Vật lí 10 Ôn thi học kì II vật lí 10

Phác Xán Liệt

Học sinh tiến bộ
Thành viên
7 Tháng chín 2017
523
757
159
Hà Nội
TOPIC ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN VẬT LÍ 10
Chào mọi người đặc biệt là team 2k2 ...Mùa hè đã đến rồi cũng là lúc năm học sắp kết thúc ...Từ hôm nay chúng ta hãy cùng nhau bắt đầu ôn tập nhé ^^
*MỤC ĐÍCH:
Vì là ôn thi cuối năm nên mình sẽ chỉ đi ôn tập lại các dạng bài tập ở mức vận dụng thấp + Trung bình áp sát đề thi cuối năm , sẽ không nâng cao nhiều mà chủ yếu là giúp các bạn nắm chắc+ vững kiến thức ;););)

*Nôi dung TOPIC:
TOPIC sẽ chia thành nhiều chương kèm theo nhiều chủ đề trong đó mình sẽ tóm gọn những phần chính sau
-Phần I:
+Tóm tắt kiến thức
+Phân dạng BT và hướng giải
+1 số câu hỏi lí thuyết thường gắp trong đề thi cần lưu ý
-Phần II : 1 số đề thi của các trường
Cuối cùng là trao đổi và hỗ trợ khúc mắc về mặt kiến thức
PHẦN I :TÓM TẮT KIẾN THỨC + CÁC BT MẪU
CHƯƠNG IV :ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
BÀI 1 :ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
** Lí thuyết

1.Hệ kín:
1 hệ nhiều vật được gọi là hệ kín khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì ngoại lực ấy cân bằng nhau
-Trong 1 số TH ngoại lực tác dụng lên hệ không cân bằng mà hệ vẫn được coi là hệ kín nếu thỏa mãn các ĐK sau:
+ Ngoại lực tác dụng lên vật rất nhỏ so với nội lực
+Thời gian xảy ra tương tác giữa các vật trong hệ rất ngắn

2. Các định luật bảo toàn
-Các đại lượng vật lí được bảo toàn nghĩa là chúng
không đổi theo thời gian về phương,chiều và độ lớn.
3.Định luật bảo toàn động lượng
a.Tương tác giữa 2 vật trong 1 hệ kín
[tex]m1\underset{v1}{\rightarrow}+ m2\underset{v2}{\rightarrow}=m1\underset{v1'}{\rightarrow}+m2\underset{v2'}{\rightarrow}[/tex]
Trong đó :
+m1,m2 là khối lượng 2 vật
+[tex]\underset{v1}{\rightarrow};\underset{v2}{\rightarrow}[/tex] là vận tốc của hai vật trước tương tác
+[tex]\underset{v1'}{\rightarrow};\underset{v2'}{\rightarrow}[/tex] là vận tốc của hai vật sau tương tác
b.Động lượng
+Động lượng của 1 vật :[tex]\underset{p}{\rightarrow}=m.\underset{v}{\rightarrow}[/tex]
+Động lượng của hệ vật :[tex]\underset{p}{\rightarrow}=m1.\underset{v1}{\rightarrow}+m2.\underset{v2}{\rightarrow}+....[/tex]
c.Định luật bảo toàn động lượng
[tex]\underset{p}{\rightarrow}=\underset{p'}{\rightarrow}[/tex]
3.Liên hệ giữa động lượng và lực
[tex]\underset{\Delta P}{\rightarrow}=\underset{F}{\rightarrow}.\Delta t[/tex]
Trong đó:
+[tex]\underset{\Delta p }{\rightarrow}[/tex] :là độ biến thiên động lượng
+[tex]\underset{F}{\rightarrow}[/tex] :lực do tương tác giữa 2 vật
+[tex]\Delta t[/tex]: thời gian tương tác
4. Chuyển động bằng phả lực
Là chuyển động của 1 vật mà 1 phần của nó bị phóng đi theo 1 hướng khiến cho phần còn lại chuyển động theo hướng ngược lại

**Bài tập mẫu
Dạng 1 :Xác định độ lớn động lượng

Xác định độ lớn động lượng của 1 vật có KL 500 g chuyển động với vận tốc 4 m/s
GIẢI
[tex]\underset{P}{\rightarrow}=m.\underset{v}{\rightarrow}[/tex]
Độ lớn động lượng: P=m.v=0.5.4=2 kg.m/s

Dạng 2 :Độ biến thiên động lượng không đổi phương
1 quả bóng bàn khối lượng 20g được phóng xuống mặt bàn theo hpuowng hợp với mặt bàn góc 30 độ sau đó bật trở lại cũng theo phương hợp với mặt bàn góc 20 độ.Biết độ lớn vận tốc trước và sau khi va chạm đều là 25m/s
Tính độ biến thiên động lượng của quả bóng
GIẢI:
Độ lớn động lượng của bóng trước và sau khi đụng bàn:
p=p'=mv=0.02.25=0.5 (kg.m/s)
Độ biến thiên động lương:
[tex]\underset{\Delta P}{\rightarrow}=\underset{p'}{\rightarrow}-\underset{p}{\rightarrow}[/tex]
=>[tex]\Delta p=p'=0.5 (kg.m/s)[/tex]
Bản vẽ không có tiêu đề (14).jpg

