Văn [Văn] Tổng hợp đề thi vào 10 hệ không chuyên năm 2017-2018

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Long An 2017
Phần I. Đọc hiểu ( 5 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.


a. Ngữ liệu trên được trích từ văn bản nào?Tác giả là ai? Văn bản này được viết theo thể thơ gì?
b. Cho biết nội dung chính của ngữ liệu?
c. Theo em, dụng ý của tác giả khi dùng đại từ "ta" trong ngữ liệu trên?
Câu 2: ( 3 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau
[...]
- Báo cáo hết ! - Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ - Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.
Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người hoạ sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)​
a. Tìm câu có chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý
b. Theo em người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
c. Viết lại câu in đậm thành câu có khởi ngữ

Phần II. Làm văn ( 5 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong đoạn trích "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
 
  • Like
Reactions: Đình Hải

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Bắc Kạn năm 2017

Phần 1. Đọc hiểu ( 4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới

"Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh :
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên !”


Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen.
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng."​

( Trích Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ văn 9,tập một, trang 144)​

Câu 1 (0,5 điểm) Lời bà dặn cháu trong đoạn trích được dẫn trực tiếp hay gián tiếp

Câu 2 ( 0,5 điểm) So sánh sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu trong đoạn trích, ta thấy một phương châm hội thoại đã bị vi phạm. Đó là phương châm nào?

Câu 3 ( 1,0 điểm)
Em hiểu như thế nào về hình ảnh ngọn lửa trong hai câu thơ sau

“Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng..."

Câu 4 ( 2,0 điểm)
Suy nghĩ của em về hình ảnh người bà trong đoạn trích ( Trình bày trong khoảng 5 - 7 dòng)

Phần II. Làm văn (6 điểm)


Cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Đề thi môn Văn vào lớp 10 THPT Phú Yên 2017

Câu 1. ( 3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

“Sống là không chờ đợi. Dù chỉ mấy mươi giây.”

Tôi nhớ có một hôm nào đó, em đã nói với tôi rằng đấy là một triết lý hay, ta phải tranh thủ sống đến từng giây của cuộc đời.

Nhưng em biết không, đừng vì bất cứ một triết lý hay nào mà gạt bỏ đi ý nghĩa của sự chờ đợi. Bởi chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một phần của bài học cuộc đời. Em sẽ bằng lòng đợi chứ, nếu em đã học biết về điều sẽ xảy ra?

…Hãy cứ bình tâm. Hãy đợi thời điểm của mình, em nhé. Hãy tận dụng khoảng ngừng lặng này để bồi đắp cho chính mình và học cách khám phá điều sẽ xảy ra. Nếu em biết suy tư, khoảng thời gian chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa.
( Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân,NXB Hội nhà văn, 2016,tr 84-87)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)
b. Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng phép liên kết nào? (0,5 điểm)
c. Em có đồng tình với triết lí “ Sống là không chờ đợi”? Vì sao? ( 1,0 điểm)
d. Thông điệp chính mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc qua đoạn trích trên? (1,0 điểm)

Câu 2. ( 3 điểm)

Viết bài văn ngắn ( khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: khoảng thời gian chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa.

Câu 3 ( 4 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!​

( Trích Bếp lửa- Bằng Việt
Ngữ Văn 9,Tập một, NXB Giáo dục,2005,tr.144)​
 
  • Like
Reactions: Đình Hải

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn 2017 - An Giang

I. Phần đọc hiểu (4,0 điểm)


Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới

[1] Đồng bằng sông Cửu Long là nơi sinh sống của khoảng 18 triệu người. Đây là vùng canh tác nông nghiệp lớn nhất nước ta. Tuy nhiên, tình trạng biến đổi khí hậu ngày một gia tăng cùng với sự can thiệp quá mức của con người vào thiên nhiên đã gây nên hiện tượng sạt lở bờ sông và bờ biển đã và đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Do đó toàn vùng cần sớm có những giải pháp hữu hiệu

