Sử 11 Châu Phi ( Cuối XIX - Đầu XX)

Neko Chan

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng ba 2017
97
42
106
21
Hà Nội
Anime
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vì sao hai nước Ê-ti-ô-pi-a và Li-bê-ri-a vẫn giữ được nền độc lập trước sự xâm lược của thực dân phương Tây ở cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX ?
****
mk đang cần gấp giúp mk vs!! :(:(


hic!! ai đó giúp mk vs!! TT
@Phạm Hà Mi
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Đình Hải

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
- Ethiopia thời phong kiến đã hai lần đánh bại quân Italia xâm lược vào nửa cuối thế kỷ XIX - đỉnh cao là trận Adua năm 1896 diệt khoảng 3.000 quân địch của quân kháng chiến Ethiopia do vua Menelik II đứng đầu. Sau đó, vua Ethiopia thực hiện sách lược "cây tre" tương tự như Thái Lan, có nhượng bộ chút quyền lợi với các đế quốc Anh, Pháp, Italia đầu thế kỷ XX (thời vua Zauditu và nhiếp chính Makonnen) nên giữ được nền độc lập. Nửa đầu thế kỷ XX, Ethiopia giữ chính sách trung lập và hòa bình.. kéo dài đến khi bị quân Italia xâm lược lần thứ ba vào năm 1935
- Liberia là vùng đất đó người Mĩ lập ra vào khoảng năm 1823 như là khu định cư của người Âu đầu tiên trên đất Phi châu. Thủ đô Monrovia lấy theo tên của Tổng thống Mỹ lúc đó là James Monroe. Có lẽ được sự bảo hộ của đế quốc Mỹ, Liberia ít nhiều có nền độc lập tương đối. Dân cư chủ yếu là người da đen và một bộ phận người da trắng
 

Phạm Hà Mi

Học sinh
Thành viên
12 Tháng chín 2018
70
64
21
27
Hà Nội
sư phạm hà nội
Vào thế kỉ XIX đến trước khi CTTG I bùng nổ, về cơ bản Châu Phi đã bị các nước đế quốc Phương Tây chia nhau. Chỉ có 2 nước giữ được độc lập là Ethiopia và Libya.
- Khi người Ý đặt chân đến Ethiopia đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của người dân nơi đây, vua Menelik đã trực tiếp lãnh đạo cuộc chiến bảo vệ độc lập Ethiopia. Lòng đoàn kết của nhân dân được thể hiện hơn bao giờ hết khi Đức Vua yêu cầu 100.000 quân từ các quý tộc ( phá vỡ mọi rào cản dân tộc để chống quân xâm lược). Đoàn quân khổng lồ này giành thắng lợi tuyệt đối khi đối đầu với 15.000 quân Ý năm 1896 (quân Ethiopia thiệt hại hơn 7000 người trong khi con số của Ý là 4000 người). Chiến thắng tuyệt đối này đã làm các nước đế quốc phải dè chừng và bảo vệ được đất nước. Các đời vua tiếp theo thi hành chính sách ngoại giao hòa hoãn, nhượng bộ với phương Tây. Nền độc lập kéo dài 40 năm cho đến khi CTTG I bùng nổ, quân Italia tấn công Ai Cập, Ethiopia...
- Liberia được thành lập năm 1822 vốn là nơi định cư cho nô lệ được giải phóng từ Mỹ được hồi hương về châu Phi. Năm 1847 Liberia trở thành quốc gia độc lập ( dưới sự bảo trợ của Mỹ) nên ko bị các nước đế quốc Phương Tây xâm chiếm
 
  • Like
Reactions: Đình Hải

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Mình nói thêm đôi chút: trước âm mưu xâm lăng của các đế quốc phương Tây, chủ yếu là đế quốc Anh và sau đó là Italia (Italia thống nhất năm 1870 bởi thủ tướng Cavour và vua nhà Savoie là Victor Emmanuel II) thì nhà vua Ethiopia là Tewodros II (1855 - 1868) tiến hành canh tân đất nước để Ethiopia hùng mạnh lên, đủ sức đẩy lùi ngoại bang. Chính sách ngoại giao của Tewodros II tương tự như chính sách của vua Xiêm La là Rama IV - Rama V. Ngoại giao "cây tre" được khởi xướng ban đầu thời Tewodros II đã nhượng bộ một phần quyền lợi của đất nước cho bọn đế quốc để đổi lấy nền hòa bình. Chiến lược ngoại giao với âm mưu xâm lấn của nước Anh vào thập niên 60 của TK XIX khi tên đế quốc này đang xâm chiếm Ai Cập và Soudan khá mềm dẻo, làm tiền đề và khuôn mẫu cho các vua kế tiếp kế thừa. Bạn đọc thêm ở giáo trình lịch sử thế giới cận đại sẽ rõ hơn một số thông tin đã viết trên đây
 
