Văn Văn nghị luận

Lưu Thị Thu Kiều

Học sinh tiến bộ
Thành viên
21 Tháng ba 2017
710
1,214
249
Bắc Ninh
$\color{Blue}{\text{❄ Cô đơn vào đời ❄ }}$
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1:
Có ý kiến cho rằng " Từ hình thức đấu lý chuyển sang đấu lực giữa chị Dậu và hai tên tay sai trong"Tức nước vỡ bờ" mang giá trị nhân văn lớn"
khai triển theo luận cứ:
+Chị Dậu hết mực yêu thương chồng con
+Chị Dậu thông minh sắc sảo
+Ở chị Dậu luôn tiềm tàng sức mạnh phản kháng
(Viết đoạn văn hơn 15 dòng)
Bài 2:
Bàn về chuyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao có ý kiến cho rằng: "Chú chó Vàng mới là nhân vật độc đáo của tác phẩm và cách ứng xử với chú chó Vàng mới là vẻ đẹp sâu xa nhất của nhân vật Lão Hạc"
Từ những cảm nhận của riêng mình về các nhân vật ấy , em hãy bình luận ý kiến trên.
(Lập dàn ý)
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
câu 1.
-chị dậu hết mực yêu chồng thương con
+nấu được nồi cháo, chị múc ngay cháo ra một bát lớn, quạt cho chóng nguội rồi ân cần mời chồng
=>Thái độ nhẹ nhàng, ân cần của chị đối với chồng

-“Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không".
=> tình cảm yêu thương sâu nặng của chị Dậu được biểu hiện một cách kín đáo nhưng vẫn sâu sắc, đậm đà biết bao qua việc quạt cháo cho nguội, ân cần mời chồng rồi xem chồng ăn có ngon miệng không.

-Tình thương của chị còn được biểu hiện qua khía cạnh khác: việc chị bảo vệ chồng khỏi đòn roi của bọn cai lệ. Khi chúng sấn sổ đến trói anh Dậu thì Chị vội vàng đặt con bé xuống chạy đến đỡ tay hắn,van xin hắn ko đánh chồng mk
=>Cách xưng hô “ông - cháu” ấy thể hiện rõ thái độ nhẫn nhục của chị Dậu chỉ vì muốn cứu chồng.

- Ban đầu chị Dậu nhẫn nhục chịu đựng, dùng lời lẽ ngon ngọt mong cứu được chồng. Nhưng chúng chẳng những không tha cho mà còn đánh cả mình
=>chị thay đổi cách xưng hô từ “ông - cháu” đến “ông - tôi”, rồi “mày - bà”.
sau khi thấy chồng mk bị đánh=>chị đã đánh trả lại
-Chị dậu thông minh sắc sảo
+ chị bảo vệ chồng khỏi đòn roi của bọn cai lệ. Khi chúng sấn sổ đến trói anh Dậu thì Chị vội vàng đặt con bé xuống chạy đến đỡ tay hắn,van xin hắn
=>Cách xưng hô “ông - cháu” ấy thể hiện rõ sự thông minh của chị,chị nhẫn nhục xưng ông cháu với cai lệ để cho hắn thấy chị tôn trọng hắn,để hắn từ đó mà tỏ lòng thương sót,tha cho anh dậu

-Ở chị Dậu luôn tiềm tàng sức mạnh phản kháng

+/khi cai lệ đùng đùng đòi đánh anh dậu, chị không thể chịu đựng cảnh chồng bị đánh.
=> chị thay đổi thái độ, ngôn ngữ đã hàm chứa sự phản kháng quyết liệt để bảo vệ chồng. Và đỉnh cao của tình cảm yêu thương của chị đối với chồng chị là việc chị đánh thắng tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Đó là một chiến thắng vẻ vang vì một người đàn bà chân yếu tay mềm lại chiến thắng và chiến thắng dễ dàng trước hai gã đàn ông.

=>Chính việc thương chồng, lo chồng bị đánh đã biến thành sức mạnh để chị chiến thắng hai tên cai lệ và người nhà lí trưởng, bảo vệ chồng mình.

2.
-so với nhân vật chính như ông giáo và lão Hạc, c.on c.hó vàng là nhân vật phụ các nhân vật khác là con người thì c.on c.hó vàng là nhân vật thuộc loài vật.
- Nhưng, chính c.on c.hó vàng mới là mấu chốt của tác phẩm làm nảy sinh tình huống đầy oái oăm của câu chuyện và làm bật lên những phẩm chất sâu kín, bền vững của nhân vật trung tâm là lão Hạc.

- Ứng xử với c.on c.hó vàng là vẻ đẹp sâu xa nhất của nhân vật lão Hạc .
+./Lão coi nó như một đứa con, rồi chăm chút cưu mang như một đứa cháu nội bé bỏng, côi cút: bắt rận, lão tắm, lão trò chuyện âu yếm.

+/Lão gọi là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Lão mắng yêu, lão cung nựng, dấu dí.
=>Cứ thế, ranh giới của sự phân đẳng người – vật (chủ sở hữu và vật bị chiếm hữu) đã bị xoá nhòa từ bao giờ. Dường như vật nuôi đã được người hóa.

+/Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão.
Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”.

+/“Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một c.o.n chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha

Qua đó, các vẻ đẹp của một người cha, người hàng xóm, người nông dân lương thiện đã tỏa sáng một cách bình dị, tự nhiên. Nhưng, cách ứng xử với c.on c.hó mới bộc lộ những nét đẹp sâu kín và bền vững nhất của lão Hạc: Đó là một nhân tính trong trẻo, hồn nhiên mặc dù cuộc sống có khốn khó đến đâu cũng không làm tha hóa được.
 
Top Bottom