Sinh [Sinh 8] Ôn tập

Kanae Sakai

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười 2017
189
72
69
Kon Tum
THPT
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?
2. Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp đảm nhiệm tốt vai trò hấp thu các chất dinh dưỡng?
3. Tiêu hóa ở dạ dày, tiêu hóa khoang miệng, tiêu hóa ở ruột non giống và khác nhau ở đặc điểm cơ bản nào?
4. Kể tên và nêu chức năng các thành phần cơ bản của hệ hô hấp ở người?
5. Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống? Hãy đề ra biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh?
6. Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng ?
7. Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?
8. Nêu các biện pháp rèn luyện xương và cơ chắc khỏe?
9. Nêu cấu tạo của tim? Tại sao thành tâm thất lại dày hơn thành tâm nhĩ?
 

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
1. Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?
Một người bị triệu chứng thiếu axil trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể diễn ra như sau :
Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức án sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn? thức ãn sẽ khống đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa cùa ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp.

2. Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp đảm nhiệm tốt vai trò hấp thu các chất dinh dưỡng?
Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vaitrò hấp thụ các chất dinh dưỡng là :
- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.
- Ruột non rất dài (tới 2,8 - 3m ở người trưởng thành), dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa.
3. Tiêu hóa ở dạ dày, tiêu hóa khoang miệng, tiêu hóa ở ruột non giống và khác nhau ở đặc điểm cơ bản nào?
* Giống nhau:
+ Đều xảy ra hoạt động biến đổi lí học và hóa học.
+ Chứa Enzim tiêu hóa làm nhiệm vụ biến đổi thức ăn.
* Khác nhau:
- Tiêu hóa ở khoang miệng:
+ Gồm các bộ phận tham gia: Răng, lưỡi, nước bọt (chứa E.Amilaza)
+ Biến đổi lí học là chủ yếu: Răng nghiền nát thức ăn, lưỡi nhào trộn để thức ăn thấm đẫm nước bọt.
+ Chỉ có E. Amilaza là chất xúc tác tham gia biến đổi Gluxit thành đường đôi:
Gluxit -------------------> Đường đôi
+ Biến đổi hóa học chưa tạo ra sản phẩm cuối cùng để hấp thụ được mà vẫn cần biến đổi tiếp theo.
+ Chỉ chứa E.Amilaza làm nhiệm vụ duy nhất là biến đổi Gluxit.
+ Là môi trường kiềm.
- Tiêu hóa ở dạ dày:
+ Gồm các thành phần tham gia: các cơ thành dạ dày, tuyến dịch vị (tiết dịch vị), HCl, E.Pepsin.
+ Biến đổi lí học là chủ yếu: Dạ dày co bóp nghiền nát thức ăn, nhào trộn để thức ăn thấm đẫm dịch vị.
+ Có HCl tham gia biến đổi thành E.Pepsin để tham gia biến đổi Prôtêin thành Prôtêin chuỗi ngắn:
Prôtêin -------------------> Prôtêin chuỗi ngắn
+ Biến đổi hóa học chưa tạo ra sản phẩm cuối cùng để hấp thụ được mà vẫn cần biến đổi tiếp.
+ Chỉ chứa E.Pepsin làm nhiệm vụ duy nhất là biến đổi Prôtêin.
+ Là môi trường axit.
- Tiêu hóa ở ruột non:
+ Gồm các bộ phận tham gia: Tá tràng, tuyến mật (tiết dịch mật), tuyến ruột (tiết dịch ruột), tuyến tụy (tiết dịch tụy) và các loại Enzim.
+ Biến đổi hóa học là chủ yếu: Các Enzim biến đổi các chất dinh dưỡng thành dạng đơn giản nhất.
+ Có tất cả các loại Enzim tham gia tiêu hóa.
Gluxit và đường Mantozơ -------------> Đường đôi ----------------> đường đơn.
Prôtêin và prôtêin chuỗi ngắn -------------> Peptit --------------> Axit amin.
Lipit -----------------> Các giọt Lipit nhỏ ---------------> Axit béo và Glixêrin.
Axit nuclêic --------------> Nuclêoit -------------> Các thành phần cấu tạo của nuclêoit.
+ Biến đổi hóa học tạo ra sản phẩm cuối cùng đơn giản nhất để cơ thể hấp thụ

1. Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?
2. Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp đảm nhiệm tốt vai trò hấp thu các chất dinh dưỡng?
3. Tiêu hóa ở dạ dày, tiêu hóa khoang miệng, tiêu hóa ở ruột non giống và khác nhau ở đặc điểm cơ bản nào?
4. Kể tên và nêu chức năng các thành phần cơ bản của hệ hô hấp ở người?
5. Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống? Hãy đề ra biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh?
6. Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng ?
7. Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?
8. Nêu các biện pháp rèn luyện xương và cơ chắc khỏe?
9. Nêu cấu tạo của tim? Tại sao thành tâm thất lại dày hơn thành tâm nhĩ?

Ống dẫn khí gồm : Mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản => Dẫn, lọc, làm ấm không khí từ bên ngoài vào phổi để thực hiện trao đổi khí, ngoài ra thanh quản còn có chức năng phát âm.

Phổi, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp gồm hai lá phổi, bên trong có các phế quản, phế nang có hệ thống mao mạch máu chằng chịt => Chức năng trao đổi khí với hồng cầu, chức năng cơ bản của hệ hô hấp.
Nguon:net
 
  • Like
Reactions: _Minh_Thư_

_Minh_Thư_

Banned
Banned
1 Tháng mười 2017
162
245
76
19
Quảng Ngãi
Nêu cấu tạo của tim? Tại sao thành tâm thất lại dày hơn thành tâm nhĩ?
*Cấu tạo ngoài
-hình chóp ngược, nặng khoảng 300g
-có màng tim bao bọc bên ngoài
*Cấu tạo trong
-chia làm 4 khoang: 2 tâm tất, 2 tâm nhĩ
-thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ
-thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải
-giữu tâm thất và tâm nhĩ, giữa tâm thất trái và động mạch chủ, giữa tâm thất phải và động mạch phổi có van giúp máu chỉ chảy theo 1 chiều

- Tâm nhĩ có thành mỏng vì tâm nhĩ là nơi thu nhận máu từ tĩnh mạch về tim, máu từ tĩnh mạch về tim đã có các cơ co bóp xung quanh thành mạch và lực hút của lồng ngực khi thở vì vậy tâm nhĩ làm việc rất nhẹ nhàng, nó chỉ việc nhận máu về và đẩy xuống tâm thất với lực đẩy nhỏ nên mô cơ tim ở tâm nhĩ rất mỏng.

Tâm thất có thành dày vì tâm thất là nơi nhận máu từ tâm nhĩ về tâm thất, từ đó tâm thất sẽ phải co bóp để đẩy máu đi đến các vòng tuần hoàn, tâm thất phải thì đẩy máu đến động mạch phổi đến vòng tuần hoàn phổi và tâm thất trái thì đẩy máu đỏ tươi đến khắp cơ thể, lực đẩy máu đi này do tâm thất tự tạo ra vì không có lực nào hỗ trợ nó cả, chỉ có một vài sợi đàn hồi xung quanh thành động mạch là hỗ trợ nó nhưng cũng chỉ hỗ trợ một phần, tất cả việc thực hiện đẩy máu đi là do tâm thất thực hiện mà vòng tuần hoàn ở người rất lớn, lực đẩy đi phải rất mạnh để máu có thể đến được mao mạch các cơ quan, vì vậy thành tâm thất phải dày để thực hiện chức năng đó.
Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?
  • Lồng ngực nở rộng sang 2 bên
  • Cột sống cong ở 4 chỗ
  • Xương chậu nở rộng, xương đùi lớn
  • Bàn chân hình vòm, xương gót phát triển
Nêu các biện pháp rèn luyện xương và cơ chắc khỏe?
Hệ xương khớp có nhiệm vụ nâng đỡ, vận động cho cơ thể. Vì vậy,ngoài chế độ ăn uống khám định kỳ thì cần có chế độ chăm sóc mỗi ngày để hệ xương khớp luôn khỏe mạnh.
Vận động hợp lý
Theo nghiên cứu lợi ích đa dạng của sự vận động đều đặn và tập luyện thể lực. Hoạt động hợp lý của mỗi cá nhân giúp phòng ngừa, điều trị và phục hồi một số bệnh, tăng cường lực và sức mạnh của cơ bắp cũng như sức bền cơ thể. Ngoài ra, vận động tập luyện khoa học còn có thể phòng và kiểm soát được một số bệnh lý trong đó có tăng độ chắc của xương: Lối sống ít vận động, đặc biệt là việc nằm lỳ trên giường sẽ làm gia tăng tình trạng loãng xương khi về già. Tuy không ngăn được việc mất các khoáng chất của xương, nhưng vận động giúp bộ xương chắc khỏe, hạn chế tình trạng loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ mãn kinh.
Hiệu quả của vận động tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của loại hình vận động và cường độ tập. Nên lựa chọn loại phù hợp với tuổi tác, tình trạng sinh lý, thời gian...
Duy trì trọng lượng cơ thể
Một cơ thể bình thường, cân đối là điều kiện lý tưởng để các khớp khỏe mạnh. Trên cơ thể của chúng ta: khớp cổ chân, khớp gối, hông và thắt lưng phải nâng đỡ trọng lượng toàn bộ cơ thể nên việc duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp là vô cùng cần thiết, tránh việc thừa cân gây áp lực lớn lên các khớp.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Việc ăn quá nhiều chất đạm, sự gia tăng axit uric là nguyên nhân gây nên bệnh đau xương khớp và dẫn đến bệnh gút.
Một số loại hoa quả tốt cho người bị đau khớp như đu đủ, dứa, chanh, bưởi. Các loại trái cây này cung cấp men kháng viêm và sinh tố C, ngoài ra nếu đem quả bơ kết hợp với đậu nành có thể kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen là thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương.


St.
 
  • Like
Reactions: thienabc

Narumi04

Học sinh gương mẫu
Thành viên
23 Tháng tư 2017
1,595
2,069
394
20
Vĩnh Long
THPT Lưu Văn Liệt
1. Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?
2. Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp đảm nhiệm tốt vai trò hấp thu các chất dinh dưỡng?
3. Tiêu hóa ở dạ dày, tiêu hóa khoang miệng, tiêu hóa ở ruột non giống và khác nhau ở đặc điểm cơ bản nào?
4. Kể tên và nêu chức năng các thành phần cơ bản của hệ hô hấp ở người?
5. Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống? Hãy đề ra biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh?
6. Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng ?
7. Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?
8. Nêu các biện pháp rèn luyện xương và cơ chắc khỏe?
9. Nêu cấu tạo của tim? Tại sao thành tâm thất lại dày hơn thành tâm nhĩ?
4. Kể tên và nêu chức năng các thành phần cơ bản của hệ hô hấp ở người?
Hệ hô hấp gồm các cơ quan ở đường dẫn khí và hai lá phổi:
- Đường dẫn khí: khoang mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế qản, dẫn khí ra vào làm ấm không khí đi vào và bảo vệ phổi.
- Hai lá phổi: có từ 700 đến 800 triệu phế nan, là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.

____________________________________________

5. Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống? Hãy đề ra biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh?
*Vai trò quan trọng của hô hấp:
- Nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta thực hiện được hít vào, thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
*Các biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khỏe mạnh:
- Cần tích cực rèn luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh bằng luyện tập thể dục, thể thao, phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé để có dung tích sống lý tưởng.
6. Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng ?

____________________________________________

7. Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?
- Hộp sọ phát triển, lồng ngực mở rộng sang hai bên, cột sống cong ở bốn chỗ.
- Xương chậu nở, xương đùi lớn, bàn chân hình vòm, gót phát triển.
- Chi trên có khớp linh hoạt, ngón tay cái đối diện với bốn ngón kia.

____________________________________________

8. Nêu các biện pháp rèn luyện xương và cơ chắc khỏe?
- Không mang vác vật nặng quá sức chịu đựng.
- Mang vác, phân phối đều hai vai.
- Ngồi học đúng tư thế, lưng thẳng.
- Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.

____________________________________________
9. Nêu cấu tạo của tim? Tại sao thành tâm thất lại dày hơn thành tâm nhĩ?
*Cấu tạo:
- Do mô cơ tim cấu tạo nên.
- Ngoài là màng tim bao bọc bởi màng liên kết.
- Trong có bốn ngăn (tâm thất phải, tâm thất trái, tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái).
- Thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ, nhất là tâm thất trái.
- Giữa tâm thất và tâm nhĩ có van nhĩ - thất, giữa động mạch có van động mạch, giúp máu lưu thông theo 1 chiều.
*Lí do:
- Tâm thất dày, sức đẩy do tâm thất tạo ra mạnh, giúp máu lưu thông nhiều và dễ dàng.
- Tâm thất trái dày hơn tâm thất phải, giúp máu chứa $O_{2}$ đến các cơ quan nhiều hơn.
 

Chết vì Sinh

Học sinh chăm học
Thành viên
31 Tháng mười 2017
429
444
134
20
Đà Nẵng
THCS Quang Trung
2. Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp đảm nhiệm tốt vai trò hấp thu các chất dinh dưỡng?​
Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vaitrò hấp thụ các chất dinh dưỡng là :
- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.
- Ruột non rất dài (tới 2,8 - 3m ở người trưởng thành), dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa.

3. Tiêu hóa ở dạ dày, tiêu hóa khoang miệng, tiêu hóa ở ruột non giống và khác nhau ở đặc điểm cơ bản nào?​
* Giống nhau:
+ Đều xảy ra hoạt động biến đổi lí học và hóa học.
+ Chứa Enzim tiêu hóa làm nhiệm vụ biến đổi thức ăn.
* Khác nhau:
- Tiêu hóa ở khoang miệng:
+ Gồm các bộ phận tham gia: Răng, lưỡi, nước bọt (chứa E.Amilaza)
+ Biến đổi lí học là chủ yếu: Răng nghiền nát thức ăn, lưỡi nhào trộn để thức ăn thấm đẫm nước bọt.
+ Chỉ có E. Amilaza là chất xúc tác tham gia biến đổi Gluxit thành đường đôi:
Gluxit -------------------> Đường đôi
+ Biến đổi hóa học chưa tạo ra sản phẩm cuối cùng để hấp thụ được mà vẫn cần biến đổi tiếp theo.
+ Chỉ chứa E.Amilaza làm nhiệm vụ duy nhất là biến đổi Gluxit.
+ Là môi trường kiềm.
- Tiêu hóa ở dạ dày:
+ Gồm các thành phần tham gia: các cơ thành dạ dày, tuyến dịch vị (tiết dịch vị), HCl, E.Pepsin.
+ Biến đổi lí học là chủ yếu: Dạ dày co bóp nghiền nát thức ăn, nhào trộn để thức ăn thấm đẫm dịch vị.
+ Có HCl tham gia biến đổi thành E.Pepsin để tham gia biến đổi Prôtêin thành Prôtêin chuỗi ngắn:
Prôtêin -------------------> Prôtêin chuỗi ngắn
+ Biến đổi hóa học chưa tạo ra sản phẩm cuối cùng để hấp thụ được mà vẫn cần biến đổi tiếp.
+ Chỉ chứa E.Pepsin làm nhiệm vụ duy nhất là biến đổi Prôtêin.
+ Là môi trường axit.
- Tiêu hóa ở ruột non:
+ Gồm các bộ phận tham gia: Tá tràng, tuyến mật (tiết dịch mật), tuyến ruột (tiết dịch ruột), tuyến tụy (tiết dịch tụy) và các loại Enzim.
+ Biến đổi hóa học là chủ yếu: Các Enzim biến đổi các chất dinh dưỡng thành dạng đơn giản nhất.
+ Có tất cả các loại Enzim tham gia tiêu hóa.
Gluxit và đường Mantozơ -------------> Đường đôi ----------------> đường đơn.
Prôtêin và prôtêin chuỗi ngắn -------------> Peptit --------------> Axit amin.
Lipit -----------------> Các giọt Lipit nhỏ ---------------> Axit béo và Glixêrin.
Axit nuclêic --------------> Nuclêoit -------------> Các thành phần cấu tạo của nuclêoit.
+ Biến đổi hóa học tạo ra sản phẩm cuối cùng đơn giản nhất để cơ thể hấp thụ


1. Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?
2. Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp đảm nhiệm tốt vai trò hấp thu các chất dinh dưỡng?
3. Tiêu hóa ở dạ dày, tiêu hóa khoang miệng, tiêu hóa ở ruột non giống và khác nhau ở đặc điểm cơ bản nào?
4. Kể tên và nêu chức năng các thành phần cơ bản của hệ hô hấp ở người?
5. Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống? Hãy đề ra biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh?
6. Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng ?
7. Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?
8. Nêu các biện pháp rèn luyện xương và cơ chắc khỏe?
9. Nêu cấu tạo của tim? Tại sao thành tâm thất lại dày hơn thành tâm nhĩ?​
Ống dẫn khí gồm : Mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản => Dẫn, lọc, làm ấm không khí từ bên ngoài vào phổi để thực hiện trao đổi khí, ngoài ra thanh quản còn có chức năng phát âm.

Phổi, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp gồm hai lá phổi, bên trong có các phế quản, phế nang có hệ thống mao mạch máu chằng chịt => Chức năng trao đổi khí với hồng cầu, chức năng cơ bản của hệ hô hấp.
 
  • Like
Reactions: Kanae Sakai
Top Bottom