[2] An Giang được đánh giá là một trong những địa phương thuộc Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do sạt lở. Cụ thể, năm 2010 sạt lở bờ sông đã xâm thực vào quốc lộ 91 đoạn qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú; năm 2012 sạt lở tại phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên ; năm 2014 sạt lở phường Long Châu, thị xã Tân Châu. Mới đây, tháng 4 năm 2017 sạt lở nghiêm trọng tại sông Vàm Nao xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới với chiều dài 70m, nhấn chìm 18 căn nhà, 91 căn nhà bị ảnh hưởng phải di dời, cắt đứt tuyến giao thông liên xã,…Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cho biết có 51 đoạn nằm trong nguy cơ sạt lở tiếp

[3] Qua kết quả khảo sát của các nhà khoa học, tình trạng sạt lở là do các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông, hiện tượng thay đổi dòng chảy, tình trạng phát triển đê bao, nuôi trồng thủy sản, các công trình trái phép lấn chiếm mặt sông,… Đặc biệt, hoạt động khai thác cát ồ ạt, bừa bãi làm thay đổi dòng chảy và gây ra sạt lở bờ sông ,ảnh hưởng đến đời sống của người dân

( Theo Văn Hào ,TTXVN, đăng trên baotintuc.vn ngày 28/5/2017)

Câu 1. Xác định từ láy, từ ghép trong các từ được gạch dưới trong văn bản trên

Câu 2. Xác định tên cụm từ, thành phần phụ trước – phần trung tâm – phần phụ sau của cụm từ: “các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông”

Câu 3. Tìm các từ thuộc một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó trong đoạn [2]

Câu 4. Để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, theo em cần sớm có những giải pháp gì? Trình bày thành đoạn văn ngắn

II. Phần làm văn (6,0 điểm)

Cảm nhận của em về những cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương qua bài thơ Viếng lăng Bác

VIẾNG LĂNG BÁC

Viễn Phương
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...

4-1976​
( Ngữ văn 9, Tập hai, NXBGD 2005, trang 58-59)​
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Đề thi vào lớp 10 môn Văn TP Hà Nội năm 2017


Phần I (4 điểm)

Mở đầu bài thơ Nói với con , nhà thơ Y Phương viết:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười​

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2016)​

  1. Ghi lại chính xác 7 dòng tiếp theo những dòng thơ trên (1 điểm)
  2. Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” có gì đặc biệt? Qua đó tác giả đã thể hiện được điều gì? (1 điểm)
  3. Hãy trình bày suy nghĩ của em ( khoảng 12 câu) về quan niệm sống: Được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của mỗi con người (2 điểm)
Phần II (6 điểm)

Cho đoạn trích:

Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông , lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.


(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)​

1. Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này (1 điểm)

2. Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại các từ, cụm từ nào trong đoạn trích? Trong dòng cảm xúc, suy nghĩ ấy có những kỉ niệm nào của ông với làng kháng chiến? (1 điểm
)
3. Xét mục đích nói, câu văn “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa?” thuộc kiểu câu gì? Vì sao nỗi trăn trở của ông lão trong câu văn đó lại là một biểu hiện tình cảm công dân (1 điểm)

4. Với hiểu biết của em về truyện ngắn trên, hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, có sử dụng câu ghép và phép thế (gạch dưới câu ghép và từ ngữ được dùng làm phép thế) để khẳng định: Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong kháng chiến (3 điểm).
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Đề thi vào lớp 10 môn Văn 2017 - tỉnh Ninh Bình

Phần I. Đọc hiểu( 4,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau


“…Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa! …”

( Trích Bếp lửa- Bằng Việt, Ngữ Văn 9,Tập 1, NXBGD Việt Nam , 2016,trang 144)​

Câu 1 (1,0 điểm) Chỉ ra những điệp từ được sử dụng trong ngữ liệu trên

Câu 2 (1,0 điểm) Vì sao tác giả lại viết “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa! “?

Câu 3 (2,0 điểm) Từ ngữ liệu trên, em có suy nghĩ gì về lòng biết ơn của thế hệ trẻ đối với cội nguồn?

