Trình bày những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông
4. Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại
5. Trình bày , nhận xét về những thành tựu văn hóa của Hi Lạp và Rô Ma
Giải
Câu 1:
a.Tư tưởng:
-Nho giáo: giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến.
-Phật giáo: thịnh hành nhất vào thời Đường.
b.Sử học:có bộ sử kí của Tư Mã Thiên.
c.Văn học:
-Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường.
-Tiểu thuyết phát triển mạnh dưới thời Minh, Thanh.
d.Khoa học:
-Toán học, Thiên văn học, Y dược đạt nhiều thành tựu về kĩ thuật, có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn. thuốc súng.
e.Kiến trúc:
-Vạn Lý Trường Thành, Cố cung Bắc Kinh.
Câu 2:
-Giống nhau:
+Đều là vương triều ngoại tộc.
+Đều chọn kinh đô ở Đêli.
+Đều bị suy yếu và sụp đổ do mâu thuẫn dân tộc và gai cấp.
-Khác nhau:
+Đêli: áp bức dân tộc, có sự phân biệt về sắc tộc và tôn giáo.
+Môn-gôn: thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo.
Câu 3:
a.Sự ra đời của lịch pháp và thiên văn học:
-Nguyên nhân: lịch pháp và thiên văn học ra đời sớm ở phương đông là do nhu caadu sản xuất nông nghiệp.
-Cách tính lịch: 1 năm có 360 ngày, chia thành 12 tháng.
b.Chữ viết:
-Nguyên nhân: o con người muốn ghi chép và lưu giữ những gì diễn ra.
-Ban đầu là chữ tượng hình về sau là chữ tượng ý tượng thanh.
c.Toán học:
-Nguyên nhân: do nhu cầu tính toán diện tính ruộng đất, tính toán trong xây dựng=> Toán học ra đời.
-Thành tựu: các công thức sơ đẳng về hình học, các bài toán đơn giản về số học, phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ.
-Tác dụng: phục vụ cuộc sống của con người và để lại những kinh nghiệm quý báu cho giai đoạn sau.
d.Kiếm trúc:
-Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà, Vạn Lyy Trường Thành ởTrung Quốc,...
Câu 4:
-Chế dộ nhà nước do vua đứng đầu có quyền lực tối cao và 1 bộ máy quan liêu giúp việc được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.
Câu 5:
a.Lich và chữ viết:
-Lịch: cư dân cổ đại phương Tây tính được 1 năm có 365 ngày và 1/4 giờ, 1 tháng có 30 hoặc 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
-Chữ viết: phát minh ra chữ cái A,B,C..., ban đầu có 20 chữ về sau thêm 6 chữ trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh.
-Ý nghĩa: là phát minh và cống hiến lớn của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.
b.Sự ra đời của khoa học:
-Sự ra đời của khoa học chủ yếu là các lĩnh vực toán, lí, sử, địa.
-Khoa học đến thời Hi-Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học.
c.Văn học:
-Chủ yếu là kịch(kèm theo hát).
-Giá trị của vở kịch: ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.
d.Nghệ thuật:
-Chủ yếu là tạc các tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao.
 

Dương Hà Bảo Ngọc

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng chín 2017
382
337
76
22
TP Hồ Chí Minh
Cheonan Girls' High School
Giải
câu 1
* Về tư tưởng:
- Nho giáo: Giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến.
- Phật giáo: Thịnh hành nhất là vào thời Đường. Phật giáo cũng được tôn sùng, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và cử các nhà sư đi tìm hiểu về đạo Phật tại Ấn Độ.
* Lịch sử: Sử học bắt đầu từ thời Tây Hán trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước (Sử quán) được thành lập.
* Văn học:
- Là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của nền văn hóa Trung Quốc dưới thời phong kiến.
- Có nhiều thể loại như: Thơ, tiểu thuyết,…
- Với nhiều tên tuổi, tác phẩm nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…
* Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Y dược,… cũng đạt nhiều thành tựu:
- Cửu chương toán thuật nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau.
- Phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi,...
- Có nhiều thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là Hoa Đà (thời Hán), người đầu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.
Về kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới.
* Về nghệ thuật, kiến trúc: Có nhiều công trình đặc sắc: Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động,... còn được lưu giữ đến ngày nay.

nguồn: hoc24

câu 2
*giống nhau: cả 2 vương triều đều bị nước ngoài đếm xâm lược
*khác nhau:
- Vương triều hồi giáo Đê li lại bị quân Thổ Nhĩ Kì đến xâm lược chúng ra sức bóc lột, vơ vét, đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn dân tộc gay gắt.
- Vương triều Ấn độ Môn gôn bị Mông Cổ xâm lược đưa ra chính sách về phát triển kinh tế, văn hóa

câu 3
Những thành tựu văn hóa của các quốc gia phương Đông cổ đại:
+ Chữ viết: Xuất hiện sớm ở Lưỡng Hà , Ai Cập (3500 năm TCN) Trung Quốc (2000 năm TCN).
+ Chữ số: Người Ấn Độ đã phát minh ra các chữ số trong đó có cả số 0.
+ Toán học: Nghĩ ra phép đếm đến 10 và rất giỏi về hình học, họ đã tính được số Pi bằng 3.1416
+ Những công trình kiến trúc : Kim tự tháp ở Ai Cập, Lưỡng Hà có thành Ba – bi – lon với cổng đền I – sơ – ta.

câu 4
- Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta phải liên kết với nhau để khai phá đất đai làm thủy lợi. Một số công xã hợp với nhau lại hình thành tiểu quốc, đứng đầu gọi là vua. Mọi quyền hành tập trung vào tay vua tạo nên chế độ quân chủ chuyên chế.
- Vua là người tối cao nắm cả vương quyền và thần quyền. Ở Ai Cập vua được gọi là Pha-ra-ôn, ở Lưỡng Hà là En-xi, ở Trung Quốc là Thiên tử.
- Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai Cập) hoặc Thừa tướng (Trung Quốc).

câu 5
Người Hi Lạp và Rô ma đã có những thành tựu văn hóa như:
- Họ sáng tạo ra dương lịch dựa trên quy luật Trái đất quay quanh Mặt Trời
- Họ sáng tạo ra hệ chữ cái a, b , c mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng
- Đạt được nhiều thành tựu trong toán học, thiên văn học, hình học, vật lí, triết học, sử học,địa lí và những nhà khoa học nổi tiếng
- Văn học phát triển mạnh mẽ rực rỡ với những bộ sử thi nổi tiếng như:
+ Ô- đi-xê ; I-li-at của Hô-mê
Họ sang tạo ra những công trình kiến trúc độc đáo như:
+ Đền Pác-tê-nông ở A-ten
+ đấu trường Cô-li-đê ở Roma
+ tượng lực sĩ ném đá
+ tượng thần vệ nữ ở mi-lô
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: nhi1234
Top Bottom