Sử 11 Cuộc duy tân Minh Trị

Tongyhansanh120

Học sinh mới
Thành viên
14 Tháng chín 2018
4
0
1
21
An Giang
THPT Nguyễn Hiền
Last edited:

Phạm Hà Mi

Học sinh
Thành viên
12 Tháng chín 2018
70
64
21
27
Hà Nội
sư phạm hà nội
Theo mình, yếu tốc quan trọng nhất của cuộc duy tân Minh Trị là quyền lực tuyệt đối của Thiên hoàng. Vì:
- Người tiến hành cải cách Minh Trị nắm trong tay quyền lực tuyệt đối và là người có tư tưởng Duy tân tiến bộ.
- Được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp Samurai.
- Trước khi tiến hành cải cách, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nhật Bản đã tương đối phát triển.
Giáo dục- văn hóa được đề cao, vì: giúp cho sự định hướng xã hội theo kiểu cách tân khi tính đến truyền thống, sử dụng truyền thống như là tiền đề cho hiện đại hoá; giúp cho quá trình nắm bắt, sử dụng các thành tựu khoa học một cách có hiệu quả khi hợp thức hoá định hướng xã hội dựa trên các giá trị truyền thống
Thứ nhất, giáo dục tiếp tục tạo dựng con đường dẫn tới cái tinh hoa.
Thứ hai, giáo dục được sử dụng một cách thận trọng để hỗ trợ cho hàng loạt chính sách của các nhà lãnh đạo Nhật Bản.
Đặc biệt giáo dục cuối thời kỳ Tokugawa và đầu Minh Trị được đánh dấu bởi một loạt đổi mới, như dịch tài liệu nước ngoài, gửi sinh viên đi học nước ngoài, thuê người làm công là người nước ngoài...
 
  • Like
Reactions: Tiến Phùng

1519132

Học sinh mới
Thành viên
22 Tháng mười một 2018
27
13
6
26
Kiên Giang
Đại Học KHTN
Vì sao yếu tố văn hóa - giáo dục là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc duy tân Minh Trị cải cách đất nước?
Giúp mình với mai mình kiểm tra rồi ạ

Mình nghĩ 1 và 5 là yếu tố quan trọng nhất . Chứ mình không nghĩ văn háo và giáo dục là yếu tố quan trọng nhất đâu

Thứ 1 cũng là điều tối quan trọng nhất : Muốn có đổi mới , duy tân thì phải có cách mạng nổ ra , cuộc cách mạng nào nào đó ở những năm nào nào đó=> phải đổi mới để phù hợp thời đại . <<< tầm nhìn của thiên hoàng ( con người không có tầm nhìn rộng thì không bao giờ ngồi vững được vị trí cao )


Thứ 2, muốn tồn tại thì phải thay đổi , không quốc gia nào tồn tại mà không có sự thay đổi , nếu không thay đổi là tận diệt . Cái thứ 2 có thể gọi là thời đại , bạn không kịp thời đại thì bị đào thải , như 4.0 hiện này .

Thử 3 , là lúc đó nước nhật lâm vào thời kì phải thay đổi hoặc là bị xâm lược . Điển hình là nước mỹ kế bên ( coi địa lý ) .

Thứ 4 , Nước nhật lúc này còn nghèo , chiến tranh đem lại lợi ích to lớn cho nhật .

Thứ 5 , Điều này cũng quan trọng không kém , đó là lúc này nhật hoàng vừa lên ngôi chưa đủ dài . Muốn tạo lòng tìn với dân chúng , với quần thần , củng cố niềm tin vào thiên hoàng minh trị thì phải có cái để lập công để ngồi vững ngai vàng <<< quan trọng nhất mà ít thầy cô nào nói đến . ( Ví lúc này thiên hoàng chưa hoàn toàn nắm vững được quân đội , phe phái , bên ngoài có thể xâm lược, lòng dân chưa an )
 
Last edited:

