Địa 6 Ôn và thi học kì II

nguyenhien82dh@gmail.com

Học sinh
Thành viên
1 Tháng chín 2017
155
59
36
17
Phú Thọ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: So sánh nội lực và ngoại lực.
Câu 2: Đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất.
Câu 3: So sánh núi già và núi trẻ và núi trẻ.
Câu 4: Đặc điểm của cá đới khí hậu trên Trái Đất.
Câu 5: Trình bày cấu tạo bên trong của Trái Đất.
 

Hinachigo

Học sinh tiêu biểu
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
3 Tháng tư 2017
2,493
3,482
543
18
Hà Nội
THCS Nguyễn Thượng HIền
Câu 1: So sánh nội lực và ngoại lực.
Câu 2: Đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất.
Câu 3: So sánh núi già và núi trẻ và núi trẻ.
Câu 4: Đặc điểm của cá đới khí hậu trên Trái Đất.
Câu 5: Trình bày cấu tạo bên trong của Trái Đất.
Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất. Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề. Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài Trái Đất. Tác động của ngoại lực thiên về hạ thấp và san bằng địa hình.

Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng và thấp bị nước bao phủ là đại dương.
- Các địa mảng không cố định một chỗ mà di chuyển chậm. Nếu như hai lớp địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương. Nếu hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nèn ép, nhô lên thành núi. Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất.

Núi già:
- Thời gian hình thành: Hàng trăm triệu năm
- Đỉnh núi: Tròn, mềm mại
- Sườn núi: Thoải
- Thung lũng: Rộng, nông
Núi trẻ:
- Thời gian hình thành: Vài chục triệu năm
- Đỉnh núi: Nhọn
- Sườn núi: Dốc
- Thung lũng: Hẹp, sâu

Đới nóng (nhiệt đới):
+ Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều.
+ Lượng nhiệt: nóng quanh năm.
+ Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.
- Ôn đới (đới ôn hòa):
+ Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt.
+ Lượng nhiệt: trung bình.
+ Lượng mưa: 500-1000mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới.
- Hàn đới (Đới lạnh)
+ Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn.
+ Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.
+ Lượng mưa: dưới 500mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.

Gồm ba lớp:
+ Lớp vỏ.
+ Lớp trung gian.
+ Lớp lõi
MÌnh thấy mấy bài này cứ có sách giáo khoa là làm được mà.
 

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
Câu 1: So sánh nội lực và ngoại lực.
Giống nhau:
Đều là lực tác động lên Trái Đất
Khác nhau:
- Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất như các nguồn năng lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển…
thông qua 4 quá trình liên quan tới nhau phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
- Các quá trình nây làm cho bề mặt TĐ theo xu hướng phẳng lại.
- Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời.

- Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất.
- Các quá trình vận động, có xu hướng làm bề mặt TĐ nhô lên.
- Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất, như: năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực, sự ma sát vật chất…
Câu 2: Đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất.
Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất:
- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng và thấp bị nước bao phủ là đại dương.
- Các địa mảng không cố định một chỗ mà di chuyển chậm. Nếu như hai lớp địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương. Nếu hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nèn ép, nhô lên thành núi. Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất.
Câu 3: So sánh núi già và núi trẻ và núi trẻ.
- Núi trẻ: là núi mới được hình thành, thường có đỉnh cao và nhọn
- Núi già: núi đã trải qua nhiều năm nên mưa nắng bào mòn làm cho đỉnh núi có dạng bầu tròn và thấp hơn núi trẻ
Câu 4: Đặc điểm của cá đới khí hậu trên Trái Đất.
Đới nóng :
Nhiệt độ: nóng quanh năm.
+ Gió thổi chủ yếu: Tín phong.
+ Lượng mưa trung bình năm: từ 1000mm đến trên 2000mm.
2 Đới ôn hoà (ôn đới)
Nhiệt độ : trung binh
+ Gió thổi chủ yếu : Tây ôn đới
+ Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1000mm
2 Đới lạnh (Hàn đới)
+ Nhiệt độ : thấp
+ Lượng mưa : dưới 500mm
Gió thổi chủ yếu : Đông cực
Câu 5: Trình bày cấu tạo bên trong của Trái Đất.
Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất.
- Lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70 km, cấu tạo bởi các lớp đá rắn chắc. Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng cao nhất cũng chỉ tới 1000°c.
- Lớp trung gian dày gần 3000 km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500°c đến 4700°c.
- Lớp lõi Trái Đất dày trên 3000 km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái lỏng và rắn, nhiệt độ cao nhất tới 5000°c.
 
Top Bottom