Sử 10 Học thuyết tam dân của Tôn Trung Sơn

hungctcsx12

Học sinh
Thành viên
18 Tháng chín 2018
346
75
36
20
Hà Tĩnh
thcs sơn hà
1. Chỉ ra điểm tích cực và điểm tiêu cực của Học thuyết tam dân của Tôn Trung Sơn ?
Tôn Văn cố dung hòa các tư tưởng quốc gia, dân chủ và xã hội để xướng ra chủ nghĩa Tam Dân.

Chủ nghĩa nầy gồm có ba phần là Dân Tộc, Dân Quyền và Dân Sinh.
1 - Trong thuyết dân tộc:

Tôn Văn bảo rằng dân Trung Hoa đông đảo nhứt lại có một nền văn minh tối cổ, đáng lẽ phải là dân tộc hùng cường nhứt trên thế giới, nhưng trên thực tế, Trung Hoa đã bị các dân tộc khác uy hiếp và lăng nhục. Điều nầy sở dĩ xảy ra là vì người Trung Hoa chỉ có tinh thần gia tộc và tinh thần thế giới mà thiếu hẳn tinh thần dân tộc. Nếu tinh thần nầy còn kéo dài Trung Hoa có thể diệt vong. Vậy người Trung Hoa phải đoàn kết nhau lại thành dân tộc tranh đấu với người ngoại quốc để bảo vệ quyền lợi mình, và khi được hùng cường rồi sẽ giúp cho các dân tộc nhược tiểu khác trên thế giới.

2 - Trong thuyết dân quyền:

Tôn Văn chống hẳn các chế độ độc tài dùng cường quyền thống trị dân chúng, nhưng đồng thời ông cũng không tán thành chủ trương tự do cá nhân và bình đẳng của chủ nghiã Dân Chủ mà ông cho là không thích hợp với tình thế Trung Hoa. Oâng cho rằng nước Trung Hoa yếu vì người Trung Hoa đã quá tự do và bình đẳng. Oâng hô hào người Trung Hoa nên hy sinh sự tự do và bình đẳng cá nhân của mình để tranh đấu cho Tổ Quốc mình được tự do và bình đẳng với những quốc gia hùng cường.

3 - Trong thuyết dân sinh:

Tôn Văn cố giải quyết các vấn đề xã hội. Oâng chống lại chế độ tư bản nhưng cũng không tán thành chủ trương giai cấp đấu tranh của chủ nghĩa Cộng Sản mặc dầu ông cho rằng Chủ nghiã Dân Sinh cũng giống như chủ nghĩa Cộng Sản. Oâng công nhận quyền tư hữu, song hạn chế bớt nó để nó không uy hiếp được quần chúng. Để cải cách dân sinh ông chủ trương tiết chế tư bản và bình quân địa quyền để mọi người đều có thể đủ cơm ăn, áo mặc, nhà ở, đường đi.

Chủ nghĩa Tam Dân có tánh cách chiết trung rõ rệt. Nó cố dung hòa những chủ trương Quốc Gia (Dân Tộc), Dân Chủ (Dân Quyền), và Dân Sinh (Xã Hội), cố sửa chữa những chủ trương ấy cho thích hợp với tình thế Trung Hoa. Xét về mặt lý thuyết, chủ nghĩa Tam Dân đã thâu nạp được hết các lý tưởng tốt đẹp của các học thuyết đã ra đời từ thế kỷ thứ 17. Nhưng Tôn Văn đã đặt nặng vào chủ trương Dân Tộc và gián tiếp phủ nhận sự tự do cá nhân và nhứt là chủ nghĩa Tam Dân chứa nhiều lý luận mâu thuẩn nhau để sau nầy Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông đều cho rằng mình là đồ đệ chính thống của Tôn Văn.
 
  • Like
Reactions: CuongGrove
Top Bottom