Last edited:

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Bạn có thể đọc thêm tư liệu sau đây:

Khi sự thuộc địa hóa châu Phi của những người Âu châu bắt đầu trong thế kỷ thứ mười chín, Ethiopia đã là một vương quốc độc lập dưới thời Ras (Công tước) Kassa, người đã được phong làm Hoàng đế Tewodros II trong năm 1855. Tewodros đã bắt đầu một công cuộc hiện đại hóa nhà nước, tạo ra bộ máy hành chính quan liêu và tư pháp tập trung hơn, và một quân đội có khả năng kiểm soát đất nước và có lẽ chiến đấu chống những người Âu châu. Ông đã đặt ra các thống đốc quân sự, chịu trách nhiệm thu thuế và chuyển cho ông, phụ trách tất cả các tỉnh. Các cuộc thương thuyết của ông với các cường quốc Âu châu đã khó khăn, và trong lúc điên tiết ông đã tống giam lãnh sự Anh. Trong năm 1868 những người Anh đã cử một lực lượng viễn chinh, mà đã cướp phá thủ đô của ông. Tewodros đã tự vẫn.
Dẫu sao, chính phủ được xây dựng lại của Tewodros đã xoay xở để có được một trong những thắng lợi lớn chống thực dân của thế kỷ thứ mười chín, chống lại những người Italy. Trong năm 1889 ngai vàng được chuyển cho Menelik II, người ngay lập tức phải đối mặt với sự quan tâm của Italy để lập một thuộc địa ở đó. Năm 1885 thủ tướng Đức Bismarck đã triệu tập một hội nghị tại Berlin nơi các cường quốc Âu châu đã ngấm ngầm dự tính “Tranh giành châu Phi” – tức là, họ đã quyết định chia châu Phi như thế nào thành các lĩnh vực lợi ích khác nhau. Tại hội nghị đó Italy đã đạt được các quyền của mình đối với các thuộc địa ở Eritrea, dọc bờ biển Ethiopia và Somalia. Ethiopia, mặc dù đã không được đại diện tại hội nghị, bằng cách nào đó đã tìm được cách để sống sót nguyên vẹn. Nhưng những người Italy vẫn giữ các ý đồ, và trong năm 1896 họ tiến quân về phía nam từ Eritrea. Sự đáp trả của Menelik đã giống như sự đáp trả của một nhà vua Âu châu thời trung cổ; đông đã lập ra một quân đội bằng cách sai các quý tộc gọi những người được vũ trang của họ nhập ngũ. Cách tiếp cận này đã không thể đưa một quân đội ra chiến trường trong thời gian dài, nhưng đã có thể huy động một đội quân khổng lồ lại với nhau trong thời gian ngắn. Thời gian ngắn này đã vừa đủ để đánh bại những người Italy, mà mười lăm ngàn quân của họ bị áp đảo tràn ngập bởi một trăm ngàn quân của Menelik trong Trận Adowa năm 1896. Đó đã là thất bại quân sự nghiêm trọng nhất mà một nước tiền thuộc địa Phi châu đã có thể giáng xuống một cường quốc Âu châu, và đã giữ được sự độc lập của Ethiopia thêm bốn mươi năm nữa.
Hoàng đế cuối cùng của Ethiopia, Ras Tafari, được phong làm hoàng đế Haile Selassie trong năm 1930. Haile Selassie đã cai trị cho đến khi ông bị lật đổ bởi cuộc xâm chiếm lần thứ hai của Italy, mà bắt đầu năm 1935, nhưng ông đã quay trở lại từ chốn lưu đày với sự giúp đỡ của người Anh trong năm 1941. Sau đó ông đã cai trị cho đến khi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 1974 bởi Derg, “Ủy ban”, một nhóm Marxist là các sĩ quan quân đội, những người sau đó đã tiếp tục bần cùng hóa và tàn phá đất nước. Các thể chế kinh tế khai thác cơ bản của đế chế Ethiopia chuyên chế, như gult (trang 178), và chủ nghĩa phong kiến được tạo ra sau sự suy tàn của Aksum, đã kéo dài cho đến khi chúng bị xóa bỏ sau cách mạng 1974.
Ngày nay Ethiopia là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Thu nhập của một người Ethiopia trung bình bằng khoảng một phần bốn mươi thu nhập của một công dân Anh trung bình. Hầu hết người dân sống ở nông thôn và thực hành nền nông nghiệp đủ sống qua ngày. Họ thiếu nước sạch, điện, và sự tiếp cận đến trường học hay chăm sóc sức khỏe thích hợp. Ước tính tuổi thọ là khoảng năm mươi lăm tuổi và chỉ một phần ba người lớn biết đọc biết viết. Một sự so sánh giữa Anh và Ethiopia bao quát sự bất bình đẳng thế giới. Lý do Ethiopia ở nơi nó ở ngày nay là, không giống ở nước Anh, ở Ethiopia chính thể chuyên chế đã tồn tại dai dẳng cho đến gần đây. Với chính thể chuyên chế, các thể chế kinh tế khai thác và sự nghèo khó đến với quần chúng nhân dân Ethiopia, mặc dù tất nhiên các hoàng đế và giới quý tộc đã hưởng lợi khổng lồ. Nhưng hệ lụy lâu dài nhất của chính thể chuyên chế đã là, xã hội Ethiopia đã không tận dụng được những cơ hội công nghiệp hóa trong thế kỷ thứ mười chín và đầu thế kỷ thứ hai mươi, và đấy là nguyên nhân chính của sự nghèo xác nghèo xơ của các công dân của nó hôm nay"
 
Last edited by a moderator:

Phạm Hà Mi

Học sinh
Thành viên
12 Tháng chín 2018
70
64
21
27
Hà Nội
sư phạm hà nội
Mình nói thêm đôi chút: trước âm mưu xâm lăng của các đế quốc phương Tây, chủ yếu là đế quốc Anh và sau đó là Italia (Italia thống nhất năm 1870 bởi thủ tướng Cavour và vua nhà Savoie là Victor Emmanuel II) thì nhà vua Italia là Tewodros II (1855 - 1868) tiến hành canh tân đất nước để Ethiopia hùng mạnh lên, đủ sức đẩy lùi ngoại bang. Chính sách ngoại giao của Tewodros II tương tự như chính sách của vua Xiêm La là Rama IV - Rama V. Ngoại giao "cây tre" được khởi xướng ban đầu thời Tewodros II đã nhượng bộ một phần quyền lợi của đất nước cho bọn đế quốc để đổi lấy nền hòa bình. Chiến lược ngoại giao với âm mưu xâm lấn của nước Anh vào thập niên 60 của TK XIX khi tên đế quốc này đang xâm chiếm Ai Cập và Soudan khá mềm dẻo, làm tiền đề và khuôn mẫu cho các vua kế tiếp kế thừa. Bạn đọc thêm ở giáo trình lịch sử thế giới cận đại sẽ rõ hơn một số thông tin đã viết trên đây
mình hiểu ý bạn, nhưng mình cho là trả lời câu hỏi trên lớp học chỉ thế này là vừa rồi :">
 

Phạm Hà Mi

Học sinh
Thành viên
12 Tháng chín 2018
70
64
21
27
Hà Nội
sư phạm hà nội
o.0 trang này hay quá, cảm ơn bạn giới thiệu nhé.
Phần mình trả lời là đọc các trang nước ngoài nên tóm tắt chữ đực chữ cái thui, ko rộng như trang vanhoanghean
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
mình hiểu ý bạn, nhưng mình cho là trả lời câu hỏi trên lớp học chỉ thế này là vừa rồi :">
mình đồng tình với ý kiến của bạn, sống khi trình bày vấn đề này phải nói rõ nguồn gốc (cội nguồn) dẫn đến sự kiện đó cho mọi người hiểu. Học là phải đặt câu hỏi, phải suy luận để tìm đáp án chứ không ai ngồi không mà cho những đáp án như thế này
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
o.0 trang này hay quá, cảm ơn bạn giới thiệu nhé.
Phần mình trả lời là đọc các trang nước ngoài nên tóm tắt chữ đực chữ cái thui, ko rộng như trang vanhoanghean

Chào bạn, trang nước ngoài mà bạn đọc là từ wikipedia tiếng Anh (bạn có thể dịch lại từ tiếng Ethiopia nếu rõ hơn), mình đọc rồi nhé. Nhưng phần lớn wiki này mang tính tham khảo vì độ chính xác của nó như thế nào phải tùy thuộc vào suy nghĩ của mọi người thôi
 
Top Bottom