Phần II. Làm văn ( 6,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định qua đoạn văn sau

“…Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh thì căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ... Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang. Bên ngoài nóng trên 30 độ chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột. Rồi ngửa cổ uống nước, trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung...Hình như ta sắp mở chiến dịch lớn. Đêm nào xe cũng đi nườm nượp ngoài đường. Ban đêm chúng tôi được ngủ. Nhưng mấy đêm nay thì chịu. Đứa nào cũng leo tót lên trọng điểm, cầm xẻng xúc, nói vài câu buồn cười với một anh lái xe nào đó.Vui…”

( Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, SGK Ngữ Văn 9, tập 2, NXBGD Việt Nam,2016,trang 114)
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hoá 2017
Mã đề A

Câu 1 (2,0 điểm)

a.Tìm lời dẫn trực tiếp trong ngữ liệu dưới đây và chuyển sang lời dẫn gián tiếp

Họa sĩ nghĩ thầm:”Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp , chưa kịp gấp chăn màn chẳng hạn.”

( Nguyễn Thành Long, Lặng Lẽ Sa Pa)

b. Gọi tên biện pháp tu từ của thành phần in đậm trong ngữ liệu sau:

“Bao giờ cho đến mùa thu

Trái hồng, trái bưởi đánh đu giữa rằm.”


(Nguyễn Duy, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)​

c. Xác định hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích dưới đây:

-(…) Anh Tấn này!Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gỗ hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất.

- Có gì đâu mà sang trọng! Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để…


( Lỗ Tấn, Cố hương)

Câu 2 ( 3,0 điểm)

Ước mơ giúp ta tạo dựng tương lai​

Viết một bài văn ( khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên

Câu 3 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.​

( Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, SGK Ngữ Văn 9, tập một, NXB GD Việt Nam , 2014, tr 140)
 
  • Like
Reactions: Đình Hải

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hoá 2017
Mã đề B

Câu 1 (2,0 điểm)
a.Tìm lời dẫn trực tiếp trong ngữ liệu dưới đây và chuyển sang lời dẫn gián tiếp:

- Nó cứ nằm im như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng:”A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”

(Nam Cao, Lão Hạc)​

b. Gọi tên biện pháp tu từ của thành phần in đậm trong ngữ liệu sau:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

c. Xác định hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích dưới đây:

- Đây, tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi.Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa ở Yên Sơn nhà anh.

( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Câu 2 ( 3,0 điểm)

Sách vừa là bạn, vừa là thầy của con người
Viết một bài văn ( khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên

Câu 3 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…​

(Viễn Phương, Viếng lăng Bác, SGK Ngữ Văn 9, tập hai, NXB GD Việt Nam, 2005, Tr 58)​
 
  • Like
Reactions: Đình Hải

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Nam Định 2017

Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm)

Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm

Câu 1: Từ nào dưới đây là từ ghép

A. Xa xôi....................................................................C. Lấp lánh

B. Tươi tốt.................................................................D. Lung linh

Câu 2: Từ nào dưới đây không phải từ Hán Việt?

A. Viễn khách............................................................C. Mày râu

B. Vấn danh..............................................................D. Tứ tuần

Câu 3: Thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng.....................................C.Phương châm quan hệ

B. Phương châm về chất........................................D. Phương châm cách thức

Câu 4: Phần in đậm trong câu: Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế”

( Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long) là thành phần

A. Tình thái C. Trạng ngữ

B. Gọi đáp D. Khởi ngữ

Câu 5: Câu văn “ Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” thuộc loại câu

A. Cảm thán C. Nghi vấn

B. Cầu khiến D. Trần thuật

Câu 6: Trong câu thơ “ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”, Viễn Phương đã sử dụng phép tu từ

A. So sánh C. Hoán dụ

B. Ẩn dụ D. Điệp ngữ

Câu 7: Từ ngữ gạch chân trong câu thơ:"Hình như thu đã về" ( Hữu Thỉnh - Sang thu) thuộc thành phần biệt lập

A. Tình thái C. Phụ chú

B. Cảm thán D. Gọi đáp

Câu 8: Các câu:”Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị. Nhưng chị vùng ra, mắt mở to, mờ trắng đi như không còn sự sống.” ( Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi) đã sử dụng phép liên kết gì?

