Vật lí 9 Bài toán tính độ cao ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.

Status
Không mở trả lời sau này.

Sơn Nguyên 05

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng hai 2018
4,478
4,360
596
Hà Tĩnh
MT
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong quá trình hỗ trợ bài tập cho các bạn, mình thấy bài toán tính độ cao ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính gây khó khăn cho nhiều bạn vì trong chương trình THCS các bạn không được sử dụng công thức thấu kính (Trừ các bài tập BD học sinh giỏi). Topic này mình sẽ hỗ trợ cho các bạn cách chứng minh các công thức này.
I. Một số kiến thức liên quan

1. Một vật đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính thì cho ảnh cũng vuông góc với trục chính của thấu kính.
2. Cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính:
a. Đối với thấu kính hội tụ:
Vẽ hai trong số ba tia đặc biệt xuất phát từ đỉnh của vật đi qua thấu kính, các tia ló này cắt nhâu hoặc có đường kéo dài cắt nhau tại một điểm, từ điểm đó hạ vuông góc với trục chính ta có ảnh của vật các tia sáng đặc biệt qua TKHT gồm:
- Tia đi qua quang tâm thì tiếp tục đi thẳng;
- Tia song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm;
- Tia đi qua tiêu điểm cho tia ló song song với trục chính.
b. Đối với thấu kính phân kỳ:
Vẽ hai tia sáng đặc biệt đi từ đỉnh của vật qua thấu kính, các tia ló có đường kéo dài cắt nhau tại một điểm, từ điểm này hạ vuông góc với trục chính ta có ảnh của vật tạo bởi thấu kính. Hai tia sáng đặc biệt đó là:
- Tia đi qua quang tâm thì tiếp tục đi thẳng;
- Tia song song với trục chính cho tia ló loe rộng ra và có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
3. Tính chất ảnh của một vật tạo bởi các thấu kính:
a. Đối với thấu kính hội tụ:
- Nếu d < f: cho ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
- Nếu f < d < 2f: Cho ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật.
- Nếu d > 2f: Cho ảnh thật, cùng chiều và nhỏ thua vật.
b. Đối với thấu kính phân kỳ:Luôn cho ảnh ảo, cùng chiều nhỏ thua vật và nằm trong khoảng tiêu cự.
II. Bài toán xác định độ cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính:
Dựa vào tính chất ảnh của vật tạo bởi các thấu kính, bài toán này chia làm 3 trường hợp sau:
a. Trường hợp 1: Ảnh của vật tạo bởi TKHT và là ảnh thật:
Giả sử một vật sáng AB = h có dạng một mũi tên đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một TKHT, A nằm trên trục chính và A cách quang tâm thấu kính một khoảng AO = d, thấu kính có tiêu cự f (với d > f). Bằng kiến thức hình học, xác định độ cao h’ = A’B’ của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính d’ = A’O.
Phân tích: Vì thấu kính là thấu kính hội tụ và d > f nên ta có hình vẽ sau:
upload_2018-8-6_20-49-40.png
Kí hiệu các điểm như hình vẽ.
Ta có: [tex]\Delta[/tex] A’B’O [tex]\Delta[/tex]ABO (g. g) suy ra: [tex]\frac{A'B'}{AB} = \frac{A'O}{AO}[/tex] (1)
Và:
clip_image003.gif
[tex]\Delta[/tex]A’B’F [tex]\Delta[/tex]OIF (g. g) suy ra: [tex]\frac{A'B'}{OI} = \frac{A'F'}{OF}[/tex] (2)
Vì BI // AO nên AB = OI (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra: [tex]\frac{A'B'}{AB} = \frac{A'B'}{OI}[/tex] nên [tex]\frac{A'O}{AO} = \frac{A'F}{OF}[/tex] (4)
Mặt khác: A’F = A’O - OF (5)
Thay (5) vào (4) ta được: [tex]\frac{A'O}{AO} = \frac{A'O - OF}{OF}[/tex] hay = [tex]\frac{A'O}{AO} = \frac{A'F}{OF} - 1[/tex] (6)
Chia cả hai vế của (6) cho A’O ta được: [tex]\frac{1}{AO} = \frac{1}{OF} - \frac{1}{A'O}[/tex]
Hay: [tex]\frac{1}{A'O} = \frac{1}{OF} - \frac{1}{AO}[/tex] hay [tex]\frac{1}{d'} = \frac{1}{f} - \frac{1}{d}[/tex] (7)
Từ (1) ta có: A’B’ = [tex]\frac{A'O.AB}{AO}[/tex] hay h’ = [tex]\frac{d'.h}{d}[/tex]. Thay d’ từ (7) vào ta tính được h’
b. Trường hợp 2: Ảnh của vật tạo bởi TKHT và là ảnh ảo:
Giả sử một vật sáng AB = h có dạng một mũi tên đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một TKHT, A nằm trên trục chính và A cách quang tâm thấu kính một khoảng AO = d, thấu kính có tiêu cự f (với d < f). Bằng kiến thức hình học, xác định độ cao h’ = A’B’ của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính d’ = A’O.
Phân tích: Vì thấu kính là thấu kính hội tụ và d < f nên ta có hình vẽ sau:
upload_2018-8-6_21-2-5.png

