Sử 7 Khởi nghĩa Lam Sơn

Emily Nhật Phương

Học sinh
Thành viên
6 Tháng mười 2017
39
27
29
18
Đắk Lắk
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Vai trò của Lê Lợi - Nguyễn Trãi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Câu 3: Nhận xét tình hình giáo dục thi cử thời Lê sơ
Câu 4: Nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc những năm 1771- 1789
Câu 5: Quan Trung đã có nhứng chính sách gì dể phục hồi , phát triển kt-vh-xh
 

Diệp Ngọc Tuyên

Typo-er xuất sắc nhất 2018
HV CLB Hội họa
Thành viên
13 Tháng mười một 2017
2,339
3,607
549
Đắk Lắk
THCS
Câu 1: Vai trò của Lê Lợi - Nguyễn Trãi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Câu 3: Nhận xét tình hình giáo dục thi cử thời Lê sơ
Câu 4: Nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc những năm 1771- 1789
Câu 5: Quan Trung đã có nhứng chính sách gì dể phục hồi , phát triển kt-vh-xh
câu 1 Vai trò của Lê Lợi - Nguyễn Trãi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Vai trò của Nguyễn Trãi:
Ông là người đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, cùng với Lê Lợi góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến
Vai trò của Lê Lợi : là người khởi xướng ,chỉ huy và lãnh đạo chống quân xâm lược nhà Minh và cũng là người tạo nên chiến thắng chống quân minh.
Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Nguyên nhân:
- Do nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, đoàn kết chiến đấu, ý chí bất khuất giành lại độc lập, tự do cho đất nước,
- Nhờ sự lãnh đâọ tài tình của bộ tham mưu đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi,.....
- Những chiến thuật đúng đắn của bộ tham mưu
Câu 3: Nhận xét tình hình giáo dục thi cử thời Lê sơ
thời Lê sơ rất chú trọng việc giáo dục - thi cử, tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo.
=> Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên
Câu 4: Nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc những năm 1771- 1789
- Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
- Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Câu 5: Quang Trung đã có nhứng chính sách gì để phục hồi , phát triển kt-vh-xh
Kinh tế.
Nông nghiệp:
- Ban hành chiếu khuyến nông
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ tô thuế.
Công thương nghiệp:
- Phục hồi, mở rộng các làng nghề thủ công
- Mở cửa ải, thông chợ búa trong nước.
- Giảm thuế.
Văn hóa, giáo dục - xã hội
- Ban hành Chiếu lập học.
- Lấy chữ Nôm làm chữ viết chính thức của Nhà nước
- Lập Viện sùng chính để dịch sách...




 

Nguyễn Quốc Sang

Banned
Banned
Thành viên
28 Tháng một 2018
622
797
144
Gia Lai
THCS Huỳnh Thúc Kháng
1. Nguyễn Trãi: Ông là người đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, cùng với Lê Lợi góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến
[FONT=Open Sans, sans-serif]Lê lợi: [/FONT]Ông là linh hồn của cuộc khởi nghĩa, đóng vai trò to lớn, là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.
2.Nguyên nhân:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang,ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
3.Nhà nước ta thời Lê Sơ chú trọng việc phát triển giáo dục, thi cử:
- Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học
- Tổ chức nhiều khoa thi, nội dung học tập thi cử trong sách đạo Nho
- Cách lấy đỗ rộng rãi, chọn người công bằng- Không để sót nhân tài cũng không dùng lầm người kém
4.- Lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
5.Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt


 
Top Bottom