A. Phép nối C. Phép đồng nghĩa

B. Phép thế D. Phép liên tưởng

Phần II. Đọc - Hiểu văn bản (3,0 điểm)

Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

(…) Chúng ta nhận rõ cái kì diệu của văn nghệ khi chúng ta nghĩ đến những người rất đông, không phải ở trốn trong một cơ quan bí mật, không phải bị giam trong một nhà pha, mà bị tù chung thân trong cuộc đời u tối, vất vả không mở được mắt. Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, sống tối tăm, vậy mà biến đổi khác hẳn, khi họ ru con hay hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao, khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo. Câu ca dao tự bao giờ truyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò, những lời nói, những câu hát, làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của ai? Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (1,0 điểm)

Câu 2: Xác định nội dung của đoạn văn. (0,5 điểm)

Câu 3: Từ đoạn văn, em có nhận xét gì về cách viết của tác giả? (0,5 điểm)

Câu 4: Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về những ảnh hưởng tích cực của ca dao đến em hiện nay. (1,0 điểm)

Phần III. Tập làm văn (5,0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng – khi ông Sáu được về phép trong đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Sách Ngữ văn lớp 9, tập 1 – NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Vĩnh Phúc 2017
Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu

Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn . Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.
( “Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập 2, Nxb Giáo dục , 2009,tr 114)

a. Xác định những phương thức biểu đạt trong văn bản trên

b. Chỉ ra 02 phép liên kết trong đoạn văn

c. “chúng tôi” là những nhân vật nào trong tác phẩm?

d. hình ảnh “ những con quỷ mắt đen” thể hiện điều gì?

Câu 2 (3,0 điểm)

Thế nào là cuộc sống có ý nghĩa?

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em. Trong đoạn văn có ít nhất một câu chứa thành phần biệt lập tình thái ( gạch chân dưới thành phần biệt lập tình thái đó).

Câu 3 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:​

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.​

( Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục, 2009)​
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Thái Bình năm 2017

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

- Chiếc xe này của bạn đấy à? - Cậu bé hỏi.

- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. - Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện.

- Ồ, ước gì tôi. ..- Cậu bé ngập ngừng.

Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có đựơc một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

- Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! - Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.


(Hạt giống tâm hồn - Nhiều tác giả,Quyển 4, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh,2010)

Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.

Câu 2 (0,5 điểm) Quà tặng nào của nhân vật tôi khiến cậu bé thích thú và ngưỡng mộ?

Câu 3 (1,0 điểm) Vì sao câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của nhân vật tôi?

Câu 4 (1,0 điểm) Câu nói của cậu bé “Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế!” có ý nghĩa gì?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) bày tỏ suy nghĩ của em về sức mạnh tình yêu thương.

Câu 2 ( 4,0 điểm)

Cảm nhận về khung cảnh mùa xuân trong hai đoạn thơ sau:

Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

[…]

Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

( Cảnh ngày xuân – Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ văn 9,Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,2017)​
 
  • Like
Reactions: Đình Hải

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Đà Nẵng 2017

Câu 1 (1,0 điểm)

Trong các từ nho nhỏ, tươi tốt, bọt bèo, lạnh lùng, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?

Câu 2 (1,0 điểm)

Trong hai tổ hợp từ Lá lành đùm lá rách, Cây nhà lá vườn, hãy cho biết tổ hợp từ nào là thành ngữ, tổ hợp từ nào là tục ngữ? Giải thích ngắn gọn nghĩa của một trong hai tổ hợp từ đó.

Câu 3 (3,0 điểm)

Vũ Khoan cho rằng: Cái yếu của người Việt Nam "là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề.”

( Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Ngữ văn 9,Tập hai)

Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về phương pháp học nhằm khắc phục cái yếu đó.

Câu 4 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn trích sau:

Tôi còn hãy nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.

Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mỹ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỷ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sóng lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: "Yêu nhớ tặng Thu, con của ba". Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh.Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mỹ - ngụy, anh Sáu bị hy sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.

Tôi cúi xuống nhìn anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.


(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập một)
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Đề thi lớp 10 môn Văn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu 2017
Câu 1 (2,0 điểm)

a.Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong đoạn văn sau:

Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mỹ - ngụy, anh Sáu bị hy sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu

( Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng)

b. Xác định 01 biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của nó

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

( Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)​

Câu 2 (3,0 điểm)

Là một người cháu, người con, người em,... trong gia đình, em có suy nghĩ gì về vai trò của chữ hiếu? Hãy trình bày trong một bài văn nghị luận ( khoảng 01 trang giấy thi).

Câu 3 (5,0 điểm)

Cảm nhận về lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ qua đoạn thơ sau :

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.​

( Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB GD, 2011)​
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn của Sở GD Bạc Liêu năm 2017- 2018.

Câu 1: (6,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi bên dưới

“ Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”

a, Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?Tác giả là ai? Nêu ngắn gọn xuất xứ của văn bản ấy?( 3,0 điểm)

b, Nêu nội dung chính của đoạn trích (1,0 điểm)

c, Những từ ngữ “những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ” được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào trong câu? Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm đó thì nghĩa sự việc của câu có thay đổi không? (2,0 điểm)


Câu 2: (6,0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận (từ 1,5 đến 2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về: lòng tự tin

Câu 3: (8,0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật bé Thu trong tình huống gặp cha lần cuối cùng trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Bắc Giang năm 2017-2018

Câu 1 (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi ở dưới:

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

( Trích Tôi đi học, Thanh Tịnh, Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.5)​
a. Trong câu văn mở đầu,tâm trạng của nhân vật” tôi” được thể hiện qua từ ngữ nào?
b. Xác định thành phần biệt lập có trong câu:” Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn trích

Câu 2 (3,0 điểm)
“ Lời khen giống như mặt trời: bạn càng cho đi, mọi sự chung quanh bạn càng tỏa sáng”
( Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma)​
Từ cách hiểu của em về ý kiến trên,hãy viết một bài văn về vai trò của lời khen trong cuộc sống.

Câu 3 (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải:
"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao …
Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến. “​
( Ngữ văn 9, tập hai, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2006)
Chú ý : Các bạn có thể tải file đính kèm để tiện phục vụ in đề và làm bài cho hiệu quả hơn :)
 

Attachments

  • HMF.docx
    51 KB · Đọc: 171
  • Like
Reactions: Nguyenngocthuyduong

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
  • Like
Reactions: Nguyenngocthuyduong

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Bắc Ninh năm 2017-2018

Câu 1. (2,0 điểm)

Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ in đậm và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ đó

Mẹ ru khúc hát ngày xưa

Qua bao nắng sớm chiều mưa vẫn còn

Chân trần mẹ lội đầu non

Che giông giữ tiếng cười giòn cho ai…

Vì ai chân mẹ giẫm gai

Vì ai tất cả vì ai dãi dầu

Vì ai áo mẹ phai màu

Vì ai thao thức bạc đầu… vì ai?

( Trích Ca dao và mẹ - Đỗ Trung Quân)

Câu 2. (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau

“ Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi , là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu thập được.Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.”

( Ngữ văn 9, Tập 2)

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, của tác giả nào, phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

b. Hãy viết đoạn văn ( khoảng 15 câu) bàn về chủ đề: Đọc sách giúp con người trưởng thành cả về trí tuệ và nhân cách.

Câu 3.(5,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.


Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.


( Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, Tập 1)
Chú ý : Các bạn có thể tải file đính kèm để tiện phục vụ cho in ấn và làm đề :D
 

Attachments

  • HMF.docx
    54.8 KB · Đọc: 105
Top Bottom