Sử 11 Xiêm và cách mạng Tân Hợi

mâypr0

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng tám 2017
472
95
51
TP Hồ Chí Minh

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
3) Vì sao cách mạnh Tân Hợi là cách mạng ko triệt để
Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á (trong đó có Việt Nam).

Song, cuộc cách mạng này bộc lộ một số mặt hạn chế, đó là:
+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.
+ Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.
+Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.
Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất
2) Vì sao Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây
  • Thứ nhất, Xiêm chính là nơi để Pháp và Anh tranh giành ảnh hưởng.
  • Thứ hai, nhờ chính sách mềm dẻo của vua Rama V cùng với các tiến bộ trong nước trên các lĩnh vực. Cụ thể, Xiêm biết tiếp cận với văn hóa cũng như các thành tựu khoa học – kĩ thuật, quân sự của Phương Tây.
  • Thứ ba, Xiêm có những chính sách ngoại giao rất khôn khéo, nên Xiêm chỉ là vùng đệm của các đế quốc.
sưu tầm
 

Xuân Long

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng ba 2017
684
631
149
22
Nam Định
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á (trong đó có Việt Nam).

Song, cuộc cách mạng này bộc lộ một số mặt hạn chế, đó là:
+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.
+ Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.
+Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.
Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất

  • Thứ nhất, Xiêm chính là nơi để Pháp và Anh tranh giành ảnh hưởng.
  • Thứ hai, nhờ chính sách mềm dẻo của vua Rama V cùng với các tiến bộ trong nước trên các lĩnh vực. Cụ thể, Xiêm biết tiếp cận với văn hóa cũng như các thành tựu khoa học – kĩ thuật, quân sự của Phương Tây.
  • Thứ ba, Xiêm có những chính sách ngoại giao rất khôn khéo, nên Xiêm chỉ là vùng đệm của các đế quốc.
sưu tầm
0001_4.jpg

Mút-xu-hi-tô (15 tuổi) lên làm vua hiệu là Minh Trị, là một ông vua duy tân, ông chủ trương nắm lại quyền lực và tiến hành cải cách.Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật. Mục đích của cải cách là nhằm đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa, song người thực hiện cải cách lại là một ông vua phong kiến. Vì vậy, cải cách mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, nó có ý nghĩa mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.
nguyên nhân sâu xa của cách mạng là do mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với đế quốc - phong kiến. Ngòi nổ trực tiếp của cuộc cách mạng là do Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lậnh “Quốc hữu hóa đường sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này gây nên một làn sóng căm phẫn trong quần chúng nhân dân và trong tầng lớp tư sản, phong trào “giữ đường” châm ngòi cho một cuộc cách mạng. Đồng minh hội đã phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương ngày 10/10/1911, phong trào cách mạng thắng lợi và nhanh chóng lan rộng. Cuối năm 1911 nhiều tỉnh miền Nam và miền Trung đã hưởng ứng cách mạng. Quân cách mạng tiến đến Nam Kinh rồi Bắc Kinh, Hoàng đế Mãn Thanh tuyên bố thoái vị, ngày 19/12/1911 Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh, bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống đứng đầu chính phủ lâm thời, thông qua hiến pháp của chính phủ lâm thời.
Trước thắng lợi của cách mạng, tư sản hoảng sợ thương lượng với nhà Thanh, bọn đế quốc cũng can thiệp vào nội tình Trung Quốc. Một mặt chúng giúp đỡ Viên Thế Khải lên làm Tổng thống, mặt khác dùng áp lực quân sự, ngoại giao đối với chính phủ cách mạng của Tôn Trung Sơn. Kết quả Tôn Trung Sơn phải từ chức Tổng thống, trao lại quyền cho Viên Thế Khải.
Cách mạng mang tính chất cụôc cách mạng tư sản không triệt để.
- Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Vậy khác nhau đó là ở Nhật chính quyền phong kiến tiến hành cải cách và ở trung Quốc thì khởi nghĩa làm cách mạng.





gộp 2 cái này vào là làm được
 
  • Like
Reactions: Lanh_Chanh

anh thảo

Học bá thiên văn học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
844
913
269
Hà Tĩnh
THCS Lê Văn Thiêm
2) Vì sao Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây
Xiêm là 1 nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của phương tây cuối thế kỉ XIX vì chính sách đối ngoại mềm dẻo của vua Rama V cùng với các cải cách tiến bộ trong nước nên Xiêm chỉ là vùng đệm của Anh - Mỹ thôi .
3) Vì sao cách mạnh Tân Hợi là cách mạng ko triệt để
  • Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.
  • Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.
  • Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.
  • Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất
Nguồn: Sưu tầm
 
Top Bottom