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Tại vì nước Nhật ý thức được con người là vốn quý, là cái quý giá nhất và là cái để phát triển đất nước. Người tinh khôn đã có óc sáng tạo từ 4 vạn năm về trước (xem sách lịch sử 10, bài 1) nên đã biết làm được mọi thứ, tạo ra nhiều sản phẩm. Con người còn biết cải tiến, sáng tạo để làm cho công cụ lao động ngày càng đẹp, nhiều loại để làm được nhiều nghề nghiệp khác nhau, mẫu mã rất đẹp và cầu kỳ trang nhã. Tận dụng óc sáng tạo là một loại "tài sản" quý nhất của con người; hơn nữa con người ở Nhật lúc đó dễ tiếp nhận cái mới và luồng tư tưởng mới (người ta rất hay lắng nghe và thích cái gì đó mới mẻ và mang tính đột phá, cách mạng lớn - nhất là người ở tuổi còn trẻ thì dễ tiếp nhận cái mới hơn). Chính phủ Nhật đứng đầu là Thiên hoàng đã nắm biết được điều đó, dùng giáo dục như là biện pháp để truyền bá tư tưởng mới (tư tưởng phương Tây tiến bộ) vào sâu trong nhân dân. Tư tưởng của chính quyền mới đồng nhất với suy nghĩ của người dân, nên người dân đi theo và nhanh chóng ủng hộ chính quyền mới, ủng hộ duy tân Minh Trị

Ở phương Đông thời phong kiến, người dân coi Hoàng đế (Thiên hoàng) là hiện thân, đại diện của quốc gia - vừa chính là quốc gia và quốc gia chính là vừa. Nhà vua nói gì thì phải nghe theo, lời nói của vua là pháp lệnh buộc quần thần và nhân dân phải tuân phục. Riêng ở Nhật Bản thì lại là một hoàn cảnh khác: Thiên hoàng Nhật chưa bao giờ nắm được toàn quyền như các Hoàng đế phương Đông khác, nói chung là không có nhiều quyền lực. Chính quyền của nhà vua yếu ớt ngay từ khi thành lập chế độ phong kiến vào thế kỷ VII, toàn bộ quyền hầu như là các dòng họ quý tộc nắm giữ (họ Soga, họ Mononobe, họ Fujiwara, họ Taira, họ Minamoto, họ Tokugawa....) và cả những vợ của nhà vua. Đặc biệt hơn, sự hình thành tầng lớp quý tộc võ sĩ (Samurai) vào thời Mạc phủ (1192 - 1867) đã củng cố vững chắc quyền lực của quan võ (kéo dài đến hết Thế chiến II thì kết thúc), Thiên hoàng mất quyền lực và chỉ còn là cái bóng mờ trong cung cấm. Việc Thiên hoàng Minh Trị lên nắm quyền đã chấm dứt thời kỳ thống trị của Mạc phủ do các Shogun nắm giữ. Nhưng vì được các võ quan đưa mình lên cầm quyền nên Thiên hoàng có lẽ là "nhờ ơn" của võ quan nên dựa vào họ để củng cố chính quyền chứ không có hành động chống đối bọn võ quan lợi hại này (chúng ta nhắc lại sự kiện năm 1221, Thiên hoàng Go-Toba khởi binh chống lại Tướng quân bị thất bại, ông cùng hai con trai bị Tướng quân Mạc phủ bắt đi đày; sự kiện trung hưng quyền lực của Thiên hoàng Go-Daigo năm 1339 cũng bị Shogun là Ashikaga khống chế và cắt giảm quyền lực). Sự nhân nhượng của Thiên hoàng vô tình làm bọn quan võ (các samurai) này được thế lấn lướt tới, lấn át quyền lực của Thiên hoàng. Chúng ta nói đây là "duy tân Minh Trị" nhưng thực chất là cuộc chuyển giao nhẹ nhàng quyền lực về triều đình Tokyo, với những đại diện là các samurai kinh doanh theo lối tư sản hóa. Chính bọn này ngoài mặt thì làm kinh tế cho đất nước hùng hậu lên, nhưng bên trong là thao túng mạnh hơn quyền lực Thiên hoàng nhằm lấy hết quyền lực về mình. Tiến hành chiến tranh là một biện pháp duy nhất để giúp Nhật thoát nghèo, hơn nữa giúp chứng tỏ quyền lực vô hạn độ của bọn quan võ (samurai)
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Ruka93 and hip2608
Top Bottom