Ký hiệu các điểm như hình vẽ:
Ta có: [tex]\Delta[/tex]A’B’O [tex]\Delta[/tex]ABO (g. g) suy ra [tex]\frac{A'B'}{AB} = \frac{A'O}{AO}[/tex] (1)
Và:
clip_image003.gif
[tex]\Delta[/tex]A’B’F [tex]\Delta[/tex]OIF (g. g) suy ra [tex]\frac{A'B'}{OI} = \frac{A'F}{OF}[/tex] (2)
Vì BI // AO nên AB = OI (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra: [tex]\frac{A'O}{AO} = \frac{A'F}{OF}[/tex] (4)
Mà A’F = A’O + OF (5)
Thay vào (4) ta được: [tex]\frac{A'O}{AO} = \frac{A'O + OF}{OF}[/tex] hay: [tex]\frac{A'O}{AO} = \frac{A'O}{OF}[/tex] + 1 (6).
Chia cả hai vế của (6) cho A’O ta được:
[tex]\frac{1}{AO} = \frac{1}{OF} + \frac{1}{A'O}[/tex] suy ra: [tex]\frac{1}{d} = \frac{1}{f} + \frac{1}{d'}[/tex]hay: [tex]\frac{1}{d'} = \frac{1}{d} + \frac{1}{f}[/tex](7)
Từ (1) ta có: A’B’ = [tex]\frac{A'O.AB}{AO}[/tex] hay h’ = [tex]\frac{d'.h}{d}[/tex]. Thay d’ từ (7) vào ta tính được h’
c. Trường hợp 3: Ảnh của vật tạo bởi TKPK và là ảnh ảo:
Giả sử một vật sáng AB = h có dạng một mũi tên đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một TKPK, A nằm trên trục chính và A cách quang tâm thấu kính một khoảng AO = d, thấu kính có tiêu cự f. Bằng kiến thức hình học, xác định độ cao h’ = A’B’ của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính d’ = A’O.
Phân tích: Vì thấu kính là thấu kính phân kỳ nên ta có hình vẽ sau:
upload_2018-8-6_21-13-12.png