*** 1 số BT tương tự cơ bản
Bài 1: Một viên đạn khối lượng 1kg đang bay theo phương thẳng đứng với vận tốc 500m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay theo phương ngang với vận tốc 500 [tex]\sqrt{2}[/tex] m/s. hỏi mảnh thứ hai bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu?
Bài 2:Bài 3: Một khẩu súng đại bác nằm ngang khối lượng ms = 1000kg, bắn một viên đoạn khối lượng mđ = 2,5kg. Vận tốc viên đoạn ra khỏi nòng súng là 600m/s. Tìm vận tốc của súng sau khi bắn
Bài 3:Một xe ôtô có khối lượng m1 = 3 tấn chuyển động thẳng với vận tốc v1 = 1,5m/s, đến tông và dính vào một xe gắn máy đang đứng yên có khối lượng m2 = 100kg. Tính vận tốc của các xe. Bài 4: Một người khối lượng m1 = 50kg đang chạy với vận tốc v1 = 4m/s thì nhảy lên một chiếc xe khối lượng m2 = 80kg chạy song song ngang với người này với vận tốc v2 = 3m/s. sau đó, xe và người vẫn tiếp tục chuyển động theo phương cũ. Tính vận tốc xe sau khi người này nhảy lên nếu ban đầu xe và người chuyển động:
a/ Cùng chiều.
b/ Ngược chiều

 
Last edited:

Janghthg

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng chín 2017
193
287
119
Hà Nội
Loading.....
Bài 1:

upload_2018-4-6_22-8-51.png

P=500 kg.m/s
P1=250[tex]\sqrt{2}[/tex] kg.m/s
Theo hình => P2=250[tex]\sqrt{6}[/tex] kg.m/s => v2= 500[tex]\sqrt{6}[/tex] m/s
[tex]cos\alpha =\frac{P1}{P2}=\frac{1}{\sqrt{3}}[/tex] => [tex]\alpha \simeq 54,7 ^{0}[/tex]
Vậy mảnh 2 bay hướng xuống hợp với phương ngang góc 54,7 độ

Bài 2:
AD BTĐL
[tex]ms.\overrightarrow{vs}+md.\overrightarrow{vd}=\overrightarrow{0}[/tex]
chọn chiều dương là chiều chuyển động của đạn
=>[tex]vs=\frac{md.vd}{ms}[/tex]=1,5m/s
Bài 3:
Va chạm mềm
=> [tex]V=\frac{m1v1}{m1+m2}\simeq 1,45[/tex] m/s
Bài 4:
Coi xe chuyển động với v2=3m/s so với mặt đất
AD BTĐL:
[tex]m1\overrightarrow{.v1}+m2.\overrightarrow{v2}=(m1+m2).\overrightarrow{V}[/tex]
=>[tex]\overrightarrow{V}=\frac{m1.\overrightarrow{v1}+m2.\overrightarrow{v2}}{m1+m2}[/tex]
chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe
a,cùng chiều =>V=3,38m/s
b, Ngược chiều => V=0,3m/s

P/s: Sai chỗ nào mọi người chỉ giúp nha TT
 

Phác Xán Liệt

Học sinh tiến bộ
Thành viên
7 Tháng chín 2017
523
757
159
Hà Nội
1 số bài tập hay về bảo toàn động lượng:
1. Hai xe có khối lượng lần lượt là m1 và m2 mà m1=2m2 lúc đầu giữ đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang nhờ lò xo bị nén và dây nổi hai xe.Đốt dây nối thì lò xo dãn ra đẩy hai xe ra xa đồng thời lò xo rời khỏi 2 xe.Xe 1 chạy được quãng đường s1=0,5m thì dừng.Hỏi xe m2 chạy được bao xa biết hệ số ma sát 2 xe với mặt phẳng nằm ngang là như nhau và tác dụng lực lên 2 xe là tức thời
Bản vẽ không có tiêu đề (15).jpg
2.2 viên bi cùng khổi lượng trong đó viên bi A chuyển động với vận tốc v1=10m/s trên mặt bàn nằm ngang đến va chạm không xuyên tâm với viên bi B đang đứng yên trên mặt bàn.Sau va chạm (coi như tức thời ) chúng chuyển động theo 2 hướng khác nhau trong đó góc tạo bởi A với phương ngang là 30 độ viên B với mp nằm ngang là 60 độ
Tính vận tốc 2 viên sau khi va chạm
Untitled.png
@Chây Chây cảm ơn bạn đã ủng hộ topic của mk
mọi người hãy cùng nhau học tập và trao đổi tích cực hơn nữa nhé
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
1 số bài tập hay về bảo toàn động lượng:
1. Hai xe có khối lượng lần lượt là m1 và m2 mà m1=2m2 lúc đầu giữ đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang nhờ lò xo bị nén và dây nổi hai xe.Đốt dây nối thì lò xo dãn ra đẩy hai xe ra xa đồng thời lò xo rời khỏi 2 xe.Xe 1 chạy được quãng đường s1=0,5m thì dừng.Hỏi xe m2 chạy được bao xa biết hệ số ma sát 2 xe với mặt phẳng nằm ngang là như nhau và tác dụng lực lên 2 xe là tức thời
View attachment 49074
2.2 viên bi cùng khổi lượng trong đó viên bi A chuyển động với vận tốc v1=10m/s trên mặt bàn nằm ngang đến va chạm không xuyên tâm với viên bi B đang đứng yên trên mặt bàn.Sau va chạm (coi như tức thời ) chúng chuyển động theo 2 hướng khác nhau trong đó góc tạo bởi A với phương ngang là 30 độ viên B với mp nằm ngang là 60 độ
Tính vận tốc 2 viên sau khi va chạm
View attachment 49076
@Chây Chây cảm ơn bạn đã ủng hộ topic của mk
mọi người hãy cùng nhau học tập và trao đổi tích cực hơn nữa nhé
1)
upload_2018-4-7_20-23-53.png
Vì lực tác dụng lên 2 xe là tức thời nên ta dùng bảo toàn động lượng cho hệ: [tex]m_1v_1 + m_2v_2 = 0 \Leftrightarrow 2m_2v_1 + m_2v_2 = 0 \Rightarrow v_2 = -2v_1[/tex] (Dấu "-" chứng tỏ 2 xe chạy người chiều).
Theo định luật III Newton thì lực tác dụng lên 2 vật bằng nhau, mà [tex]m_1 = 2m_2[/tex] nên [tex]a_2 = 2a_1[/tex]
Từ đó ta có: [tex]a_2 = 2a_1 \Leftrightarrow \frac{v_2^2}{2s_2} = 2\frac{v_1^2}{2s_1} \Rightarrow s_2 = s_1.\frac{v_2^2}{2v_1^2} = s_1.\frac{(2v_1)^2}{2v_1^2} = 2s_1 = 1m[/tex]
2)
hình vẽ: trong đề bài cho rồi nha.
Vì va chạm là tức thời nên ta dùng định luật bảo toàn động lượng dạng vector: [tex]\vec{p_1} = \vec{p_1'} + \vec{p_2'}(1)[/tex]
Chiếu pt (1) lên phương Ox (Phương [tex]v_1[/tex] ) và Oy (vuông góc [tex]v_1[/tex])
Ox: [tex]p_1 = p_1'cos30 + p_2'cos60 \Leftrightarrow mv_1 = mv_1'cos30 + mv_2'cos60 \Leftrightarrow v_1'cos30 + v_2'cos60 = v_1 (2)[/tex]
Oy: [tex]0 = p_1'sin30 - p_2'sin 60 \Rightarrow v_1'sin30 + v_2' sin60 = 0(3)[/tex]
Giải hệ phương trình (2) và (3) ta tìm được [tex]v_1' = 8,66m/s,v_2' = 5m/s[/tex] [tex]v_1' = 8,66m/s,v_2' = 5m/s[/tex]
 

Phác Xán Liệt

Học sinh tiến bộ
Thành viên
7 Tháng chín 2017
523
757
159
Hà Nội
Bài 2: Công và công suất
I.Lí thuyết
1.Công

Công thực hiện bởi 1 lực không đổi
[tex]A=F.S.COS\alpha[/tex]
Với:
-F là độ lớn của lực (N)
-S là độ dời của điểm đặt của lực (m)
-[tex]\alpha[/tex] là góc hợp bởi hướng của lực F và hướng của véc tơ độ dời S
[tex]\alpha < \frac{\pi }{2}=>A> 0[/tex] : Công phát động
[tex]\frac{\pi }{2}< \alpha < \pi =>A< 0[/tex] :Công cản
[tex]\alpha =\frac{\pi }{2}[/tex] [tex]=>A= 0[/tex]

2.Công suất
[tex]P=\frac{A}{t}[/tex]
Với
-A là công (J)
-t là thời gian thực hiện công(s)
* Biểu thức khác của công suất là: [tex]P = \vec{F}.\vec{v}[/tex]
+Nếu [tex]\vec{v}[/tex] là vận tốc trung bình thì P là công suất trung bình
+Nếu [tex]\vec{v}[/tex] là vận tốc tức thời thì P là công suất tức thời
3.Hiệu suất
[tex]H=\frac{Ai}{Atp}[/tex]
II.Bài tập
2.1.Công của lực tác dụng vào vật chuyển động thẳng đều
1 thùng nước có khối lượng 15 kg được kéo lên với vận tốc 2 m/s trong thời gian 5 .Lấy g=9,8 m/s^2.Tính công thực hiện để kéo thùng nước lên
2.2.Công của lực tác dụng vào vật chuyển động thẳng biến đổi đều
1 máy bay lên thẳng có KL m=5 tấn sau thời gian t=2 phút máy bay đạt tới độ cao h=1440 m.
Biết máy bay nâng lên với gia tốc không đổi.Lấy g=9.8 m/s^2.Tính công của động cơ khi nâng máy lên
2.3.Công của lực để kéo vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng
Nhờ ròng rọc để kéo 1 vật có KL m=25 kg chuyển động đều lên độ cao 2m bằng 2 cách
a,Kéo thẳng đứng
b,Kéo lên nhừ mặt phẳng nghiêng với lực kéo song song với mặt phẳng nghiêng.Bỏ qua ma sát
Tính công của mỗi TH
Lấy g=9,8m/s^2
2.4. Công của vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng có ma sát
1 vật có khối lượng 20 kg được kéo đều trên mặt phẳng nghiêng hợp với phương ngang 1 góc 30 độ bởi dây kéo song song với mặt phẳng nghiêng. Biết hệ số ma sát giữa vật với mặt phẳng nghiêng là 0.12 .Lấy g=9.8 m.s^2
Tính công của lực kéo để vật đi hết mặt phẳng nghiêng dài 1 m
2.5.Công suất trung bình và công suất tức thời của vật rơi tự do
1 vật có khối lượng 5 kg rơi tự do từ độ cao h=5m so với mặt đất. Lấy g=9.8 m/s^2.Tính
a,Công suất trung bình của trọng lực trong thời gian rơi.
b,Công suất tức thời của trọng lực lúc vật chạm đất
2.6.Công suất trung bình và công suất tức thời của ô tô khi đi lên dốc
1 ô tô khối lượng 2 tấn lúc xuống dốc tắt máy xe chuyển động đều
Biết dốc nghiêng với mặt phẳng ngang 1 góc [tex]\alpha[/tex] mà [tex]sin\alpha =0,1[/tex]. Lấy g=10m/s^2.Xe bắt đầu lên dốc nhanh dần đều từ lúc nghỉ với gia tốc a=1m/s^2
a.Tính công suất trung bình của xe sau 5 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động lên dốc
b.Công suất tức thời ở cuối dây thứ 5 kể từ lúc bắt đầu chuyển động lên dốc
 
Last edited by a moderator:

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
2.1.Công của lực tác dụng vào vật chuyển động thẳng đều
1 thùng nước có khối lượng 15 kg được kéo lên với vận tốc 2 m/s trong thời gian 5 .Lấy g=9,8 m/s^2.Tính công thực hiện để kéo thùng nước lên
Công để kéo thùng nước chuyển động thẳng đều có độ lớn bằng công trọng lực: [tex]A_k = -A_P = P.h = m.g.v.t = 15.9,8.2.5 = ?[/tex]
2.2.Công của lực tác dụng vào vật chuyển động thẳng biến đổi đều
1 máy bay lên thẳng có KL m=5 tấn sau thời gian t=2 phút máy bay đạt tới độ cao h=1440 m.
Biết máy bay nâng lên với gia tốc không đổi.Lấy g=9.8 m/s^2.Tính công của động cơ khi nâng máy lên
Gia tốc máy bay: [tex]a = \frac{2h}{t^2}[/tex]
Lực động cơ tác dụng vào máy bay: [tex]F - P = ma \Rightarrow F = ma + P = m(a+g)[/tex]
Công của động cơ: [tex]A = F.h = m(a + g).h = m.h.(\frac{2h}{t^2} + g) = ?[/tex]
2.3.Công của lực để kéo vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng
Nhờ ròng rọc để kéo 1 vật có KL m=25 kg chuyển động đều lên độ cao 2m bằng 2 cách
a,Kéo thẳng đứng
b,Kéo lên nhừ mặt phẳng nghiêng với lực kéo song song với mặt phẳng nghiêng.Bỏ qua ma sát
Tính công của mỗi TH
a) Công kéo vật bằng công của trọng lực: [tex]A_k = -A_P = mgh = ?[/tex]
b) Lực kéo vật: [tex]F_k = Psin\alpha[/tex]
Công lực kéo vật: [tex]A_k = F_k.l = Psin\alpha l = P.h = mgh = ?[/tex]
Nhận xét: Nếu không tính đến ma sát thì Công kéo vật lên cùng một độ cao với các máy cơ đơn giản khác nhau là không đổi.
2.4. Công của vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng có ma sát
1 vật có khối lượng 20 kg được kéo đều trên mặt phẳng nghiêng hợp với phương ngang 1 góc 30 độ bởi dây kéo song song với mặt phẳng nghiêng. Biết hệ số ma sát giữa vật với mặt phẳng nghiêng là 0.12 .Lấy g=9.8 m.s^2
Tính công của lực kéo để vật đi hết mặt phẳng nghiêng dài 1 m
Vì vật được kéo đều nên a = 0. do đó: [tex]F_k - Psin\alpha - F_{ms} = 0 \Rightarrow F_k = Psin\alpha + F_{ms} = Psin\alpha + \mu Pcos\alpha = ?[/tex]
Công của lực kéo [tex]A = F.l = ?[/tex]
1 vật có khối lượng 5 kg rơi tự do từ độ cao h=5m so với mặt đất. Lấy g=9.8 m/s^2.Tính
a,Công suất trung bình của trọng lực trong thời gian rơi.
b,Công suất tức thời của trọng lực lúc vật chạm đất
a)
Công suất trung bình: [tex]P_{tb} = \frac{A}{t} = \frac{mgh}{\sqrt{\frac{2h}{g}}} = ?[/tex]
b)
Công suất tức thời: [tex]P_{tt} = P.v_{tt} = P.gt = mg^2t = ?[/tex]
2.6.Công suất trung bình và công suất tức thời của ô tô khi đi lên dốc
1 ô tô khối lượng 2 tấn lúc xuống dốc tắt máy xe chuyển động đều
Biết dốc nghiêng với mặt phẳng ngang 1 góc αα\alpha mà sinα=0,1sinα=0,1sin\alpha =0,1. Lấy g=10m/s^2.Xe bắt đầu lên dốc nhanh dần đều từ lúc nghỉ với gia tốc a=1m/s^2
a.Tính công suất trung bình của xe sau 5 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động lên dốc
b.Công suất tức thời ở cuối dây thứ 5 kể từ lúc bắt đầu chuyển động lên dốc
a) Lực kéo động cơ xe: [tex]F_k = Psin\alpha + ma = ?[/tex]
Công suất trung bình động cơ xe: [tex]P_{tb} = \frac{A}{t} = \frac{F_ks}{t} = \frac{F_k.(\frac{1}{2}at^2)}{t} = \frac{F_k.a.t}{2} = ?[/tex]
b)
Công suất tức thời: [tex]P_{tt} = F_k.v_{tt} = F_k.at = 2P_{tb} = ?[/tex]
 

Phác Xán Liệt

Học sinh tiến bộ
Thành viên
7 Tháng chín 2017
523
757
159
Hà Nội
Bài 3: Động năng -Định lí động năng
I.Lí thuyết
1.Động năng

[tex]Wd=\frac{1}{2}mV^2[/tex]
Với:
-m là khối lượng của vật (kg)
-V là vận tốc của vật (m/s)
-Wđ là động năng của vật (J)
*Động năng là đại lượng vô hướng ,luôn luôn dương
*Động năng có tính tương đối phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

2.Định lí động năng
[tex]A12=Wd2-Wd1[/tex]
Với :
-A12 là công của ngoại lực làm vật chuyển động từ 1 đến 2
-Wđ1;Wđ2 là động năng của vật tại (1) và (2)
II. Bài tập
1.1 toa tàu khối lượng 8 tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ nghỉ với gia tốc 2m/s^2. Tính động năng của toa tàu sau 10 s kể từ lúc tàu bắt đầu lăn bánh
2.1 chiếc thuyền có khối lượng 500 kg chuyển động ngược dòng với vận tốc v1=18km/h so với mặt nước.Nước chảy với vận tốc v2=12km/h so với bờ.Tính động năng của thuyền:
a.So với dòng nước
b.So với bờ
3.1 chiếc xe khối lượng 215 kg được kéo từ trạng thái nghỉ trên đoạn đường 20 m với lực có độ lớn không đổi bằng 300 N và có phương hợp với độ dời 1 góc 30 độ . Biết hệ só ma sát của bánh xe so với mặt đường là 0,1
Dùng định lí động năng để tìm vận tốc xe ở cuối quãng đường ???
 

Phác Xán Liệt

Học sinh tiến bộ
Thành viên
7 Tháng chín 2017
523
757
159
Hà Nội
Bài 4:Thế năng trọng trường
Thế năng đàn hồi
I.Lí thuyết
1.Thế năng trọng trường

Lấy mốc thế năng tại mặt đất thì:
Wt=m.g.h
Với:
-m:Khối lượng của vật (kg)
-g: Gia tốc rơi tự do (m/s^2)
-h: độ cao của vật so với mốc thế năng (m)
2.Thế năng đàn hồi:
Lấy mốc thế năng khi lò xo chưa biến dạng thì:
Wt=[tex]\frac{1}{2}K.x^2[/tex]
Với :
-K :Độ cứng của lò xo (N/m)
-x: Độ biến dạng của lò xo (m)
3.Công và thế năng
[tex]A12=Wt1-Wt2[/tex]
Với :
- A12 là công của vật đi từ 1 đến 2
-Wt1,Wt2 là thế năng tại vị trí 1 và 2
II.Bài tập
1.1 vật nặng có khối lượng m=5kg.Lấy g=9.8 m/s^2
Tính thế năng của vật tại điểm cách mặt đất 3 m về phía trên và tại đáy giếng sâu 5 m so với mốc thế năng tại mặt đất
2.Cho lò xo nằm ngang với trạng thái ban đầu không bị biến dạng,Khi tác dụng lực F=5N theo phương nằm ngang thì lò xo dãn ra 6.25 cm
a.Tính thế năng đàn hồi của lò xo khi nó dãn ra 3 cm đến 6,25 cm với gốc thế năng lúc lò xo không biến dạng
b.Suy ra công của lực đàn hồi khi lò xo bị kéo dãn từ 3 cm đến 6,25 cm
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Bài 3:
1.1 toa tàu khối lượng 8 tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ nghỉ với gia tốc 2m/s^2. Tính động năng của toa tàu sau 10 s kể từ lúc tàu bắt đầu lăn bánh
Động năng của tàu sau 10s: [tex]W_d = \frac{1}{2}mv^2 = \frac{1}{2}m(at)^2 = ?[/tex]
2.1 chiếc thuyền có khối lượng 500 kg chuyển động ngược dòng với vận tốc v1=18km/h so với mặt nước.Nước chảy với vận tốc v2=12km/h so với bờ.Tính động năng của thuyền:
a.So với dòng nước
b.So với bờ
a) Động năng thuyền so với dòng nước: [tex]W_{d1}= \frac{1}{2}mv_1^2 = ?[/tex]
b) Động năng thuyền so với bờ: [tex]W_{d2} = \frac{1}{2}mv_{tb}^2 = \frac{1}{2}m(v_1 - v_2)^2 = ?[/tex]
3.1 chiếc xe khối lượng 215 kg được kéo từ trạng thái nghỉ trên đoạn đường 20 m với lực có độ lớn không đổi bằng 300 N và có phương hợp với độ dời 1 góc 30 độ . Biết hệ só ma sát của bánh xe so với mặt đường là 0,1
Dùng định lí động năng để tìm vận tốc xe ở cuối quãng đường ???
Định lý động năng: [tex]W_{d2} - W_{d1} = A_k - A_{ms} \Leftrightarrow \frac{1}{2}mv^2 - 0 = F_k.s.cos\alpha - \mu mgs \Rightarrow v = \sqrt{\frac{2F_k.s.cos\alpha}{m} - 2\mu gs} = ?[/tex]
Bài 4:
1.1 vật nặng có khối lượng m=5kg.Lấy g=9.8 m/s^2
Tính thế năng của vật tại điểm cách mặt đất 3 m về phía trên và tại đáy giếng sâu 5 m so với mốc thế năng tại mặt đất
Tính thế năng của vật tại điểm cách mặt đất 3 m về phía trên: [tex]W_{t1} = mgz_1 = mgh_1 = ?[/tex]
Tại đáy giếng sâu 5 m: [tex]W_{t2} = mgz_2 = -mgh_2 = ?[/tex]
2.Cho lò xo nằm ngang với trạng thái ban đầu không bị biến dạng,Khi tác dụng lực F=5N theo phương nằm ngang thì lò xo dãn ra 6.25 cm
a.Tính thế năng đàn hồi của lò xo khi nó dãn ra 3 cm đến 6,25 cm với gốc thế năng lúc lò xo không biến dạng
b.Suy ra công của lực đàn hồi khi lò xo bị kéo dãn từ 3 cm đến 6,25 cm
Độ cứng lò xo: [tex]k = \frac{F}{x_2} = \frac{5}{0,0625} = ?[/tex]
a) Thế năng lúc lò xo bị dãn 3cm = 0,03m: [tex]W_{t1} = \frac{1}{2}kx_1^2 = ?[/tex]
Thế năng lúc lò xo bị dãn 6,25cm = 0,0625m: [tex]W_{t2} = \frac{1}{2}kx_2^2 = ?[/tex]
b) Công của lực đàn hồi: [tex]A = W_{t1} - W_{t2} = \frac{1}{2}k(x_1^2 - x_2^2) = ?[/tex]
 

Phác Xán Liệt

Học sinh tiến bộ
Thành viên
7 Tháng chín 2017
523
757
159
Hà Nội
Bài 5:Cơ năng
I.Lí thuyết
1.Cơ năng

Cơ năng của vật là tổng động năng và thế năng
[tex]W=Wt+Wd[/tex]
2.Định luật bảo toàn cơ năng
Cơ năng của vật chỉ chịu tác dụng của những lực thế thừa (như trọng lực;lực đàn hồi;.....)luôn luôn được bảo toàn [tex]Wd1+Wt1=Wd2+Wt2[/tex]
3.Độ biến thiên cơ năng
Khi vật còn chịu tác dụng của lực không thế (Như lực ma sát,...) cơ năng của vật sẽ không được bảo toàn
Công của lực không thế bằng độ biến thiên cơ năng của vật
A12 (lực không thế) =W2-W1
II.Bài tập
1.1 vật có khói lượng 100 g được ném thẳng đứng từ dưới lên với vận tốc ban đầu là 10 m/s.Tính thế năng trọng trường.động năng và cơ năng của vật trong những TH sau :
a.Lúc bắt đầu ném lên
b.0.5 s sau khi ném
c.Khi ném lên đến điểm cao nhất
Lấy g=10 m/s^2
2.1 búa máy được thả rơi từ trên cao xuống đầu 1 cái cọc.Thế năng trọng trường của búa lúc bắt đầu rơi đối với đầu coc là 1,6.10^5 J.Biết rằng mỗi nhát búa sau khi chạm đầu cọc lún xuống đất được 20 cm. Tính lực cản TB của đất lên cọc
3.1 viên bi lăn trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc 2 m/s thi tiếp tục lăn trên mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng nằm ngang 1 góc 30 độ .Lấy g=10 m/s^2.Bỏ qua ma sát khi chuyển động .Tính quãng đường vật chuyển động trên mặt phẳng nằm nghiêng.
4.1 con lắc lò xo có độ cứng k=100 N/m và vật nặng m=1 kg gắn ở đầu lò xo còn đầu kia nó giữ cố định.Đặt con lắc trên mặt bàn nằm ngang,lò xo không biến dạng ,vật nặng nằm ở O.
Kéo vật nặng dọc theo trục lò xo sao cho vật dịch đi được khoảng x=20 cm rồi thả không vận tốc đầu .Tính vận tốc cực đại của vật và lúc đó vật ở đâu ?
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
1.1 vật có khói lượng 100 g được ném thẳng đứng từ dưới lên với vận tốc ban đầu là 10 m/s.Tính thế năng trọng trường.động năng và cơ năng của vật trong những TH sau :
a.Lúc bắt đầu ném lên
b.0.5 s sau khi ném
c.Khi ném lên đến điểm cao nhất
Lấy g=10 m/s^2
a) Lúc bắt đầu ném (Mặt đất):
Thế năng trọng trường: [tex]W_t = 0[/tex]
Động năng: [tex]W_d = \frac{1}{2}mv_0^2 = ?[/tex]
Cơ năng: [tex]W = W_t + W_d = W_d = ?[/tex]
b) Độ cao sau 0,5s: [tex]h = v_0t - \frac{1}{2}gt^2 = ?[/tex]
Vận tốc sau 0,5s: [tex]v = v_0 - gt = ?[/tex]
Thế năng: [tex]W_t = mgh = ?[/tex]
Động năng: [tex]W_d = \frac{1}{2}mv^2 = ?[/tex]
Cơ năng: [tex]W = W_t + W_d = ?[/tex]
c) Độ cao cực đại: [tex]h_{max} = \frac{v_0^2}{2g} = ?[/tex]
Vận tốc: v = 0.
Thế năng: [tex]W_t = mgh_{max} = ?[/tex]
Động năng: [tex]W_d = 0[/tex]
Cơ năng: [tex]W = W_t + W_d = W_t = ?[/tex]
2.1 búa máy được thả rơi từ trên cao xuống đầu 1 cái cọc.Thế năng trọng trường của búa lúc bắt đầu rơi đối với đầu coc là 1,6.10^5 J.Biết rằng mỗi nhát búa sau khi chạm đầu cọc lún xuống đất được 20 cm. Tính lực cản TB của đất lên cọc
Sau khi búa chạm cơ thì toàn bộ cơ năng búa sẽ được truyền cho cọc. Sau khi búa dừng lại thì cơ năng của nó bằng 0.
Biến thiên cơ năng: [tex]W_2 - W_1 = A_c \Leftrightarrow 0 - 1,6.10^5 = F_c.0,2 \Rightarrow F_c = ?[/tex]
3.1 viên bi lăn trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc 2 m/s thi tiếp tục lăn trên mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng nằm ngang 1 góc 30 độ .Lấy g=10 m/s^2.Bỏ qua ma sát khi chuyển động .Tính quãng đường vật chuyển động trên mặt phẳng nằm nghiêng.
Chọn gốc thế năng ở chân mpn.
Bảo toàn cơ năng: [tex]W = W' \Leftrightarrow \frac{1}{2}mv^2 + 0 = 0 + mgh_{max} \Rightarrow h_{max} = \frac{v^2}{2g} \Rightarrow s = \frac{h_{max}}{sin\alpha} = \frac{v^2}{2gsin\alpha} = ?[/tex]
4.1 con lắc lò xo có độ cứng k=100 N/m và vật nặng m=1 kg gắn ở đầu lò xo còn đầu kia nó giữ cố định.Đặt con lắc trên mặt bàn nằm ngang,lò xo không biến dạng ,vật nặng nằm ở O.
Kéo vật nặng dọc theo trục lò xo sao cho vật dịch đi được khoảng x=20 cm rồi thả không vận tốc đầu .Tính vận tốc cực đại của vật và lúc đó vật ở đâu ?
Chọn gốc thế năng tại O. Bảo toàn cơ năng: [tex]\frac{1}{2}kx_0^2 = \frac{1}{2}kx_1^2 + \frac{1}{2}mv^2 \Rightarrow v = \sqrt{\frac{k(x_0^2 - x_1^2)}{m}}[/tex]
Do đó, ta có: [tex]v = v_{max} \Leftrightarrow x_1 = 0 \Rightarrow v_{max} = x_0\sqrt{\frac{k}{m}} = ?[/tex]
Khi đó x1 = 0 nên vật đang ở vị trí cân bằng
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Bài 6: Va chạm.
I. Lí thuyết
1. Va chạm đàn hồi trực diện
(Va chạm hoàn toàn đàn hồi hay va chạm xuyên tâm đàn hồi)
-Là va chạm mà trước và sau va chạm 2 vật luôn chuyển động trên cùng một đường thẳng. Ta chỉ xét trường hợp va chạm trực diện xuyên tâm. Trong va chạm đàn hồi (nói chung) thì định luật bảo toàn động lượng và động năng được nghiệm đúng.
-Ví dụ như: Va chạm của 2 quả cầu rắn, nhẵn hay va chạm của 2 hòn bi.
-Nếu 2 vật có khối lượng [tex]m_1, m_2[/tex] chuyển động với các vận tốc lần lượt là [tex]v_1, v_2[/tex] thì vận tốc các vật sau va chạm đàn hồi là:
[tex]v_1' = \frac{(m_1 - m_2)v_1 + 2m_2v_2}{m_1 + m_2}[/tex]
[tex]v_2' = \frac{(m_2 - m_1)v_2 + 2m_1v_1}{m_1 + m_2}[/tex]
(Các công thức này phải nhớ để dễ sử dụng, công thức này được thiết lập dựa trên định luật bảo toàn động lượng và động năng)
- Các trường hợp đặc biệt:
+ [tex]m_1 = m_2 = m \Rightarrow v_1' = v_2; v_2' = v_1[/tex] . Ta thấy có sự trao đổi vận tốc giữa các vật.
+ Vật 1 rất nặng so với vật 2: [tex]\frac{m_2}{m_1} \approx 0 \Rightarrow v_1' = 0; v_2' = -v_2[/tex]. Vật 2 chuyển động ngược hướng và cùng độ lớn với vận tốc ban đầu.
2. Va chạm mềm
-Là va chạm mà sau khi va chạm 2 vật có cùng vector vận tốc (Hay nói cách khác là sau va chạm hai vật dính vào nhau). Trong va chạm mềm thì định luật bảo toàn động lượng được nghiệm đúng.
[tex]m_1v_1 + m_2v_2 = (m_1 + m_2)v'[/tex]
-
Ví dụ như: một viên đạn va chạm với một bao cát và chui vào bao cát, sau va chạm đạn và bao cát chuyển động với cùng vận tốc.
II. Bài tập
6.1: Một vật có khối lượng [tex]m_1 = 5kg[/tex] chuyển động với vận tốc [tex]v = 10m/s[/tex] đến va chạm với vật [tex]m_2 = 3kg[/tex] đang đứng yên. Tìm vận tốc 2 vật sau va chạm trong trường hợp:
a) Va chạm là hoàn toàn đàn hồi.
b) Va chạm mềm.
6.2: Một búa máy có khối lượng [tex]M = 300kg[/tex] ở độ cao 10m (so với cọc) được thả rơi tự do và va chạm hoàn toàn đàn hồi vào cọc có khối lượng [tex]m = 100kg[/tex]. Tính độ cao cực đại mà búa lên được sau va chạm.
6.3: Một viên bi khối lượng [tex]m_1 = 3kg[/tex] được đặt trên mặt phẳng nghiêng cao 3m, dài 6m. Thả cho viên bi lăn xuống va chạm mềm với viên bi có khối lượng [tex]m_2 = 2kg[/tex] nằm ở chân mpn. Biết hệ số ma sát trên cả quãng đường là [tex]\mu = 0,2[/tex]. Tính quãng đường mà vật [tex]m_1[/tex] đi được.
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Không ngờ tự mình đưa bài tập rồi lại tự mình giải thế này. Thôi kệ đi, cùng bắt tay giải nào Yociexp21
6.1: Một vật có khối lượng m1=5kgm1=5kgm_1 = 5kg chuyển động với vận tốc v=10m/sv=10m/sv = 10m/s đến va chạm với vật m2=3kgm2=3kgm_2 = 3kg đang đứng yên. Tìm vận tốc 2 vật sau va chạm trong trường hợp:
a) Va chạm là hoàn toàn đàn hồi.
b) Va chạm mềm.
a) Va chạm là đàn hồi nên:
[tex]v_1' = \frac{(m_1 - m_2)v + 2m_2.0}{m_1 + m_2} = ?[/tex]
[tex]v_2' = \frac{(m_2 - m_1).0 + 2m_1v_1}{m_1 + m_2} = ?[/tex]
b) Va chạm mềm nên: [tex]v_1' = v_2' = \frac{m_1v + m_2.0}{m_1 + m_2} = ?[/tex]
6.2: Một búa máy có khối lượng M=300kg ở độ cao 10m (so với cọc) được thả rơi tự do và va chạm hoàn toàn đàn hồi vào cọc có khối lượng m=100kg. Tính độ cao cực đại mà búa lên được sau va chạm.
Vận tốc búa trước va chạm: [tex]V = \sqrt{2gh} = ?[/tex]
Vận tốc búa sau va chạm đàn hồi: [tex]V' = \frac{(M - m)V - 2m.0}{m + M} = ?[/tex]
Độ cao cực đại búa lên được, dùng bảo toàn cơ năng: [tex]\frac{1}{2}Mv'^2 = Mgh_{max} \Rightarrow h_{max} = ?[/tex]
6.3: Một viên bi khối lượng m1=3kgm1=3kgm_1 = 3kg được đặt trên mặt phẳng nghiêng cao 3m, dài 6m. Thả cho viên bi lăn xuống va chạm mềm với viên bi có khối lượng m2=2kgm2=2kgm_2 = 2kg nằm ở chân mpn. Biết hệ số ma sát trên cả quãng đường là μ=0,2μ=0,2\mu = 0,2. Tính quãng đường mà vật m1m1m_1 đi được.
Vận tốc viên bi trước va chạm, dùng biến thiên động năng: [tex]\frac{1}{2}m_1v_1^2 - 0 = m_1gh - \mu mg\cos\alpha.l \Rightarrow v_1 = ?[/tex]
với [tex]cos\alpha = \frac{\sqrt{l^2 - h^2}}{l} = ?[/tex]
Vận tốc 2 viên bi sau va chạm: [tex]v' = \frac{m_1v_1 + m_2.0}{m_1 + m_2} = ?[/tex]
Quãng đường mà 2 viên bi đi được trên mặt ngang: [tex]0 - \frac{1}{2}(m_1 + m_2)v'^2 = -\mu (m_1 + m_2)g s \Rightarrow s = ?[/tex]
Tổng quãng đường mà viên bi thứ nhất đi được: [tex]S = l + s = ?[/tex]
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Hi vọng là kịp để các bạn ôn thi.;)
MỘT SỐ BÀI TẬP TỔNG HỢP
1. Một tên lửa sau khi rời bệ phóng phụt ra một lượng khí 1300kg trong 1s với vận tốc 2500m/s.
a) Tìm Lực đẩy của tên lửa tại thời điểm đó.
b) Tìm vận tốc tên lửa sau đó. Biết khối lượng trên lửa lúc đầu là 300 tấn.
2. Một viên đạn đang bay với vận tốc 400m/s theo phương ngang thì nổ thành 2 mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh 1 bay thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 600m/s. Tìm vecto vận tốc mảnh 2.
3. Một ô tô lên dốc cao 10m dài 200m với vận tốc chân dốc là 54km/h và đỉnh dốc là 18km/h, biết hệ số ma sát giữa xe và mặt nghiêng là 0,3.
a) Tính lực kéo động cơ.
b) Tính công suất trung bình của động cơ.
4. Một người nhảy dù từ một máy bay ở độ cao 1km. Khi chạm đất vận tốc của người là 8m/s. Tính công do lực cản không khí lực hiện trong quá trình người chuyển động. Giả sử người mở dù ngay sau khi rời máy bay và lực cản tác dụng lên người và dù là không đổi.
5. Một hòn đá có khối lượng 250g rơi tự do và có động năng bằng 12,5J lúc chạm đất. Bỏ qua lực cản không khí
a) Tính độ cao thả vật
b) Đất mềm nên đá lún sâu 8cm vào đất. Tìm lực cản trung bình của đất.
6. Một người khối lượng 60kg đi từ đầu đến cuối con thuyền dài 2m, nặng 140kg. Bỏ qua ma sát giữa thuyền và nước. Tìm độ dịch chuyển của thuyền.
7. Một viên bi có khối lượng [tex]m_1 = 5kg[/tex] đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với viên bi 2 có khối lượng [tex]m_2 = 2kg[/tex] đang nằm yên với vận tốc 6m/s. Viên bi 2 tiếp tục đến va chạm mềm với viên bi 3 có khối lượng [tex]m_3 = 3kg[/tex] đang nằm yên. Tìm vận tốc viên bi 3 sau va chạm.
8. Một lò xo có độ cứng k = 50N/m buộc vật m = 500g nằm trên mp ngang. Lò xo được kéo dãn 20cm rồi thả nhẹ. Tìm vận tốc cự đại của lò xo biết hệ số ma sát giữa vật với mặt phẳng là 0,1.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~Chúc các bạn thi tốt nha :p~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 
Top Bottom