Sử 10 Công cuộc XD và PT KT trong các thế kỉ X - XV

Hi HMF

Học sinh chăm học
Thành viên
30 Tháng mười một 2017
251
391
109
Hải Dương
THPT
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Mở rộng, phát triển nông nghiệp
a. Bối cảnh lịch sử thế kỷ X - XV

  • Thế kỷ X - XV là thời kỳ của triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.
  • Đây là giai đoạn đầu của thế kỷ phong kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kỳ đất nước thống nhất.
  • Bối cảnh này rất thuận lợi tạo điều kiện để phát triển kinh tế.
b. Diện tích đất ngày càng mở rộng nhờ

  • Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.
  • Các vua Trần khuyến khích các vương hầu quý tộc khai hoang lập điền trang.
  • Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại đặt phép quân điền.
  • Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang.
  • Nhà Lý đã cho xây đắp những con đê đầu tiên.
  • 1248 Nhà Trần cho đắp đê quai vạc dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biển. Đặt cơ quan: Hà đê sứ trông nom đê điều:
    • Các nhà nước Lý - Trần - Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp.
    • Nhà nước cùng nhân dân góp sức phát triển nông nghiệp.
    • Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển , đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.
2. Phát triển thủ công nghiệp

a. Thủ công nghiệp trong nhân dân
  • Các nghề thủ công cổ truyền như: Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
  • Các ngành nghề thủ công ra đời như Thổ Hà, Bát Tràng.
    • Do truyền thống nghề nghiệp vốn có, trong bối cảnh đất nước có điều kiện phát triển mạnh.
    • Do nhu cầu xây dựng cung điện, đền chùa nên nghề sản xuất gạch, chạm khắc đá đều phát triển.
b. Thủ công nghiệp nhà nước

  • Nhà nước được thành lập các quan xưởng (Cục bách tác) Tập trung thợ giỏi trong nước sản xuất: tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiến.
  • Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: Đại bác, thuyền chiến có lầu.
→ Nhận xét: Các ngành nghề thủ công phong phú. Bên cạnh các nghề thủ công cổ truyền đã phát triển những nghề mới yêu cầu kỹ thuật cao: dúc súng, đóng thuyền.
→ Mục đích: phục vụ nhu cầu trong nước là chính.Chất lượng sản phẩm tốt.

3. Mở rộng thương nghiệp

a. Nội thương

  • Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi, là nơi nhân dân trao đổi sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp.
  • Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường) ,trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công.
b. Ngoại thương

  • Thời Lý - Trần ngoại thương khá phát triển, nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để buôn bán với nước ngoài.
  • Vùng biên giới Việt Trung cũng hình thành các địa điểm buôn bán.
  • Thời Lê: Ngoại thương bị thu hẹp.
c. Nguyên nhân sự phát triển

  • Nông nghiệp thủ công phát triển thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
  • Do thống nhất tiền tệ, đo lường.
  • Thương nghiệp mở rộng song chủ yếu phát triển nội thương, còn ngoại thương mới chỉ buôn bán với các nước Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
4. Tình hình phân hóa xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân

  • Sự phát triển kinh tế trong hoàn cảnh chế độ phong kiến thúc đẩy sự phân hóa xã hội:
    • Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay địa chủ, quý tộc, quan lại.
    • Giai cấp thống trị ngày càng ăn chơi, xa xỉ không còn chăm lo đến sản xuất và đời sống nhân dân.
    • Thiên tai, mất mùa đói kém làm đời sống nhân dân cực khổ.
    • Dẫn đến những cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ: Từ 1344 đến cuối thế kỷ XIV nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra làm chính quyền nhà Trần rơi vào khủng hoảng.
 
Top Bottom