Ký hiệu các điểm như hình vẽ:
Ta có: [tex]\Delta[/tex]A’B’O [tex]\Delta[/tex]ABO (g. g) suy ra = [tex]\frac{A'B'}{AB} = \frac{A'O}{AO}[/tex] (1)
Và: [tex]\Delta[/tex]A’B’F [tex]\Delta[/tex]OIF’ (g. g) suy ra [tex]\frac{A'B'}{OI} = \frac{A'F'}{OF'}[/tex] (2)
Vì BI // AO nên AB = OI (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra: [tex]\frac{A'O}{AO} = \frac{A'F'}{OF'}[/tex] (4)
Mặt khác: A’F’ = OF’ - A’O (5)
Thay vào 4 ta được: [tex]\frac{A'O}{AO} = \frac{OF' - A'O}{OF'}[/tex] hay: [tex]\frac{A'O}{AO} = 1 - \frac{A'O}{OF'}[/tex] (6)
Chia cả hai vế cho A’O, ta được: [tex]\frac{1}{AO} = \frac{1}{A'O} - \frac{1}{OF'}[/tex]
Hay: [tex]\frac{1}{d} = \frac{1}{d'} - \frac{1}{f}[/tex] suy ra: [tex]\frac{1}{d'} = \frac{1}{d} - \frac{1}{f}[/tex] (7)
Từ (1) ta có: A’B’ = [tex]\frac{A'O.AB}{AO}[/tex] hay h’ = [tex]\frac{d'.h}{d}[/tex]. Thay d’ từ (7) vào ta tính được h’

Xem thêm:
[Vật lí 9] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
[Vật lý 9] Chuyên đề bồi dưỡng HSG
[Vật Lí] Chuyên đề về thấu kính 9

[Vật lí 9] Giải thích hiện tượng vật lí.
Chuyên đề mạch cầu
[Vật lí] Kỹ thuật sử dụng phương pháp tương đối trong các bài chuyển động
[Vật lí] Hướng dẫn kĩ năng dò mạch điện
 

Thủy Ling

Cựu Mod Sinh học
Thành viên Test
Thành viên
19 Tháng chín 2017
2,249
2,409
409
Phú Yên
trung học


Chia cả hai vế của (6) cho A’O ta được:
[tex]\frac{1}{AO} = \frac{1}{OF} + \frac{1}{A'O}[/tex] suy ra: [tex]\frac{1}{d} = \frac{1}{f} + \frac{1}{d'}[/tex]hay: [tex]\frac{1}{d'} = \frac{1}{d} + \frac{1}{f}[/tex](7)
Từ (1) ta có: A’B’ = [tex]\frac{A'O.AB}{AO}[/tex] hay h’ = [tex]\frac{d'.h}{d}[/tex]. Thay d’ từ (7) vào ta tính được h’
[tex]\frac{1}{d} = \frac{1}{f} + \frac{1}{d'}[/tex] hay: [tex]\frac{1}{d'} = \frac{1}{d} + \frac{1}{f}[/tex](7)
anh xem giúp em đoạn này được không [tex]\frac{1}{d} = \frac{1}{f} + \frac{1}{d'}[/tex] khi chuyển thì phải thành [tex]\frac{1}{d'} = \frac{1}{d} - \frac{1}{f}[/tex] chứ sao lại [tex]\frac{1}{d'} = \frac{1}{d} + \frac{1}{f}[/tex] ạ ?
 
  • Like
Reactions: Sơn Nguyên 05

Sơn Nguyên 05

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng hai 2018
4,478
4,360
596
Hà Tĩnh
MT
[tex]\frac{1}{d} = \frac{1}{f} + \frac{1}{d'}[/tex] hay: [tex]\frac{1}{d'} = \frac{1}{d} + \frac{1}{f}[/tex](7)
anh xem giúp em đoạn này được không [tex]\frac{1}{d} = \frac{1}{f} + \frac{1}{d'}[/tex] khi chuyển thì phải thành [tex]\frac{1}{d'} = \frac{1}{d} - \frac{1}{f}[/tex] chứ sao lại [tex]\frac{1}{d'} = \frac{1}{d} + \frac{1}{f}[/tex] ạ ?
Ừ chắc thế, chắc do mình gõ nhầm.
Mà mình hỏi thêm là tại sao topic này lại chuyển sang màu vàng nhỉ! Nếu bạn có th thì khóa topic này giúp nhé.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom